Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và nấm phân giải cellulose trong dạ cỏ của bò ứng dụng sản xuất chế phẩm E.M xử lý phế thải :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và nấm phân giải Cellulose
trong dạ cỏ của bò ứng dụng sản xuất chế phẩm E.M xử lý phế thải.
Mã số đề tài: 184.MT02
Chủ nhiệm đề tài: Châu Thị Thảo My
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa Học Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường
Tp. Hồ Chí Minh, 06/2019
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các Thầy, Cô trong Viện
Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường – Trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu giúp chúng em hoàn
thành chương trình đào tạo và báo cáo tốt nghiệp.
Trong quá trình làm báo cáo có nhiều khó khăn đã giúp chúng em có những trải
nghiệm quý giá và nhiều bài bài học kinh nghiệm.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Lê Hồng Thía – giảng viên Viện
KHCN QL Môi Trường và thầy Trịnh Ngọc Nam – giảng viên Viện Công nghệ sinh
học và thực phẩm. Các Thầy, Cô đã giúp đỡ hướng dẫn chúng em tận tình để chúng em
hoàn thành báo cáo đúng thời hạn.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất nhưng vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót do chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cũng
như kiến thức còn hạn chế. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô
để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, chúng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 19 tháng 06 năm 2019
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
Tên đề tài:
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và nấm phân giải Cellulose trong
dạ cỏ của bò ứng dụng sản xuất chế phẩm E.M xử lý phế thải.
Mã số: 184.MT02
Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 Châu Thị Thảo My Viện KHCN & QLMT
Phân lập và tuyển chọn vi
sinh vật phân giải Cellulose
trong dạ dày bò ứng dụng sản
xuất thử nghiệm chế phẩm
EM xử lý phế thải nông
nghiệp.
2 Lâm Trúc Phương Viện KHCN & QLMT
Phân lập và tuyển chọn vi
sinh vật phân giải Cellulose
trong dạ dày bò ứng dụng sản
xuất thử nghiệm chế phẩm
EM xử lý phế thải nông
nghiệp.
3 Nguyễn Văn Đoán Viện KHCN & QLMT
Phân lập và tuyển chọn vi
sinh vật phân giải Cellulose
trong dạ dày bò ứng dụng sản
xuất thử nghiệm chế phẩm
EM xử lý phế thải nông
nghiệp.
Đơn vị chủ trì: Viện Khoa Học Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường
Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 08 năm 2018
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 01 năm 2019
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019
Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý).
Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 5 triệu đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển và chủ lực
nhất. Cùng với xu hướng phát triển, hằng năm lượng phế thải dư thừa trong quá trình
chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm là rất lớn và đa dạng về chủng loại. Đó cũng
là nỗi lo về các bãi chứa, đe dọa ô nhiễm môi trường với những địa phương có thế mạnh
về sản xuất nông nghiệp. Mặc dù ngày nay, nông nghiệp được cơ giới hóa, được chú
trọng nhưng nó để lại không ít hệ quả ảnh hưởng tới môi trường. Trước kia, khi chưa cơ
giới hóa trong nông nghiệp, các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, bẹ ngô…được tái
sử dụng. Ngày nay, đời sống con người càng tiến bộ hơn, các sản phẩm cung cấp cho
nông nghiệp ngày càng nhiều. Con người không còn chú trọng đến việc tái sử dụng
những phế phẩm nông nghiệp, vì thế những phế phẩm nông nghiệp này thường bị bỏ lại
ngay tại đồng ruộng sau khi thu hoạch, thậm chí bị đốt ngay tại ruộng gây hậu quả
nghiêm trọng tới môi trường đất, môi trường khí và ảnh hưởng các vấn đề nhân sinh xã
hội khác.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết cần giải quyết đó là triệt để việc tái sử dụng phế phẩm nông
nghiệp tạo sinh kế cho người nông dân đồng thời hạn chế mức độ ảnh hưởng tới môi
trường. Hiện nay, với ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường trên thị
trường có nhiều chế phẩm sinh học có khả năng xử lý phế thải nông nghiệp thành phân
bón hữu cơ được sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian xử lý vẫn chưa tối ưu do
thành phần phế thải chứa nhiều hàm lượng cellulose và hemicellulose khó phân hủy với
lý do này nhằm mục đích bổ sung kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn, nhóm
thực hiện đề tài “Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và nấm phân giải
Cellulose trong dạ cỏ của bò ứng dụng sản xuất chế phẩm E.M xử lý phế thải.”
2. Mục tiêu
- Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu một số đặc điểm của các chủng vi khuẩn
phân giải cellulose từ dịch dạ cỏ động vật nhai lại.
- Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu một số đặc điểm của các chủng vi nấm phân
giải cellulose từ dịch dạ cỏ động vật nhai lại.
- Khảo sát khả năng phân giải cenllulose của các chủng vi khuẩn và vi nấm sau khi
đã phân lập và tuyển chọn (ghi nhận khả năng phân giải theo thời gian)
- Định danh ít nhất 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng vi nấm có khả năng năng phân
giải cenllulose.
- Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm EM dạng lỏng.
- Thử nghiệm dùng chế phẩm EM xử lý phế phẩm nông nghiệp (rơm, trấu) có kết
hợp với các chủng vi sinh vật khác (ủ đối chứng với một loại chế phẩm sinh học ngoài
thị trường).
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Từ dạ dày của bò, lấy dịch mẫu tại 4 vị trí là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ lá khế,
ruột non.
Vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là ở dạ cỏ với 11 chủng vi khuẩn, tiếp theo là lá
khế với 9 chủng vi khuẩn và dạ tổ ong với 8 chủng vi khuẩn, bởi vì ở 3 túi này là nơi xảy ra
quá trình lên men. Trong tất cả các chủng vi sinh vật phân lập được thì có chủng X1 là chủng
vi khuẩn phổ biến nhất, xuất hiện ở tất cả các ngăn trong dạ dày của bò.
Trong 18 chủng vi khuẩn có khả năng tiết enzyme Cellulase có 11 chủng dạng cầu khuẩn
và 7 chủng dạng trực khuẩn, 1 chủng không di động và 17 chủng di động. Kết quả nhuộm
Gram trên 18 chủng thì có 7 chủng Gram- và 11 chủng Gram+.
Lá sách là khu vực có vi khuẩn phản ứng với lugol yếu hơn những khu vực còn lại.
Vùng 2 của dạ cỏ (Db) là khu vực có vi khuẩn phản ứng với lugol tương đối mạnh với tỷ lệ
D/d tương đối với nhau (2,86; 3,03; 2,56). Vi khuẩn phản ứng mạnh nhất với lugol T8 với tỷ
lệ D/d là 4,65, được phân lập từ dạ tổ ong. Vi khuẩn phản ứng yếu nhất với lugol là K1 với tỷ
lệ D/d là 1,12, được phân lập từ lá khế. Chọn 18 chủng phân giải Cellulose để tiến hành các
thí nghiệm tiếp theo, trong đó 6 chủng mạnh nhất sẽ được định danh bằng phương pháp PCR.
Hầu hết vi khuẩn phát triển tối ưu ở pH 7, trong đó có 1 số chủng sống ở khoảng pH rộng
5,5 – 9. Nấm phát triển tối ưu ở pH 5,5, không phát triển ở pH 9.
Vi khuẩn phát triển ở khoảng nhiệt độ 30 – 40oC, tối ưu nhất là 30oC.
Chọn 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm phân giải Cellulose mạnh nhất để tiến hành xác
định tên của chúng bằng phương pháp PCR.
Sản xuất được chế phẩm E.M từ 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm được tuyển chọn.
Thử nghiệm trên 3 loại phế phụ phẩm: rơm, lục bình và rau thải trong thời gian 4 tuần,
chế phẩm E.M xử lý hiệu quả nhất trên 2 loại phế phụ phẩm là rơm (48,34%) và lục bình
(59,00%).
5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Kết quả phân lập được 37 vi khuẩn và 4 nấm ít hơn số vi khuẩn được phân lập từ đất
của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy (69 vi khuẩn và 62 nấm) nhưng lại nhiều hơn tác giả Hoàng
Hải Yến (phân lập từ dạ dày bò được 25 vi khuẩn).
Khả năng phân giải Cellulose mạnh nhất là vi khuẩn T8 với tỷ lệ D/d = 4,65 cao hơn
nhiều so với vi khuẩn phân lập từ đất với tỷ lệ D/d = 2,4 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy .
Kết quả khảo sát đặc tính của vi sinh vật cho thấy chúng thuộc nhóm hiếu khí và tùy
nghi, phát triển tối ưu ở 30 – 40oC và pH từ 7 – 9. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Mông
Mạnh Linh phân lập từ bã nấm thì vi khuẩn hầu hết là chịu nhiệt với khoảng nhiệt độ từ 30 –
60oC và pH từ 4,5 – 10. Qua 2 kết quả nghiên cứu cho thấy điểm tương đồng là vi khuẩn thích
nghi tốt ở 30 – 40oC và pH tối ưu là 7.
Kết quả định danh vi sinh vật cho thấy hầu hết là thuộc chi Bacillus trong đó vi khuẩn
Bacillus Megaterium trùng với kết quả của tác giả Võ Văn Phước Quệ cũng phân lập từ dạ
dày bò.
Kết quả khảo sát tính đối kháng 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm đều không đối kháng
với nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp vì tất cả các chủng vi sinh vật đều được phân lập trong
dạ dày bò.
Sản xuất chế phẩm E.M với nồng độ vi sinh vật phân giải cellulose là 2,8.108
(CFU/ml)
đạt TCVN 6168:2002 đối với chế phẩm dạng lỏng vi sinh vật phân giải cellulose ≥ 1,8.108
(CFU/ml).
Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm E.M – F trên 3 loại phế phụ phẩm:
rơm, lục bình và rau thải. Kết quả thu được là rau thải có khả năng phân hủy tốt nhất (90,00%),
tuy nhiên ở các thùng ủ chứa rau thải còn lại cũng có hiệu quả tương tự: thùng ủ sử dụng chế
phẩm E.M Pro – 1 (90,67%) và thùng ủ không sử dụng chế phẩm (90,00%) nên không thể so
sánh hiệu quả xử lý trên nguồn phế phụ phẩm là rau thải. Vì vậy, có thể kết luận chế phẩm
E.M – F có hiệu quả xử lý tốt nhất trên hai loại phế phụ phẩm là rơm và lục bình với khả năng
phân hủy trong 4 tuần lần lượt là 48,34% và 59,00%.
Kết luận:
Từ dịch dạ dày bò phân lập được 37 chủng vi khuẩn và 4 chủng nấm. Trong đó có 18
chủng vi khuẩn và 3 chủng nấm có khả năng phân hủy Cellulose. Những chủng vi sinh vật
trong dạ dày bò có đặc điểm sau: thuộc nhóm ưa ấm (30 – 40oC), có khả năng di động, hiếu
khí hoặc tùy nghi, pH từ 7 – 9 (1 số sống được ở môi trường acid).
Định danh bằng phương pháp khuếch đại trình tự gen 16S rRNA và ITS và giải mã
trình tự gen. Kết quả xác định chính xác tên 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm với mức độ
tương đồng 96% - 100%. Kết quả đã tuyển chọn được 5 chủng vi khuẩn kính có đường kính
vòng phân giải/đường kính khuẩn lạc cao (Bacillus anthracis- D/d =2,74), Bacillus subtilisD/d = 4,65, Bacillus megaterium- D/d = 2,86, Acinetobacter calcoaceticu- D/d = 2,78,
Bacillus flexus- D/d = 2,81) và 2 chủng nấm (Aspergillus versicolor- D/d = 2,00, Aspergillus
terreus- D/d = 1,7).
Kết quả khảo sát tính đối kháng để sản xuất chế phẩm từ 5 chủng vi khuẩn và hai chủng
nấm đã được định danh là 100% các chủng vi khuẩn và nấm đều không đối kháng với nhau,
điều này hoàn toàn phù hợp vì tất cả các chủng vi khuẩn và nấm đều được phân lập từ dạ cỏ
bò. Sau đó tiến hành phối trộn sản xuất thử nghiệm chế phẩm E.M – F đã đạt được nồng độ
vi sinh vật phân giải cellulose trong chế phẩm là 2,8.108
(CFU/ml) phù hợp với TCVN
6168:2002 đối với chế phẩm dạng lỏng vi sinh vật phân giải cellulose ≥ 1,0.108
. Thử nghiệm
đánh giá hiệu quả xử lý chế phẩm E.M trên 3 loại phế phụ phẩm: rơm, lục bình, rau thải trong
thời gian 4 tuần đã đạt hiệu quả cao trên 2 loại phế phụ phẩm là rơm (48,34%) và lục bình
(59,00%).
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tóm tắt kết quả tiếng Việt:
Từ dịch dạ dày của bò phân lập được 37 chủng vi khuẩn và 4 chủng nấm. Trong đó có
18 chủng vi khuẩn và 3 chủng nấm có khả năng phân giải Cellulose, đa số chúng thuộc nhóm
hiếu khí và tùy nghi. Sau khi khảo sát nhiệt độ và pH cho thấy vi sinh vật phân giải Cellulose
thích nghi ở nhiệt độ từ 30 – 40oC, pH từ 7 – 9, trong đó có một số chủng thích nghi với môi
trường axit (X1, X2, X4, K1, K2, Da2, Db7, T7, N1, N2, N3, N4).
Kết quả giải trình tự gen bằng phương pháp PCR định danh đã tuyển chọn được 5
chủng vi khuẩn kính có đường kính vòng phân giải/đường kính khuẩn lạc cao (Bacillus
anthracis- D/d =2,74), Bacillus subtilis- D/d = 4,65, Bacillus megaterium- D/d = 2,86,
Acinetobacter calcoaceticu- D/d = 2,78, Bacillus flexus- D/d = 2,81) và 2 chủng nấm
(Aspergillus versicolor- D/d = 2,00, Aspergillus terreus- D/d = 1,7).
Kết quả của khảo sát khả tính đối kháng của các chủng vi khuẩn, chủng nấm trên môi
trường thạch PDA là 100% các chủng vi khuẩn và nấm đều không đối kháng với nhau. Tiếp
tục sản xuất thử nghiệm chế phẩm E.M – F từ 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm đã được định
danh đã đạt tiêu chuẩn theo TCVN 6168:2002. Sau đó thử nghiệm, đánh giá hiệu quả xử lý
trên một số loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rau thải, lục bình và rơm rạ, xác định được
chế phẩm E.M – F xử lý hiệu quả nhất trong thời gian 4 tuần với hai loại phế phụ phẩm nông
nghiệp là rơm và lục bình với hiệu quả xử lý lần lượt là 48,34% và 59,00%.
Tóm tắt kết quả tiếng Anh:
Results of isolation from cow-rumen were 37 bacteria and 4 fungi. There are 18 bacteria
and 3 fungi isolates possess CMC hydrolyzing ability, most of which are aerobic and
facultative. After examining the temperature and pH, cellulose-modified microorganisms
adapted to temperature ranging from 30 – 40oC, pH from 7 to 9, including some acid-adapted
species (X1, X2, X4, K1, K2, Da2, Db7, T7, N1, N2, N3, N4).
Results on selection of 5 strains of bacteria with diameter of resolution /high colony
diameters (Bacillus anthracis- D/d = 2,74, Bacillus subtilis- D/d = 4,65, Bacillus megateriumD/d = 2,86, Acinetobacter calcoaceticu- D/d = 2,78, Bacillus flexus- D/d = 2,81) and 2 fungal
strains (Aspergillus versicolor- D/d = 2,00, Aspergillus terreus- D/d = 1,7). Conducting the
antagonistic survey showed that most of the 7 strains of microorganisms identified were not
antagonistic. Mixing 5 strains of bacteria and 2 strains of fungi obtained E.M-F in accordance
with TCVN 6168:2002 with cellulose degradation microorganism concentration in the
composition of 2,8.108
(CFU/ml). The survey experiment evaluated the treatment efficiency
of EM-F in 4 weeks on 3 types of by-products: straw, water hyacinth and waste vegetables
showed that the treatment efficiency was 48,34% straw, water hyacinth 59,00%
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)
TT Tên sản phẩm
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký Đạt được
1
Bộ sưu tập giống vi khuẩn
và nấm có khả năng phân
giải cellulose cao.
5 chủng vi khuẩn
2 chủng nấm
Đạt
2
Chế phẩm E.M từ các
chủng vsv đã tuyển chọn
1 Đạt
3
Cơ sở dữ liệu về tập hợp
các chủng vi sinh vật có
khả năng phân giải
Cellulose
1 Đạt
4 Bài báo cấp trường 1 Đạt
Ghi chú:
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận
nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã cấp kính phí thực
hiện nghiên cứu theo đúng quy định.
- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo cáo.
(đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang cuối kèm
thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)
3.2. Kết quả đào tạo
TT Họ và tên
Thời gian
thực hiện đề tài
Tên đề tài
Tên chuyên đề nếu là NCS
Tên luận văn nếu là Cao học
Đã bảo vệ
Sinh viên Đại học
Châu Thị Thảo My 8 tháng Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật
phân giải cellulose trong dạ cỏ bò
ứng dụng xử lý rác thải nông nghiệp
06/2018