Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích đột biến gen tARN và ND3 của ADN ty thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
753.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1960

Phân tích đột biến gen tARN và ND3 của ADN ty thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phân tích đột biến gen tARN và ND3 của ADN

ty thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng

Nguyễn Thị Ngọc Tú

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn ThS chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm; Mã số: 60 42 30

Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Hồng Thái

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng quan về đột biến Gen tARN và ND3 của ADN ty thể ở bệnh nhân ung

thư đại trực tràng: Ty thể; Ung thư đại trực tràng; Đột biến ADN ty thể và bệnh ung thư

đại trực tràng. Tiến hành nghiên cứu: Tách chiết ADN tổng số từ mô; Khuếch đaị đoaṇ

gen 10398 và đoạn gen 3243 ADN ty thể bằng PCR ; Phân tích RFLP; Điện di kiểm tra

sản phẩm PCR và sản phẩm cắt bằng enzym giới hạn; Tinh sạch ADN. Trình bày và đánh

giá các kết quả đạt được: Kết quả phân tích đột biến điểm A3243G của Gen tARN Ty thể

bằng kỹ thuật PCR-RFLP; Kết quả phân tích đa hình A10398G của Gen ND3 ADN Ty

thể bằng kỹ thuật PCR-RFLP.

Keywords: Sinh học thực nghiệm; Đột biến gen; Ung thư đại trực tràng; Ty thể; Di

truyền học hóa sinh

Content

MỞ ĐẦU

Ty thể là bào quan phổ biến ở các tế bào nhân chuẩn. Ty thể được coi là trung tâm năng

lượng của tế bào, ở đây diễn ra quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành năng lượng mà

tế bào có thể sử dụng được là ATP. Ngoài ra, ty thể còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá

trình chuyển hóa khác như apoptosis (quá trình tự chết của tế bào), điều khiển tín hiệu Calci,

điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào, tổng hợp nhân Heme, tổng hợp Steroid [32]. Cho

đến nay, người ta đã thống kê được trên 150 bệnh di truyền theo mẫu hệ khác nhau do ADN ty

thể quyết định. Các bệnh do rối loạn ADN ty thể thường được biểu hiện rất đa dạng, chúng có

thể liên quan đến rối loạn quá trình mã hóa protein hoặc đơn thuần chỉ là những đột biến do thay

đổi các nucleotide [57].

Trong vài năm trở lại đây, những rối loạn ty thể liên quan đến các bệnh ty thể được xem

là một trong những mục tiêu nghiên cứu cơ bản của di truyền học và y học. Đặc biệt, hướng

nghiên cứu sử dụng ADN ty thể như một chỉ thị sinh học đang phát triển nhanh chóng trong

nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến các bệnh chuyển hóa hiếm gặp, lão hóa, xác định các đặc

tính di truyền quần thể sử dụng các dấu chuẩn di truyền của mẹ… Trong số các lĩnh vực này phải

kể đến ung thư – đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.

Ung thư đại trực tràng là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, đứng hàng

thứ hai sau ung thư phế quản ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới. Trên thế giới có khoảng 3,5

triệu bệnh nhân mắc bệnh này và hàng năm có thêm khoảng 600000 trường hợp mới được phát

hiện [79]. Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng cũng chiếm một tỷ lệ cao, đứng thứ hai về tỷ lệ

mắc bệnh của ung thư đường tiêu hóa, chỉ đứng sau ung thư dạ dày. Để đạt được hiệu quả điều

trị tốt thì bệnh nhân cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Với sự phát triển của khoa học, ngày

nay nghiên cứu ở mức độ phân tử, trong đó có nghiên cứu về đột biến ADN ty thể, đang ngày

càng góp phần vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả.

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:

“Phân tích đột biến gen tARN và ND3 của ADN ty thể ở bệnh nhân ung thƣ đại trực

tràng”

với mục đích:

 Phát hiện đột biến gen tARN và ND 3 của ADN ty thể ở bệnh nhân ung thư đại

trực tràng bằng kỹ thuật PCR-RFLP.

 Đánh giá mối liên quan giữa đột biến gen tARN và ND 3 của ADN ty thể với các

đặc điểm lâm sàng của bêṇ h ung thư đại trực tràng ở người Việt Nam.

Đề tài được thực hiện tại phòng Proteomics và Sinh học cấu trúc thuộc Phòng thí nghiệm

Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Chƣơng 1- TỔNG QUAN

1.1. TY THỂ

1.1.1. Hệ genome ty thể

Ty thể có chứa ADN, do đó nó là một hệ di truyền tự lập khác với hệ di truyền của nhân

tế bào. ADN ty thể là phân tử sợi kép, dạng vòng có kích thước 16569bp, gồm hai chuỗi khác

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!