Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích, đánh giá thị trường EU và tình trạng hàng Việt tại thị trường EU.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU
1.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu (European Union – EU) hiện có 15 nước thành viên,
gồm: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúc Xăm Bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp,
Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Áo, ThuỵĐiển, Phần Lan. Tổng diện tích các nước EU
là 3,3 triệu km, tổng số dân khoảng 400 triệu người, tổng GDP khoảng 8.000 tỷ
USD. Trụ sở của EU được đặt tại Bruxelles (thủđô Bỉ). EU được quản lý bởi một
loạt các thể chế chung ( Nghị Viện, Hội đồng, Uỷ Ban, v.v…).
Bước khởi đầu của quá trình thành lập Liên minh Châu Âu là ngày
18/04/1951, Bỉ, Pháp, Italy, Hà Lan, Lúc Xăm Bua và CHLB Đức (tức Tây Đức) kí
Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu (CESC), nhằm tạo ra một
thị trường chung cho than, thép, quặng, sắt. Tiếp đó, ngày 25/07/1957, các nước
CESC kí Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), nhằm thiết
lập một thị trường chung về công – nông nghiệp, rồi thành lập Cộng đồng Năng
lượng Nguyên tử Châu Âu (CEEA) nhằm kiểm soát và phối hợp việc sử dụng năng
lượng và nghiên cứu nguyên tử. Từ ngày 1/7/1967, các cơ quan điều hành của
CESC, EEC, CEEA đã hợp nhất vàđược gọi chung là Cộng đồng Châu Âu ( EC ).
Tháng 12/1991, tại Maastrict (Hà Lan), nguyên thủ quốc gia các nước EC đã
quyết định và ngày 7/2/1992 đã kí Hiệp ước Liên minh Châu Âu , thường được gọi
là Hiệp ước Maastricht, đổi tên EC thành Liên minh Châu Âu ( EU ). Ngày
10/11/1993, Liên minh Châu Âu chính thức được thành lập.
Về Liên minh kinh tế, các nước EU đã tiến hành xoá bỏ kiểm soát giao lưu
vốn trong các nước thành viên, thành lập Viện tiền tệ Châu Âu năm 1945, thành lập
Ngân hàng Trung Ương Châu Âu năm 1998, và từ ngày 1/1/1999, đồng euro đã
Đặng Bích Diệp 1
chính thức trở thành đồng tiền chung cho 11 nước trong 15 nước thuộc EU. Khoảng
đầu năm 2002, đồng tiền chung Châu Âu EURO mới chính thức được đưa vào lưu
hành, thay thế cho các đồng tiền quốc gia các nước thành viên, với ýđồ xoá bỏ vị
tríđộc tôn của đồng USD trên thị trường thế giới. Khi Hiệp ước mở rộng EU có hiệu
lực (1/5/2004), EU sẽ trở thành khu vực kinh tế lớn trên thế giới với 25 nước thành
viên (10 ứng cử viên mới: Síp, Cộng hoà Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva,
Manta, Ba Lan, Slovalia, Slovennia), có tổng số dân lên tới gần 500 triệu người.
1.1.2. Vai trò của EU trên lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế
Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hoá và những bước tiến tới một
Liên minh Chính trịđã vàđang đem lại cho Liên minh Châu Âu một sức mạnh kinh
tế và chính trị to lớn trên thế giới.
Với khoảng 380 triệu người tiêu dùng và tổng giá trị GDP đạt 8.458 tỷ USD
năm 1999, đạt 7.837 tỷ USD vào năm 2000, EU đã tạo ra một thị trường quan trọng
của thế giới, đẩy mạnh thương mại giữa 15 nước thành viên và phụ thuộc nhiều vào
thương mại quốc tế. Tuy chỉ chiếm 6% dân số thế giới nhưng EU đã chiếm tới 1/5
trị giá thương mại toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thương mại mở lớn nhất thế giới
và là thành viên chủ chốt của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chiếm khoảng
40% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu (gồm cả kim ngạch xuất nhập khẩu)
Bảng: Tỷ lệ thị phần của EU trong mậu dịch thế giới.
(% xuất nhập khẩu)
1980 1985 1990 2000
Xuất khẩu
EU
Mỹ
Châu á - TBD
36,5
11,6
14,5
35,9
11,8
21,2
41,0
11,8
22,2
44,9
9,8
31,9
Nhập khẩu
EU
Mỹ
Châu á - TBD
39,7
13,2
8,0
35,1
19,1
11,6
41,0
15,0
13,7
49,2
10,3
35,1
Nguồn: WB, World Development Repot, 2000
2
Luận văn tốt nghiệp
Qua các việc làm thiết thực, EU đã có những đóng góp không nhỏđối với
việc phát triển thương mại thế giới. Khối lượng thương mại ngày càng tăng lên
đáng kể nhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU tăng lên hàng năm (năm 1998: 1.463,13
tỷ USD; năm 1999: 1,532,37 tỷ USD; năm 2000: 1.572,51 tỷ USD).
Kim ngạch nhập khẩu của EU năm 2000 là 757,852 tỷ USD trong đó 59,1%
là buôn bán trong nội bộ EU và 40,9% là từ các nước ngoài EU. Giá trị nhập khẩu
vào EU tăng trung bình 4%/năm, trong đó nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc chiếm
khoảng 50%.
Kim ngạch xuất khẩu của EU năm 2000 đạt 814,658 tỷ USD gồm xuất khẩu
giữa các nước thành viên với nhau chiếm 61,8%, phần còn lại là xuất khẩu ra bên
ngoài.
Từ những số liệu phân tích trên, chúng ta nhận thấy EU chiếm một tỷ trọng
lớn trong thương mại toàn cầu và có vai trò nổi bật trong Tổ chức Thương mại thế
giới, bất kì một sự suy giảm nào của nền kinh tế EU đều ảnh hưởng xấu đến hoạt
động thương mại toàn cầu.
1.2. ĐẶCĐIỂMCỦATHỊTRƯỜNG EU
1.2.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối
Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
EU gồm 15 thị trường quốc gia, nhưng 15 nước thành viên đều là những
quốc gia nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên cũng có những điểm tương đồng về
kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên
kháđồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có sở thích và thói quen tiêu dùng
khá thống nhất như: ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh. Mức sống
của người dân EU rất cao nên vấn đề là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không
phải là giá cả. Người dân EU chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu thị hiếu và
chất lượng theo ý của họ. Xu hướng tiêu dùng của người dân EU ngày nay đã thay
Đặng Bích Diệp 3
đổi từ hàng bền trước đây nay sang hàng sử dụng ngắn ngày, không thích sử dụng
đồ nhựa mà thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ hải sản hơn ăn thịt, yêu cầu về mẫu mốt
và kiểu dáng hàng hoá là những sản phẩm có chu kì sống ngắn hơn, giá rẻ hơn và
phương thức dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng EU yêu cầu rất khắt khe
về chất lượng vàđộ an toàn của sản phẩm nói chung, còn riêng đối với thực phẩm
thì chất lượng và vệ sinh là hàng đầu.
Thị trường EU về cơ bản cũng giống như một thị trường quốc gia, do vậy có
3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao,
chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt
nhất hoặc những mặt hàng hiếm vàđộc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở
mức trung bình, chiếm 68% dân số của EU, sử dụng hàng có chất lượng kém hơn
một chút so với nhóm 1 và giá cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở
mức thấp, chiếm hơn 10% dân số của EU, tiêu dùng những loại hàng hoá có chất
lượng và giá cảđều thấp hơn so với hàng của nhóm 2.. Đối tượng tiêu dùng hàng
Việt Nam là nhóm 2 và 3. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng
Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác ( Thái Lan, Indonesia,
Malaysia,v.v…).
Để xuất khẩu được hàng hoá vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam
không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng vàđảm bảo sản
phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo
kênh phân phối và hệ thống pháp luật của EU, nắm được hệ thống quản lý xuất
nhập khẩu.
Kênh phân phối
Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của
một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ
thống phân phối này là các Công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị,
các công ty bán lẻđộc lập, v.v…
4