Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich bai ca dao thang chap la thang trong khoai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Phân tích bài ca dao Tháng chạp là tháng trồng khoai
Hướng dẫn
“Tháng chạp là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng ba cày vỡ ruộng ra, Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng. Ai ơi cùng vợ cũng chổng, Chồng cày vợ cấy, trong lòng vui thay!
Tháng năm gặt hái đã xong, Nhờ trời một màu năm nong thóc đẩy. Nám nong đầy em xay em giã, Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo. Sang năm lúa tốt tiền nhiều, Em đem đóng thuế đóng sưu cho chồng. Đói no có thiếp có chàng, Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình” Bài ca dao gồm có 14 câu viết theo thể thơ lục bát có xen vào một khổ thơ song
thất lục bát. Hai lần tác giả chuyển đổi vần thơ (câu 6-7 và câu 12-13), nhưng
người đọc vẫn cảm thấy giọng điệu liền mạch, tự nhiên và truyền cảm. Hình ảnh người phụ nữ nông dân được nói đến trong bài ca dao rất dễ mến. Đó
là một người vợ còn khá trẻ, rất đảm đang tháo vát, bàn tính công việc làm ăn
với chồng, ước mơ được sống một cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Sáu câu đầu của bài ca dao liệt kê một số công việc đồng áng theo thời vụ. Từ
tháng chạp năm trước đến tháng 5 năm sau, mỗi tháng là một công việc đúng
mùa vụ. Ta thấy người vợ trẻ này nắm chắc nông lịch và công việc ruộng đồng, thời tiết. Chị đang bàn với chồng về việc trồng khoai, trồng đậu, trồng cà. Các
chữ “tháng”, chữ “trồng” được điệp lại ba, bốn lần đã làm cho vần điệu, âm
điệu của bài ca phong phú, uyển chuyển, nhịp nhàng như giọng nói dịu dàng
của người phụ nữ nhà quê hay lam hay làm: “Tháng chạp là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà” Công việc trồng trọt cứ diễn ra tuần tự theo ngày tháng. Một nếp sống dân dã
cần cù. Cuối năm, đầu năm, công việc trồng hoa màu cứ nối tiếp diễn ra khắp
mọi miền quê đất nước. Tháng chạp khô ráo thì trồng khoai; khoai vừa bén rễ, đón xuân về mà xanh mướt đồng làng, tốt tươi nhiều củ. Mùa xuân đã bao đời
nay là mùa sản xuất, là ngày hội xuống đồng của bà con dân cày Việt Nam. Giêng hai, thời tiết ấm áp, người nông dân đã đem công sức mồ hôi gieo trồng
cày cấy, đem lại màu xanh biêng biếc, ngọt ngào cho đồng quê. Chứ không
phải, không thể: “Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè…”
(Ca dao)
Tiếp theo người vợ trẻ nhắc nhở, bàn bạc với chồng hai công việc quan trọng
trong tháng 3, tháng 4 là cày vỡ và gieo mạ trước khi “mưa sa đầy đồng”. Cày
vỡ có nơi còn gọi là cày bở để xếp ải đón nắng mới đầu hè, một kinh nghiệm
sản xuất quý báu lâu đời của nhà nông quê ta, để làm cho đất đai tơi xốp, màu