Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân lập và khảo sát đặc điểm các chủng vi sinh vật từ cá cơm nguyên liệu và sản phẩm nước mắm ở một số giai đoạn lên men:Đồ án tốt nghiệp Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM
PHẠM THỊ KIM XUYẾN
HUỲNH THỊ KIM NGÂN
HUỲNH THỊ THÚY HẰNG
PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CÁC
CHỦNG VI SINH VẬT TỪ CÁ CƠM NGUYÊN
LIỆU VÀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM Ở MỘT SỐ
GIAI ĐOẠN LÊN MEN
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã chuyên ngành: 52420201
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Kim Xuyến MSSV: 17099581
Lớp : DHSH13A Khóa: K13
Chuyên ngành : Công nghệ sinh học Mã chuyên ngành: 52420201
SĐT : 0854886617
Email : [email protected]
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Kim Ngân MSSV: 17037401
Lớp : DHSH13A Khóa: K13
Chuyên ngành : Công nghệ sinh học Mã chuyên ngành: 52420201
SĐT : 0868205141
Email : [email protected]
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Thúy Hằng MSSV: 17045441
Lớp : DHSH13A Khóa: K13
Chuyên ngành : Công nghệ sinh học Mã chuyên ngành: 52420201
SĐT : 0964348674
Email : [email protected]
Tên đề tài : Phân lập và khảo sát đặc điểm các chủng vi sinh vật từ cá cơm
nguyên liệu và sản phẩm nước mắm ở một số giai đoạn lên men
Người hướng dẫn : PGS.TS. Trịnh Ngọc Nam – ThS. Nguyễn Tất Sơn
SĐT : 0947911888
Email : [email protected]
Cơ quan công tác : Phòng Quản lí Khoa học và Hợp tác quốc tế. Trường Đại học
Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2020
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự giúp đỡ tận tình của Thầy Cô, gia đình và
bằng sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã hoàn thành nghiên cứu. Để đạt được kết quả
này, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Trịnh Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quý báo, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành
đề tài. Dù thầy rất bận với công việc giảng dạy nhưng thầy vẫn luôn theo dõi và tận
tình chỉ báo chúng tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Chúng tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Tất Sơn đã hỗ trợ chúng tôi về mặt kiến thức cũng
như về mặt kỹ năng sử dụng tốt các thiết bị để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Thầy
đã dành nhiều thời gian hướng dẫn để chúng tôi có thể hoàn thành được đề tài nghiên
cứu của mình.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô của Viện công nghệ sinh học và thực phẩm,
Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã cho tôi những kiến thức
quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chủ doanh nghiệp nước mắm Quang Minh, Cà Ná
tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi có cơ hội lấy mẫu và xử lí mẫu
để thực hiện nghiên cứu này.
Cuối lời chúng tôi xin kính chúc quý Thầy Cô và anh chị doanh nghiệp dồi dào sức
khỏe và thành công trong cuộc sống!
6
TÓM TẮT
Nước mắm được sản xuất theo phương pháp lên men truyền thống ở Việt Nam có
mùi vị thơm ngon đặc trưng. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là độ đạm không
cao, thời gian sản suất quá dài, năng suất thấp. Các nghiên cứu về phân lập vi khuẩn
và nấm men trong nguyên liệu sản xuất và các giai đoạn lên men nước mắm để cải
tiến chất lượng nước mắm của từng vùng còn hạn chế. Do vậy, nghiên cứu này
được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về các chủng vi khuẩn và nấm men trong
nước mắm cá cơm ở giai đoạn nguyên liệu ban đầu, lên men 1 tháng và lên men 2
tháng. Mẫu được thu nhận từ làng nước mắm truyền thống Cà Ná ở tỉnh Ninh
Thuận. Các chủng vi khuẩn và nấm men được phân lập từ cá cơm và sản phẩm lên
men ở một số giai đoạn được khảo sát đặc tính chịu mặn, khả năng phân giải protein
bằng enzyme protease ngoại bào và định danh theo khóa phân loài của Bergey. Kết
quả phân lập đã xác định có 12 chủng vi sinh vật trong mẫu nguyên liệu cá cơm, 7
chủng vi sinh vật trong mẫu ủ chượp 1 tháng và 6 chủng vi sinh vật trong mẫu ủ
chượp 2 tháng. Sau khi thực hiện định danh theo khóa phân loại vi khuẩn của
Bergey có 9 chủng thuộc nhóm I (Bacillus, Clostridium, Sporolactobacillus), 2
chủng thuộc nhóm III (Lactobacillus, Liseria, Kurthia), 1 chủng nhóm IV
(Corynebacterium, Propionibacterium, Arthrobacter), 7 chủng thuộc nhóm VI
(Micrococcus, Planacoccus, Staphylococcus), 3 chủng thuộc nhóm VIII
(Psedomonas, Alcaligenes, Halobacterium), 4 chủng thuộc nhóm XI (Neisseria,
Veillnella). Trong số các chủng vi khuẩn phân lập được thì thấy rằng khả năng chịu
mặn và khả năng phân giải protein của các chủng vi sinh vật chủ yếu thuộc phân
loài nhóm I (Bacillus, Clostridium, Sporolactobacillus) và nhóm VIII (Psedomonas,
Alcaligenes, Halobacterium) và nhóm VI (Micrococcus, Planacoccus,
Staphylococcus) trong mẫu nguyên liệu cá cơm và 2 giai đoạn ủ chượp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn và nám men được khảo sát có tiềm năng
ứng dụng tốt để tạo ra các chế phẩm vi sinh ứng dụng trong quá trình sản xuất nước
mắm truyền thống của Việt Nam.
7
MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................6
MỤC LỤC...................................................................................................................7
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................9
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................10
MỞ ĐẦU...................................................................................................................11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................15
1.1 Giới thiệu về nước mắm..............................................................................15
1.1.1 Giới thiệu nước mắm cá cơm................................................................15
1.1.2 Nguyên liệu sản xuất nước mắm ..........................................................15
1.1.3 Quy trình lên men nước mắm truyền thống..........................................17
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm ................................19
1.1.5 Hệ vi sinh vật có trong cá .....................................................................22
1.1.6 Hệ vi sinh vật có trong quá trình lên men nước mắm...........................23
1.2 Enzyme protease..........................................................................................23
1.2.1 Khái niệm protease ...............................................................................23
1.2.2 Cơ chế phản ứng của protease .............................................................26
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................27
CHƯƠNG 2 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...............................32
2.1 Vật liệu ........................................................................................................32
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................32
2.1.2 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ................................................................32
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................34
2.2.1 Phương pháp thu thập mẫu ...................................................................34
2.2.2 Phương pháp phân lập các loài vi sinh vật ..........................................34
2.2.3 Phương pháp quan sát hình thái đại thể ................................................34
2.2.4 Phương pháp nhuộm Gram ..................................................................35
2.2.5 Phương pháp phân loài vi sinh vật theo khóa Bergey .........................35
2.2.6 Phương pháp sàng lọc khả năng chịu mặn của các loài vi sinh vật......40
8
2.2.7 Phương pháp khảo sát khả năng phân giải protein . ...........................40
2.2.8 Phương pháp xử lí số liệu .....................................................................41
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................43
3.1 Kết quả phân lập ..........................................................................................43
3.2 Kết quả phân nhóm theo khóa phân loài Bergey.........................................45
3.3 Kết quả khảo sát khả năng chịu mặn ...........................................................54
3.4 Kết quả khảo sát khả năng phân giải protein...............................................59
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................68
4.1 Kết luận........................................................................................................68
4.2 Kiến nghị .....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................70
9
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Cơ chế xúc tác của enzyme protease.........................................................25
Hình 2. 1 Sơ đồ phân loài theo khóa Bergey đối với vi khuẩn Gram dương............36
Hình 2. 2 Sơ đồ phân loài theo khóa Bergey đối với vi khuẩn Gram âm.................37
Hình 3. 1 Sơ đồ phân loài theo khóa Bergey đối với nhóm Gram dương ................50
Hình 3. 2 Sơ đồ phân loài theo khóa Bergey đối với nhóm Gram âm......................53
Hình 3. 3 Biểu đồ tổng hợp khả năng chịu mặn của các vi sinh vật ở mẫu cá nguyên
liệu ở các nồng độ muối sau 22h nuôi cấy................................................................55
Hình 3. 4 Biểu đồ tổng hợp khả năng chịu mặn của các vi sinh vật mẫu ủ chượp 1
tháng ở các nồng độ muối sau 22h nuôi cấy .............................................................56
Hình 3. 5 Biểu đồ tổng hợp khả năng chịu mặn của các vi sinh vật ở mẫu ủ chượp 2
tháng ở các nồng độ muối sau 22h nuôi cấy .............................................................57
10
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Giá trị dinh dưỡng trong cá cơm...............................................................17
Bảng 2. 1 Thiết bị, máy móc được sử dụng trong nghiên cứu..................................32
Bảng 2. 2 Hóa chất và môi trường sử dụng ..............................................................33
Bảng 3. 1 Bảng mô tả hình thái khuẩn lạc các chủng vi sinh mẫu ủ chượp 1 tháng 44
Bảng 3. 2 Bảng mô tả hình thái khuẩn lạc các chủng vi sinh mẫu ủ chượp 2 tháng 44
Bảng 3. 3 Kết quả khảo sát khả năng sinh protease mẫu cá nguyên liệu..................60
Bảng 3. 4 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát khả năng sinh protease mẫu ủ chượp 1
tháng..........................................................................................................................63
Bảng 3. 5 Kết quả khảo sát khả năng sinh protease mẫu ủ chượp 2 tháng...............65