Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích cấu trúc kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới dựa trên các bảng I-O của Việt Nam 1989, 1996, 2000 và 2005
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phân tích cấu trúc kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới dựa trên các bảng I-O của Việt
Nam 1989, 1996, 2000 và 2005
Chuyên đề: Khoa học - kiến thức kinh tế
Tạp chí số: Tạp chí Số 3 (Số 419)
Năm xuất bản: 2008
Trong vài thập kỷ gần đây, mô hình I-O và những biến thể của nó được áp dụng rộng rãi trong
hầu hết các nước trên thế giới cho nhiều mục đích khác nhau và đặc biệt việc áp dụng mô hình
này cho phân tích và dự báo về cấu trúc kinh tế của một đất nước hoặc một vùng đã trở thành
một đối thủ nặng ký trong việc lựa chọn các công cụ nghiên cứu.
Năm 1941, Wassily Leontief đưa ra mô hình I-O (còn gọi là mô hình cân đối liên ngành) trong công
trình “ cấu trúc của nền kinh tế Hoa kỳ”; từ đó đến nay việc phân tích cấu trúc kinh tế là một phần trong
báo cáo kinh tế của hầu hết các nước tiên tiến. Phân tích thay đổi về cấu trúc kinh tế được hiểu phân
tích sự thay đổi về chỉ số lan toả và độ nhậy của nền kinh tế theo các ngành kinh tế; ở đây, chỉ số lan
toả hàm ý mức độ quan trọng tương đối của một ngành đối với nền kinh tế, độ nhậy thể hiện mức độ
cần thiết tương đối của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đối với nền kinh tế. ở Việt Nam trong các báo
cáo phân tích thống kê kinh tế thường xem việc phân tích cơ cấu các ngành trong GDP như là phân
tích cơ cấu kinh tế, điều này không hoàn toàn chính xác và đôi khi vô nghĩa, các nhà làm chính sách
thực sự có thể không thấy được gì qua những phân tích kiểu này.
Hiện Việt Nam có 3 bảng I-O quốc gia chính thức được lập bởi Tổng cục Thống kê (1989, 1996,2000)
và bảng I-O, 1995 được cặp nhật bởi các chuyên gia thuộc nhóm tư vấn chính sách – Bộ Tài chính.
Phương pháp ứng dụng và các hạn chế khi ứng dụng mô hình
Áp dụng các quan hệ cơ bản của Leontief để tính toán các nhân tử như sau:
X= (I-A)-1
.Y (1)
và X=(I-Ad)-1
.Yd
(2)
Trong đó: X là véc tơ giá trị sản xuất, I là ma trận đơn vị, A là ma trận hệ số trực tiếp, các phần tử của
ma trận A bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu, Y là ma trận
sử dụng cuối cùng bao gồm tiêu dùng của hộ gia đình, tiêu dùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản gộp và
xuất khẩu thuần (xuất khẩu–nhập khẩu); Ad
là ma trận hệ số trực tiếp với các phần tử chỉ bao gồm sản
phẩm sản xuất trong nước và Yd
là ma trận sử dụng cuối cùng bao gồm tiêu dùng của hộ gia đình, tiêu
dùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản gộp và xuất khẩu.