Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích, bình luận quy định về tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và
quan hệ pháp luật nói riêng. Trong lĩnh vực kinh tế nếu tài sản luôn được coi
là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và trong
đời sống của con người thì sự tồn tại của các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ liên quan đến tài sản lại được coi là điều kiện cần thiết để giải
quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản đó. Bộ luật dân sự Việt Nam năm
2005 cũng đã có những quy định xung quanh vấn đề tài sản chính vì thế em
xin chọn đề tài: “Phân tích, bình luận quy định về tài sản trong Bộ luật dân
sự năm 2005” để tìm hiểu.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Những vấn đề chung về tài sản.
1. Khái niệm
Tài sản luôn được coi là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Khái niệm về tài sản chắc chắn đã
được hình thành từ rất lâu, gần như song song với lịch sử hình thành loài
người. Tài sản là một công cụ của đời sống xã hội nên khái niệm về tài sản
không phải là một khái niệm thuần túy có tính học thuật mà là một khái
niệm có tính mục đích cao. Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu
cần thiết của xã hội. Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá trị xã
hội.
Ta có thể hiểu tài sản là của cải được con người sử dụng. Theo nghĩa
này thì tài sản luôn biến đổi và phát triển cùng với sự thay đổi của thời gian,
của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con người về giá trị vật chất nên
phạm vi của tài sản qua mỗi thời kì lại được nhìn nhận ở một góc độ khác
nhau. Có thể nhận thấy tài sản là khách thể của quyền sở hữu, nó có thể là
đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả của các hoạt động sáng tạo
tinh thần.
Theo điều 163 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005: “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”
1
Trong đó vật được hiểu là bộ phận của thế giới khách quan mà con
người có thể cảm nhận được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý
nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận
của thế giới vật chất mà con người không kiểm soát, không chiếm hữu được
nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không tác động được vào nó. Do
đó, gió, không khí, mưa… thuộc về mặt vật chất nhưng không thể được coi
là tài sản về mặt pháp lí. Hơn nữa, là đối tượng của trong quan hệ pháp luật
phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ. Như vậy, muốn
trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện: là bộ phận của thế
giới vật chất, con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể
đang tồn tại hoặc hình thành trong tương lai.
Tiền theo kinh tế - chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng
làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền
hiện nay khi nó có giá trị lưu hành trên thị trường.
Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay,
đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nó
được hiểu là giấy tờ có trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và
chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay được tồn tại
dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối
phiếu, kì phiếu, công trái…Khác với tiền chỉ do cơ quan duy nhất là do
Ngân hàng nhà nước ban hành thì giấy tờ có giá có thể do rất nhiều cơ quan
ban hành như Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ty cổ phần,…; nếu
tiền luôn có mệnh giá nhất định, luôn lưu hành không có thời hạn, không ghi
danh thì giấy tờ có giá có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể
có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc
không ghi danh và việc định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá
cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền. Cần chú ý các loại giấy tờ
xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, giấy đăng kí ô tô,…
không phải là giấy tờ có giá.
Ngoài vật, tiền, giấy tờ có giá thì tài sản còn được xác định là quyền tài
sản và quyền tài sản được quy định tại điều 181 của Bộ luật dân sự 2005:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
2