Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích hiệu quả kinh tế từ việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008 - 2014
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1627

Phân tích hiệu quả kinh tế từ việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008 - 2014

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC HƯƠNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ

TỪ VIỆC TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP

TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2008-2014

Chuyên ngành : KINH TẾ HỌC

Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn: “Phân tích hiệu quả kinh tế từ việc trồng cao su trên

đất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008-2014” là nghiên cứu của chính bản

thân tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn bộ luận văn này hay những phần nhỏ trong luận văn này chưa từng

được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp tốt nghiệp ở nơi khác.

Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà

không được trích dẫn theo quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bằng cấp tốt nghiệp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Đức Hương

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc- Hiệu trưởng

Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài

nghiên cứu này, thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều nội dung quan

trọng, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô giáo

của Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, những người đã nhiệt tình giảng dạy, hướng

dẫn và tạo điều kiện cho tôi cũng như học viên trong lớp tiếp thu những kiến thức quý

báu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường. Cảm ơn các anh, chị, em học

viên trong lớp ME06 đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích và hỗ trợ tôi

trong quá trình học tập, nghiên cứu những năm qua.

Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, lãnh đạo và công chức

Chi Cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Bình Phước đã dành nhiều thời gian để giúp đỡ tôi

trong quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu và trao đổi nhiều vấn đề thực tế liên quan, hỗ

trợ tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo và đồng nghiệp trong cơ quan tôi

công tác đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi đi học và thực hiện nghiên cứu

này.

Xin trân trọng cảm ơn !

Học viên Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Đức Hương

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Việc chuyển đổi từ rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su là một trong các

giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội tại ngành nông lâm nghiệp ở nước ta

nói chung, địa phương Bình Phước nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình

chuyển đổi thời gian qua, một số vấn đề đặt ra cần được quan tâm giải quyết, như: có

nên đánh đổi một phần diện tích rừng tự nhiên lấy cây cao su hay không? hiệu quả

kinh tế của cây cao su như thế nào, đặc biệt là trong tình hình giá cả mủ cao su đang

xuống thấp như hiện nay? quyết định của chính quyền địa phương về việc chuyển đổi

có phải là quyết định đúng đắn?...

Để giải đáp những vấn đề đặt ra như trên, trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế

và những vấn đề liên quan đến đất đai nói chung, rừng và cây cao su nói riêng, tác giả

của nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng quá trình đầu tư trồng, chăm sóc, khai

thác cao su tại một số dự án chuyển đổi từ rừng tự nhiên nghèo kiệt đã được quy hoạch

là rừng sản xuất sang trồng cao su và dự án trồng cao su trên đất nông nghiệp tại tỉnh

Bình Phước. Từ kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của mô

hình chuyển đổi sang trồng cao su và mô hình giữ rừng; phân tích độ nhạy của lợi

nhuận đầu tư cây cao su theo chi phí đầu tư, sản lượng và giá mủ cao su trên địa bàn.

Kết quả nghiên cứu thể hiện: mô hình giữ rừng chỉ cho lợi nhuận 7,2 triệu

đồng/ha/năm và NPV (10%) đạt 15,5 triệu đồng, trong khi đó mô hình chuyển đổi

sang trồng cao su cho lợi nhuận 25,5 triệu đồng/ha/năm và NPV (10%) đạt 55,1 triệu

đồng nếu tính theo giá mủ cao su năm 2014 (năm 2008 lợi nhuận là 71,2 triệu

đồng/ha/năm, NPV(10%) là 280,5 triệu đồng); lợi nhuận cây cao su lệ thuộc nhiều vào

yếu tố giá cả mủ cao su trên thị trường.

Sau khi kết quả nghiên cứu khẳng định được việc chuyển đổi sang trồng cao su

cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc giữ rừng, tác giả tiếp tục thực hiện phỏng vấn

sâu, thu thập ý kiến của các cá nhân công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước và các

doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn, phân tích mức độ hài lòng với quyết định

chuyển đổi của chính quyền tại thời điểm năm 2009 và hiện nay. Kết quả phần lớn ý

kiến thể hiện hài lòng với quyết định của chính quyền vào năm 2009, trên 60% thể

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương iv

hiện không hài lòng hoặc ít hài lòng với quyết định tiếp tục chuyển đổi trong giai đoạn

hiện nay.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng thể hiện quyết định chuyển đổi của chính

quyền vào năm 2009 là đúng đắn, tuy nhiên, hiện nay cần xem xét, điều chỉnh cho phù

hợp, đặc biệt là nhằm khai thác tối đa lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu đối với từng loại

cây trồng trên đất đã được quy hoạch là đất rừng.

Từ kết quả phân tích trên, nghiên cứu đã kết luận một số nội dung như:

- Quyết định chuyển đổi từ rừng tự nhiên nghèo kiệt được quy hoạch thuộc rừng

sản xuất của chính quyền địa phương tỉnh Bình Phước năm 2009 là đúng đắn, phù hợp

với tình hình và điều kiện thực tế của Bình Phước tại thời điểm năm 2008-2009.

- Hiện nay, việc tiếp tục thực hiện chuyển đổi sang trồng cao su theo chủ trương,

quyết định của chính quyền địa phương vào năm 2009 cần được xem xét, điều chỉnh

một cách phù hợp.

- Hiệu quả kinh tế của cây cao su được trồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước tùy

thuộc nhiều vào yếu tố giá cả mủ cao su và sản lượng mủ cao su. Trong điều kiện giá

mủ cao su xuống thấp như hiện nay, cần thiết phải có sự điều chỉnh về diện tích và sản

lượng một cách phù hợp.

- Yếu tố chi phí về tiền thuê đất chỉ chiếm tỷ lệ 3,76% trong tổng chi phí bình

quân hàng năm của 01 ha cao su, mặc dù không có tác động nhiều đến lợi nhuận

nhưng nếu giá mủ cao su giảm liên tục như những năm qua thì chính quyền địa

phương cũng cần xem xét lại mức tăng tỷ lệ đơn giá tiền thuê đất sau mỗi chu kỳ thuê

đất 5 năm/lần như quy định hiện tại.

Bên cạnh kết luận trên, nghiên cứu cũng đã đưa ra một số kiến nghị, qua đó giúp

chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá và có giải

pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung, hiệu quả

kinh tế của cây cao su nói riêng.

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương v

MỤC LỤC

Lời cam đoan ………………………………………………………………..........

Lời cảm ơn ………………………………………………………………………..

Tóm tắt luận văn …………………………………………………………………

Mục lục ……………………………………………………………………………

Danh mục bảng ……………………………………………………………...........

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ……………………………………………………...

1.1. Lý do nghiên cứu………………………………………………………..

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu …………………………………………

1.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………..

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………

1.5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu …………………………………………...

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT …………………………………………….

2.1. Đất đai …………………………………………………………………..

2.1.1. Khái niệm về đất đai ……………………………………………..

2.1.2. Các chức năng cơ bản của đất đai ……………………………….

2.1.3. Tính chất đặc biệt của đất đai ……………………………………

2.1.4. Phân loại đất ………………………………………………………

2.2. Rừng …………………………………………………………………….

2.2.1. Khái niệm về rừng ………………………………………………..

2.2.2. Phân loại rừng ……………………………………………………

2.3. Lâm phần, trữ lượng lâm phần và tăng trưởng lâm phần ..…………….

2.3.1. Lâm phần …………………………………………………………

2.3.2. Trữ lượng lâm phần và phương pháp xác định trữ lượng lâm phần

2.3.3. Tăng trưởng lâm phần ……………………………………………

2.4. Nông nghiệp và đặc điểm của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp …

2.4.1. Khái niệm về nông nghiệp ……………………………………….

2.4.2. Đặc điểm của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp ……………

2.5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ……………………………………………

2.5.1. Khái niệm …………………………………………………………

i

ii

iii

v

viii

1

1

2

3

3

3

5

5

5

5

5

6

6

6

7

9

9

10

10

12

12

12

13

13

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương vi

2.5.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng ……………………

2.6. Cây cao su ………………………………………………………………

2.6.1. Đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su ………….

2.6.2. Quy định của pháp luật về phát triển cao su trên đất lâm nghiệp…

2.7. Hiệu quả kinh tế ……………………………………………………

2.7.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế ……

2.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ……………………………

2.7.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp …………

2.8. Phân tích mô phỏng (phân tích độ nhạy) ……………………………….

2.9. Các nghiên cứu trước ……………………………………………………

2.10. Tóm tắt chương ………………………………………………………..

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………..

3.1. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………

3.2. Cách thức chọn mẫu nghiên cứu ……………………………………….

3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ………………………………………….

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu …………………………………………

3.4.1. Phương pháp chuyên gia …………………………………………

3.4.2. Phương pháp phân tích thống kê …………………………………

3.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ……………………………………..

3.4.4. Phương pháp phân tích mô phỏng ………………………………..

3.5. Tóm tắt chương …………………………………………………………

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………..

4.1. Thực trạng quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phát triển cao su tại Bình

Phước giai đoạn 2008-2014 …………………………………………….

4.2. Hiện trạng và kết quả đầu tư tại 25 dự án chuyển đổi từ rừng tự nhiên

nghèo kiệt sang trồng cao su và 25 dự án trồng cao su từ năm 2008 trở

về trước đang trong giai đoạn khai thác …………………........................

4.2.1. Kết quả khai thác tận thu gỗ rừng tại 25 dự án chuyển đổi từ rừng

tự nhiên sang trồng cao su (dự án chuyển đổi)…………………….

4.2.2. Kết quả đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản của 25 dự án chuyển đổi..

4.2.3. Chi phí đầu tư hàng năm thời kỳ khai thác của 25 dự án trồng cao

14

15

15

16

16

16

17

22

22

24

27

29

29

30

31

31

31

31

34

34

35

36

36

38

38

40

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương vii

su từ năm 2008 trở về trước đang trong giai đoạn khai thác mủ …

4.2.4. Sản lượng mủ cao su tươi của 25 dự án trồng cao su từ năm 2008

trở về trước đang trong giai đoạn khai thác mủ …………………..

4.2.5. Ước sản lượng gỗ cao su sau thời kỳ khai thác mủ của 25 dự án

trồng cao su từ năm 2008 trở về trước …………………………….

4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu ……………………………………………

4.3.1. Phân tích thống kê mô tả ………………………………………….

4.3.2. Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế từ đất rừng tự nhiên nghèo

kiệt (mô hình giữ rừng) và đất rừng tự nhiên nghèo kiệt đã chuyển

đổi sang trồng cao su (mô hình chuyển đổi) ………………………

4.3.3. Phân tích độ nhạy lợi nhuận từ mô hình trồng cao su trên đất rừng

4.3.4. Phân tích kết quả phỏng vấn sâu …………………………………

4.3.5. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ……………………………………

4.4. Tóm tắt chương ………………………………………………………….

CHƯƠNG V: NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………

5.1. Nhận xét và kết luận ……………………………………………………

5.2. Kiến nghị ………………………………………………………………..

5.3. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu ………………………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………

PHỤ LỤC 1: Các biểu mẫu khảo sát, thu thập dữ liệu ……………………………

PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát thông tin phát triển cao su địa bàn tỉnh Bình Phước..

PHỤ LỤC 3: Tổng hợp kết quả khảo sát ………………………………………….

PHỤ LỤC 4: Các bảng dữ liệu khảo sát và kết quả phân tích dữ liệu ……………

41

42

43

44

44

46

51

56

67

69

71

71

73

74

76

81

81

83

85

87

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Chi NSNN cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình

Phước giai đoạn 2011- 2014 .................................................................

Bảng 4.2: Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Bình

Phước giai đoạn 2008- 2014 .................................................................

Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng và giá mủ cao su tươi trên địa bàn tỉnh Bình

Phước giai đoạn 2008-2014 ..................................................................

Bảng 4.4: Kết quả tận thu gỗ tại 25 dự án chuyển đổi …….………………….....

Bảng 4.5: Kết quả đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản của 25 DA chuyển đổi …….

Bảng 4.6: Chi phí đầu tư bình quân ha cao su thời kỳ khai thác mủ tại thời điểm

năm 2014 …………………………………………………………......

Bảng 4.7: Sản lượng mủ tươi của 25 dự án trồng cao su đang khai thác ………..

Bảng 4.8: Ước sản lượng và giá trị gỗ sau khai thác mủ tại 25 dự án trồng cao su

đang khai thác …………………………………………………….......

Bảng 4.9: Phân bổ theo địa bàn của các dự án mẫu được chọn …………………

Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của mô hình giữ rừng ………………………………

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cao su trên đất rừng tự nhiên

nghèo kiệt …………………………………………………………….

Bảng 4.12: So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 mô hình ……………………..…….

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu trung bình của 25 dự án chuyển đổi từ đất rừng sang

trồng cao su …………………………………………………………...

Bảng 4.14: Độ nhạy lợi nhuận từ mô hình trồng cao su trên đất rừng theo sản

lượng và giá bán mủ cao su tươi ……………………………………...

Bảng 4.15: Độ nhạy lợi nhuận theo sản lượng và chi phí ………………………...

Bảng 4.16: Độ nhạy lợi nhuận theo giá bán và chi phí ...........................................

Bảng 4.17: Kết quả phỏng vấn mức độ hài lòng tại thời điểm năm 2009 đối với

quyết định chuyển đổi …………………………………………….......

Bảng 4.18: Mức độ hài lòng tại thời điểm năm 2009 đối với quyết định chuyển

đổi theo khối cơ quan làm việc ……………………………………….

Bảng 4.19: Mức độ hài lòng tại thời điểm năm 2009 đối với quyết định chuyển

36

37

38

39

40

41

42

44

45

47

49

51

52

54

55

55

57

57

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương ix

đổi theo lĩnh vực hoạt động …………………………………………..

Bảng 4.20: Mức độ hài lòng tại thời điểm năm 2009 đối với quyết định chuyển

đổi theo chức vụ đảm nhiệm ………………………………………….

Bảng 4.21: Mức độ hài lòng tại thời điểm năm 2009 đối với quyết định chuyển

đổi theo đặc điểm sản xuất nông nghiệp ……………………………...

Bảng 4.22: Kết quả phỏng vấn về mức độ hài lòng hiện tại đối với quyết định

chuyển đổi …………………………………………………………….

Bảng 4.23: Mức độ hài lòng hiện tại đối với quyết định chuyển đổi theo khối cơ

quan công tác …………………………………………………………

Bảng 4.24: Mức độ hài lòng hiện tại đối với quyết định chuyển đổi theo lĩnh vực

hoạt động ……………………………………………………………..

Bảng 4.25: Mức độ hài lòng hiện tại đối với quyết định chuyển đổi theo vị trí

công tác ……………………………………………………………….

Bảng 4.26: Mức độ hài lòng hiện tại đối với quyết định chuyển đổi theo đặc

điểm sản xuất nông nghiệp …………………………………………...

Bảng 4.27: Kết quả phỏng vấn sự đồng ý với việc tiếp tục thực hiện quyết định

chuyển đổi trên diện tích đã được quy hoạch chuyển đổi ………........

Bảng 4.28: Sự đồng ý đối với việc tiếp tục thực hiện quyết định chuyển đổi theo

cơ quan làm việc …...............................................................................

Bảng 4.29: Sự đồng ý đối với việc tiếp tục thực hiện quyết định chuyển đổi theo

lĩnh vực hoạt động ……………………………………………………

Bảng 4.30: Sự đồng ý với việc tiếp tục thực hiện quyết định chuyển đổi theo vị

trí công tác ……………………………………………………………

Bảng 4.31: Sự đồng ý với việc tiếp tục thực hiện quyết định chuyển đổi theo đặc

điểm sản xuất nông nghiệp của gia đình ……………………………..

Bảng 4.32: Kết quả phỏng vấn về việc chuyển đổi diện tích rừng sản xuất là rừng

tự nhiên nghèo kiệt sang cây trồng khác không phải là cao su ………

Bảng 4.33: Phân tích ý kiến về việc chuyển rừng sản xuất sang cây trồng khác

không phải là cao su theo khối cơ quan làm việc …………………….

Bảng 4.34: Phân tích ý kiến về việc chuyển từ rừng sản xuất sang cây trồng khác

không phải là cao su theo lĩnh vực hoạt động ………………………..

58

58

58

59

59

60

60

60

61

61

61

61

62

62

63

63

63

Luận văn Thạc sĩ kinh tế GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc

SVTH: Nguyễn Đức Hương x

Bảng 4.35: Phân tích ý kiến về việc chuyển từ rừng sản xuất sang cây trồng khác

không phải là cao su theo vị trí công tác ……………………………..

Bảng 4.36: Phân tích ý kiến về việc chuyển từ rừng sản xuất sang cây trồng khác

không phải cao su theo đặc điểm sản xuất nông nghiệp …………….

Bảng 4.37: Các loại cây trồng được lựa chọn thay thế cho cây cao su …………...

Bảng 4.38: Kết quả phỏng vấn về việc chuyển từ cao su sang cây khác …………

Bảng 4.39: Phân tích ý kiến về việc chuyển từ cây cao su sang cây trồng khác

theo khối cơ quan làm việc …………………………………………..

Bảng 4.40: Phân tích ý kiến về việc chuyển từ cây cao su sang cây trồng khác

theo lĩnh vực hoạt động ………………………………………………

Bảng 4.41: Phân tích ý kiến về việc chuyển từ cây cao su sang cây trồng khác

theo vị trí công tác ……………………………………………………

Bảng 4.42: Phân tích ý kiến về việc chuyển từ cây cao su sang cây trồng khác

theo đặc điểm sản xuất nông nghiệp ………………………………….

64

64

64

65

65

65

66

66

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Phân tích hiệu quả kinh tế từ việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008 - 2014 | Siêu Thị PDF