Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich bi kich tinh than cua nhan vat ho
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
117.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1441

Phan tich bi kich tinh than cua nhan vat ho

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ

Bài làm

Nam Cao là nhà văn nổi tiếng với rất nhiều quan điểm nghệ thuật đặc sắc được

xem như tuyên ngôn của nền văn học Việt Nam. Tiêu biểu nhất phải kể đến câu: "Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh

trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những

kiếp lầm than và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong

lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời". Và trong tác phẩm Đời

thừa, một tác phẩm rất nổi tiếng viết về người trí thức trong xã hội cũ, nhà văn

đã tự mình bước vào bi kịch cuộc đời nhân vật Hộ để cảm nhận và cho ra một

tác phẩm đậm tính nghệ thuật và nhân văn sâu sắc. Câu chuyện là bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ mà tiêu biểu đó

là nhân vật Hộ. Vậy bi kịch là gì? Bi kịch là những mâu thuẫn xung đột trong

cuộc đời của một con người, một nhân vật và thông thường giải quyết mâu

thuẫn xung đột ấy là những kết thúc đầy đau thương hoặc một cái kết mở. Soi

vào nhân vật Hộ, ta thấy ở nhân vật này có hai cái bi kịch lớn cũng là bi kịch

chung của giới trí thức Thứ nhất, là bi kịch đớn đau của một nhà văn một nhà

tri thức, ở con người Hộ hiện lên với hình ảnh một chàng trai trẻ trung, có hoài

bão, có tài năng, muốn sống có ích, nhưng thực tế cuộc sống đã xô đẩy anh

thành một người vô ích, đời thừa. Hộ vốn là một người say mê văn chương và

trở thành một niềm say mê lý tưởng, nghèo trong xã hội cũ. "Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất". Ở chàng trai này niềm say mê văn chương còn tới mức "Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa". Nhưng

nếu niềm say mê ấy chỉ đến thế thì vẫn chưa lấy gì làm cao đẹp lắm, vẫn chưa

phải là một vẻ đẹp hoàn hảo duy mỹ của lý tưởng, điều khiến Hộ trở nên không

tầm thường trong lớp trí thức thời bấy giờ ấy là Hộ muốn sống có ích bằng văn

chương tâm huyết của mình. Nhân vật Hộ khác với các nhà văn đương thời viết

văn chương chỉ vì văn chương hay nghệ thuật chỉ là nghệ thuật, thì anh lại có

suy nghĩ và quan điểm hoàn toàn khác, anh mong rằng tác phẩm của mình phải

có ích cho xã hội, góp phần làm tốt đời đẹp đạo chứ không chỉ đơn thuần là thứ

giấy mực đẹp mà trống rỗng. Hộ luôn "băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ

làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời...", đó sẽ là tác phẩm chứa

đựng những cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, ca tụng

tình thương cao cả giữa con người với con người, khiến con người gần nhau

hơn. Nhưng trong thực tế, tất cả những cái gì Hộ hằng suy nghĩ và mong ước

trong bỗng chốc lại bị gạt đi bởi nỗi lo bình thường thậm chí là tầm thường đó

là cơm áo gạo tiền cho vợ, con. Hộ không thể để vợ con đói nheo nhóc được, trước chỉ có mình Hộ thì sao cũng được, nhưng bây giờ anh còn đèo vòng cả

mấy miệng ăn, cái lương tâm và trách nhiệm của người chồng, người cha

không cho phép anh làm như vậy. Và cũng chính cái trách nhiệm ấy đã đẩy Hộ

vào con đường viết những thứ văn chương nhạt nhẽo, nông cảm, chẳng có chút

tình cảm gì, đi xa hẳn so với lý tưởng của anh để cốt kiếm được đồng tiền nuôi

vợ con. Hộ đau đớn vì không được viết và không thể viết những tác phẩm mà

anh mong muốn bởi điều kiện và hoàn cảnh không cho phép anh ngồi ngẫm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!