Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HƯỚNG THƯƠNG MẠI CÙNG NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA FTA ĐÃ KÝ KẾT VÀ CÁC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
EU – VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”.
Báo cáo chuyên đề
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HƯỚNG THƯƠNG MẠI
CÙNG NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA FTA ĐÃ KÝ KẾT
VÀ CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM
PHÁT TRIÊN XUẤT KHẨU, HẠN CHẾ NHẬP SIÊU,
BẢO VỆ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC,
BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI
PGS.TS. Phạm Tất Thắng
Nguyên giám đốc Trung tâm thông tin & công nghiệp Việt Nam
Bộ Công Thương
Hà Nội, 11 - 2010
1
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HƯỚNG THƯƠNG MẠI CÙNG
NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA FTA ĐÃ KÝ KẾT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM PHÁT TRIÊN XUẤT KHẨU,
HẠN CHẾ NHẬP SIÊU, BẢO VỆ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, BẢO
VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI.
PGS.TS. Phạm Tất Thắng
Viện nghiên cứu Thương mại
Tóm tắt
Quá trình gia nhập FTA đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền
kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thương mại nói riêng. Bài viết tập trung
vào phân tích tác động của các cam kết trong FTA đối với thương mại Việt Nam
thông qua quá trình 1) Hiểu được các cam kết của Việt Nam trong FTA; 2) Quá
trình thực hiện của Việt Nam; 3) Đánh giá những Ảnh hưởng của việc thực hiện
các cam kết này trên các phương diện về bảo hộ thực tế đối với một số ngành
hàng, tới hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán của Việt Nam; 4) Đề
xuất các giải pháp nhằm thực hiện các cam kết FTA trong bối cảnh của Việt
Nam hiện nay.
I. Tóm lược các cam kết của Việt Nam trong các thỏa thuận khu vực
Mậu dịch tự do (FTA) đã ký thời gian vừa qua
1. Các cam kết trong khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Thỏa thuận AFTA được thực hiện từ năm 1996, nhưng Việt Nam chỉ thực
sự cắt giảm thuế quan từ năm 1999, khi mà các mặt hàng đầu tiên từ Danh mục
loại trừ tạm thời (TEL) được chuyển vào cắt giảm thuế quan theo quy định của
Hiệp định CEPT.
2
Theo quy định tại Hiệp định này (CEPT) các mặt hàng của Việt Nam
được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm 1: Các mặt hàng phải cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan
Các mặt hàng này có lộ trình giảm thuế từ năm 1996 và phải chạm mức 0-
5% vào năm 2006, xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2015, trong đó có một số ít mặt
hàng được thực hiện linh hoạt đến năm 2018.
Trong nhóm các mặt hàng này, có một số mặt hàng được thỏa thuận riêng,
cần lưu ý:
Các mặt hàng công nghệ thông tin (phù hợp với diện mặt hàng của WTO)
sẽ được xóa bỏ thuế ngày trong 3 năm 2008-2010.
- Các mặt hàng thuộc 12 lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
được xóa bỏ thuế quan sớm hơn 3 năm. Tức là phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan
vào năm 2012 thay vì vào năm 2015 như đa phần các mặt hàng khác trong nhóm
này. Trong số 12 lĩnh vực này có 9 lĩnh vực hàng hóa giữ vị trí quan trọng trong
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đó là: gỗ và sản phẩm gỗ, ô tô, cao su,
dệt may, nông sản, thủy sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế (bao gồm cả
thuốc men, thiết bị y tế).
Nhóm 2: Nhóm các mặt hàng nông sản nhạy cảm
Đó là những mặt hàng nông sản chưa chế biến như: gạo, hoa quả, thực
phẩm, đường v.v bao gồm 89 dòng thuế. Những mặt hàng này không phải xóa
bỏ thuế quan mà chỉ giảm thuế theo lộ trình bắt đầu từ năm 2004 xuống đạt mức
thuế cao nhất là 5% vào năm 2013; riêng mặt hàng đường vào năm 2010.
Ở đây có một lưu ý: các nước được phép tự xây dựng một danh mục các
mặt hàng để loại trừ khỏi phạm vi thực hiện CEPT (GEL) nhằm bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống,
chuẩn mực đạo đức, giữ gìn an ninh, quốc phòng. Thực chất đây là những mặt