Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích chỉ tiêu y tế hộ gia đình Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang 1
CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các nội dung về: lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu đề tài để cung cấp những vấn đề mang tính
tổng quát về đề tài nghiên cứu.
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo Grossman (1972a) sức khỏe là một phần của vốn con người. Con người
muốn học tập, làm việc, đóng góp vào sự phát triển xã hội phải có sức khỏe tốt. Vì thế,
đầu tư cho chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng đối với một quốc gia.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay, hệ
thống y tế đã được mở rộng và triển khai đồng bộ theo chương trình mục tiêu quốc gia,
người dân thuận lợi hơn khi tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản. Trong những năm gần
đây, dịch vụ y tế dần được nâng lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe mọi người.
Theo WHO (2014) trong giai đoạn từ 2004 đến 2012, tỷ trọng chi tiêu y tế của Việt
Nam có xu hướng tăng trong GDP: Từ mức 5,5% vào năm 2002 tăng 6,6% vào năm
2012. Gia tăng chi tiêu y tế trong GDP là yếu tố tích cực, song cấu trúc nguồn tài
chính bảo đảm cho các hoạt động y tế tại Việt Nam chưa phù hợp. Mặc dù tỷ trọng chi
phí từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi cho y tế ở Việt Nam đang có xu hướng
giảm trong những năm gần đây nhưng con số này luôn luôn cao hơn 50% (Jahr,
2013).
Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam được phát hiện ngày càng cao. Theo số
liệu thống kê của Tổng cục Thống kê điều trị nội trú gia tăng từ 5,7% năm 2002 lên
7,3% năm 2012, tỉ lệ điều trị ngoại trú tăng từ 14,2% năm 2002 lên 36% năm 2012.
Điều này chứng tỏ hộ gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng chi
phí cho khám chữa bệnh mà đặc biệt là chi phí cho bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Khi
chi phí từ tiền túi của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia
đình (là phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực, thực
phẩm) thì đó là chi phí y tế thảm họa. Tỉ lệ và số lượng các hộ gia đình ở Việt Nam
phải chịu chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế năm 2010 tương đối cao.
Chi phí thảm họa năm 2010 là 3,9 % và 862.661 hộ. Nghèo hóa năm 2010 là 2,5% và
563.785 hộ (Jahr, 2013)
Trang 2
Việc ban hành Luật BHYT năm 2008 và các chính sách ưu đãi về chăm sóc sức
khỏe cho người dân trong nhiều năm qua là sự quan tâm của Chính phủ đối với mục
tiêu an sinh xã hội của nước ta. Tuy nhiên, theo dự báo của Tổng cục thống kê (2011)
thì chỉ số già hóa của Việt Nam sẽ tăng cao trong những năm tới, là thách thức không
nhỏ của ngân sách và cũng là gánh nặng tài chính của hộ gia đình.
Đề tài nghiên cứu “Phân tích chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam” phân
tích các yếu tố và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến chi tiêu y tế của hộ gia
đình. Và để khuyến khích người dân chi tiêu y tế chăm sóc sức khỏe, các nhà hoạch
định chính sách cần đổi mới cơ chế, xây dựng chính sách như thế nào, mang lại hiệu
quả trong thực thi nhằm giảm dần tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách nhằm phát huy
vai trò của hộ gia đình trong việc chia sẻ chăm sóc sức khỏe cộng đồng gắn với phát
triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đề tài tập trung vào các mục tiêu
sau:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam.
- Mức độ tác động của các yếu tố lên chi tiêu y tế của hộ gia đình.
- Đề xuất một số giải pháp để chi tiêu y tế hiệu quả và nâng cao chất lượng
CSSK của hộ gia đình Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu cần giải quyết các câu hỏi
sau:
- Quyết định chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
- Mức độ tác động của các yếu tố lên chi tiêu y tế của hộ gia đình như thế nào?
- Cần có những giải pháp gì để chi tiêu y tế hiệu quả và nâng cao chất lượng
CSSK của hộ gia đình Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu y tế của hộ gia đình
Việt Nam.
Trang 3
Đối tượng khảo sát là hộ gia đình Việt Nam do Tổng cục Thống kê điều tra về
mức sống hộ gia đình trong năm 2014 ( VHLSS).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam bao gồm chi phí
khám chữa bệnh nội trú, khám chữa bệnh ngoại trú, các khoản chi mua BHYT, chi
mua dụng cụ y tế, thuốc điều trị, kể cả các khoản chi được nhà nước hỗ trợ trong năm
2014.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả xem xét các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu; xây dựng các
giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu để làm cơ sở cho việc phân tích. Phương
pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định lượng để giải thích cho mô hình
nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chi tiêu y tế của hộ gia
đình Việt Nam. Với dữ liệu phân tích là 9.397 hộ gia đình có chi tiêu y tế được trích
lọc từ bộ dữ liệu khảo sát mức sống của 36.081 hộ gia đình Việt Nam năm 2014.
1.6. Ý nghĩa đề tài
Đề tài kỳ vọng sẽ đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu về chi tiêu y tế của hộ
gia đình Việt Nam bởi tác động các yếu tố liên quan như: đặc điểm của hộ gia đình,
đặc điểm xã hội, điều kiện chăm sóc sức khỏe, sự hỗ trợ bên ngoài cho y tế. Thông qua
kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố lên chi tiêu y tế của hộ gia đình để
thấy các chính sách hiện nay của Nhà nước ta có liên quan đến các yếu tố đã tác động
đến việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, từ đó tác giả đề xuất giúp cho các nhà
hoạch định có giải pháp, ban hành chính sách đáp ứng thực tiễn, đi vào cuộc sống,
khuyến khích người dân chi tiêu y tế hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng CSSK của
hộ gia đình Việt Nam, giảm tỷ lệ chi từ tiền túi hộ gia đình theo xu hướng phát triển
hội nhập quốc tế.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu được trình bày theo năm chương. Các chương dự kiến
được trình bày như sau:
Chương 1- Giới thiệu: Nhằm giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao
gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu
của luận văn.
Trang 4
Chương 2- Cơ sở lý thuyết : Trình bày các khái niệm liên quan: Hộ gia đình,
chăm sóc y tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình, chi tiêu y tế của hộ gia
đình; Các lý thuyết : Lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết nhu cầu sức khỏe, lý
thuyết lựa chọn của người tiêu dùng, hành vi ra quyết định chi tiêu y tế hộ gia đình,
các yếu tố tác động đến chăm sóc sức khỏe và chi tiêu y tế. Một số nghiên cứu trước
đây của các tác giả khác nhau có liên quan đến vấn đề chi tiêu y tế của hộ gia đình
cũng được trình bày trong chương này.
Chương 3- Phương pháp nghiên cứu: xây dựng hướng tiếp cận nghiên cứu.
Từ hướng tiếp cận và các lý thuyết trình bày ở chương hai sẽ xây dựng mô hình nghiên
cứu với các kỳ vọng phù hợp. Phương pháp nghiên cứu và cách đo lường các biến
trong mô hình nghiên cứu cũng sẽ được trình bày cụ thể trong chương này.
Chương 4- Phân tích kết quả nghiên cứu: mô tả đặc điểm của các biến trong
mô hình, kết quả nghiên cứu định lượng, những thảo luận từ kết quả nghiên cứu. Giải
thích rõ những yếu tố tác động đến quyết định chi tiêu y tế của hộ gia đình Việt Nam.
Chương 5- Kết luận và khuyến nghị : Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên
cứu, nhận xét rút ra từ những kết quả nghiên cứu được tóm tắt và đề xuất một số giải
pháp đối với chính sách y tế Việt Nam. Đồng thời, chương này cũng chỉ ra những hạn
chế trong đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trang 5
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tác giả trình bày các nội dung về khái niệm và lý thuyết, những
nghiên cứu trước đây của các tác giả khác nhau có liên quan đến đề tài nghiên cứu về
chi tiêu y tế của hộ gia đình.
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Hộ gia đình
Theo Bộ luật dân sự (2005), hộ gia đình bao gồm các thành viên có tài sản
chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, là
chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này. Trong một hộ gia đình,
chủ hộ là người đại diện trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha hoặc
mẹ hoặc các thành viên khác trong hộ đã thành niên đều có thể là chủ hộ.
Haviland (1999) cho rằng hộ gia đình là một đơn vị xã hội bao gồm một hay
một nhóm người ở chung (cùng hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ
có từ hai người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi
chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất khái niệm gia đình bởi
những người trong một hộ có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng,
hôn nhân với nhau.
Hộ gia đình trong VHLSS là một số người cùng chia xẻ chỗ ở, thu nhập, chỉ
tiêu ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong đề
tài nghiên cứu.
2.1.2. Chăm sóc sức khỏe (CSSK)
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử
dụng có quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên không giống các loại dịch
vụ khác, CSSK có một số đặc điểm riêng: Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu
cầu CSSK mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên
người ta thường gặp khó khăn trong chi trả và các chi phí y tế không lường trước
được. Dịch vụ y tế là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) không thể
hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào
bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc
Trang 6
điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định.
Như vậy, người bệnh có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó người chữa
cho mình chứ không chủ động lựa chọn phương pháp điều trị. Mặt khác, do dịch vụ y
tế là loại hàng hóa gắn liền tới tính mạng con người và mặc dù không có tiền nhưng
vẫn phải KCB (Lê Quang Cường, 2004 trích bởi Huỳnh Lưu Anh Phương, 2014).
2.1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình
Nhu cầu CSSK là sự đòi hỏi, sự lựa chọn của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
đối với các dịch vụ y tế vào mục đích chăm sóc sức khỏe hoặc khám chữa bệnh cho
bản thân hay người nhà một cách tự nguyện, phù hợp với điều kiện của họ. Họ sẵn
sàng chi trả mức phí sử dụng các dịch vụ y tế cho nhà cung cấp ( trung tâm y tế, bệnh
viện, cơ sở y tế tư nhân, các phòng khám) theo yêu cầu. Ngược lại các nhà cung cấp
dịch vụ y tế cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến
hiện đại để đáp ứng nhu cầu đó. Nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) gắn liền với sự phát
triển kinh tế và trình độ phát triển của xã hội về mọi mặt, khi ngành y tế phát triển thì
nhu cầu KCB của nhân dân sẽ càng cao và rất đa dạng. Cuộc sống hiện đại ngày càng
được nâng cao kéo theo đó là tỷ lệ số người mang trong mình những căn bệnh hiểm
nghèo ngày một nhiều. Người ta dần quan tâm hơn đến sức khỏe của chính bản thân
mình và những thành viên trong gia đình. Mặt khác, ngày nay cùng với điều kiện phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, người dân đã có ý thức hơn trong việc CSSK cho bản
thân và gia đình, khi gia đình có người ốm đau là họ đã lo lắng và đi KCB bằng hình
thức này hay hình thức khác (mua thuốc điều trị, đến trạm y tế xã, đến phòng khám tư,
đến bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, bệnh viện tư nhân...) tùy theo điều kiện của mỗi
hộ gia đình. Như vậy là nhu cầu CSSK của người dân trong những năm gần đây ngày
càng gia tăng, làm cho tình trạng quá tải các bệnh viện, nhất là các bệnh viện chuyên
khoa tuyến Trung ương ngày càng trầm trọng (Trần Đăng Khoa, 2013).
Heller (1982) giải thích rằng nhu cầu CSSK bao gồm hai yếu tố cơ bản: yếu tố
hành vi và yếu tố sinh lý. Nhu cầu KCB được điều trị bởi các cơ sở y tế với hy vọng
chữa khỏi bệnh. Nhu cầu KCB bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm nhận của cá nhân về sức
khỏe: tần số bệnh và yếu tố kinh tế làm nền tảng cũng như bất cứ loại hàng hóa thông
thường khác: thu nhập và giá cả thị trường. Tuy nhiên, chi tiêu y tế có tồn tại khác biệt
lớn về chất lượng của các dịch vụ y tế khác nhau. Điều này, phản ánh vai trò của yếu
tố kinh tế (Heller, 1982). Nhu cầu CSSK phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự phổ biến của
Trang 7
các loại bệnh ở các vùng khác nhau và nhu cầu riêng biệt của từng bộ phận dân cư hay
dân tộc (PAHE, 2011).
2.1.4. Chi tiêu y tế của hộ gia đình
Theo Bộ y tế (2008), Chi tiêu y tế hộ gia đình là tổng số tiền hộ gia đình phải
chi cho tất cả các khoản có liên quan đến y tế bao gồm phòng bệnh, nâng cao sức khỏe
và khám, chữa bệnh. Chi tiêu y tế của hộ gia đình có thể là các khoản chi trả trước khi
bị ốm (mua BHYT), chi trực tiếp từ ngân sách của hộ gia đình khi sử dụng dịch vụ y tế
(thanh toán viện phí, chi mua thuốc điều trị, …), chi phí gián tiếp liên quan KCB tại
các cơ sở y tế công và tư nhân.
Theo VHLSS, chi tiêu y tế của hộ gia đình là các khoản chi tiêu khám chữa
bệnh nội trú, khám chữa bệnh ngoại trú, các khoản chi mua bảo hiểm y tế, chi mua
dụng cụ y tế, thuốc tự điều trị… trong vòng 12 tháng trước khi khảo sát.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) được nhà tâm lý học
Abraham H. Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A theory of
HumanMotivation.
Hình 2.1: Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow
Trang 8
Những nhu cầu của con người theo 5 tầng tháp, tầng đáy tháp là các nhu cầu cơ
bản, tiến lên cao hơn của tháp là những nhu cầu bậc cao. Khi các nhu cầu cơ bản được
thỏa mãn, con người có xu hướng muốn được thỏa mãn các nhu cầu cao hơn.
Tầng thứ nhất: Nhu cầu vật chất, đây là nhu cầu căn bản nhất trong 5 tầng nhu
cầu theo Maslow (Maslow, 1943).
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn: nơi cư trú, môi trường về an ninh, chăm sóc
sức khỏe,..
Tầng thứ ba: Nhu cầu tình cảm xã hội, là nhu cầu bậc cao của con người. Con
người luôn mong muốn được sự quan tâm của các thành viên trong xã hội như gia
đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… khi đó họ tự tin hơn để khẳng định vai trò, vị
trí của mình trong xã hội.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được tôn trọng
và được lắng nghe dù là người giàu hay nghèo, người lành lặn hay người khiếm
khuyết, nam hay nữ, trẻ con hay người già,…
Tầng thứ năm: Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển qua học tập, nghiên cứu,
lao động và sáng tạo để được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân và được xã hội công
nhận những đóng góp của chính bản thân.
Như vậy nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong đề tài nghiên cứu là một
trong những nhu cầu ở tầng thứ hai của tháp Maslow.
2.2.2. Lý thuyết nhu cầu sức khỏe
Mô hình yếu tố quyết định cho sức khỏe được đề xuất lần đầu tiên bởi
Grossman (1972b, 1999). Tác giả lập luận rằng “sức khỏe tốt” là một mặt hàng được
sản xuất bởi cá nhân và nhu cầu chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ nhu cầu cho một
sức khỏe tốt (Grossman 1972b, 1999). Theo như lập luận trên, mặt hàng “sức khỏe
tốt” được xem là một phần của vốn con người. Mặt hàng này xác định tổng thời gian
mà cá nhân có thể phân phối cho hoạt động sản xuất trên thị trường hoặc lĩnh vực phi
thị trường (Wale, 2008). Grossman (1972b) đã xây dựng mô hình cá nhân sử dụng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dùng thời gian trong cuộc sống để tạo ra sức khỏe cho
chính mỗi cá nhân. Với mô hình xây dựng, Grossman (1972b) giả định các cá nhân có
thể đầu tư để tạo ra sức khỏe tốt cho đến khi chi phí cận biên của việc tạo ra sức khỏe
Trang 9
bằng với lợi ích cận biên của nó.Trong khi đó, tình trạng sức khỏe được giả định ảnh
hưởng trực tiếp đến thời gian hoạt động tạo ra thu nhập của mỗi cá nhân.
Grossman (1972b) cũng cho rằng tất cả các cá nhân được sinh ra với một sức
khỏe ban đầu. Sức khỏe này có hai đặc tính quan trọng: Thứ nhất, mất đi theo thời
gian; thứ hai, có thể tăng lên nhờ vào hành vi đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe. Các
thông số đại diện trong mô hình là tỷ lệ khấu hao (đại diện theo độ tuổi), chi phí đầu tư
vào y tế (thể hiện qua giá cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe), mức thu nhập và trình độ
học vấn của mỗi cá nhân. Theo đó, nhu cầu sức khỏe tăng lên theo thu nhập, thu nhập
tăng lên đồng nghĩa với giá trị thời gian lao động tăng. Giáo dục cũng làm tăng cầu
cho sức khỏe. Một yếu tố được kỳ vọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chính là lối sống
của mỗi người. Lối sống thể hiện qua hành vi của mỗi người, người nào có hành vi tốt,
tuân thủ việc ăn uống điều độ, thường xuyên thăm khám sức khỏe,… sẽ có thể giữ
hoặc tăng sức khỏe, ngược lại có hành vi không tốt như thường xuyên hút thuốc, uống
rượu,… sẽ làm giảm sức khỏe của họ.
Theo Grossman (1972b, 1999) xây dựng hàm thỏa dụng như sau:
U = U (tHt,Zt), t – 0,1,…,n (2.1)
Trong đó:
Ht: Sức khỏe tại thời điểm t
t: Lợi ích tạo ra bởi một đơn vị sức khỏe
Ht= tHt: Sức khỏe đã tiêu thụ tại thời điểm t
Zt: Các hàng hóa tiêu thụ tại thời điểm t
n: Thời gian sống của một cá nhân
Grossman (1972b) tiếp tục xây dựng mô hình mô tả tình trạng sức khỏe thay
đổi khi được đầu tư như sau:
Ht+1 – Ht = It – tHt (2.2)
Trong phương trình: It _ đầu tư chăm sóc sức khỏe; t_ tỷ lệ khấu hao của sức
khỏe tại thời điểm t, t thay đổi theo tuổi tác của con người.
Nguồn gốc Tt và Zt được tạo ra bởi các phương trình: