Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân cấp ngân sách và tham nhũng - Nghiên cứu định lượng cho các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1995 - 2016
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------
ĐẶNG PHƯƠNG THẢO
PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ THAM NHŨNG:
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHO CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1995 – 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------
ĐẶNG PHƯƠNG THẢO
PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ THAM NHŨNG:
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHO CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1995 – 2016
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn ‘‘Phân cấp ngân sách và tham nhũng: Nghiên cứu
định lượng cho các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1995 – 2016” là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2018
Đặng Phương Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Cô hướng dẫn PGS.TS. Hạ Thị
Thiều Dao đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu và dành nhiều
thời gian cho tôi từ giai đoạn chuẩn bị đề cương đến khi hoàn thành các nội dung
nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Võ Hồng Đức, người Thầy đầy
nhiệt huyết đã động viên, truyền cảm hứng cho tôi từ giai đoạn đầu tiên khi thực
hiện đề cương đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy Cô Khoa Đào tạo
Sau Đại học - Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin cảm ơn tất cả các bạn bè thân thuộc đã thường xuyên quan tâm,
động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc với tất cả người thân
trong gia đình của tác giả- nguồn động viên tinh thần cho tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành nhiệm vụ luận văn tốt nghiệp này.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2018
Đặng Phương Thảo
iii
TÓM TẮT
Tham nhũng từ lâu đã là một trong những tệ nạn xã hội tồn tại trong nhiều
quốc gia trên thế giới từ những nước kém phát triển cho đến cả các nước phát triển.
Trong những năm gần đây, khi các quốc gia đang dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
xây dựng lại bộ máy chính trị, pháp quyền thì vấn đề phòng chống tham nhũng càng
được quan tâm, nó là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình
tăng trưởng của một đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc nghiên cứu
tác động của phân cấp ngân sách đến tham nhũng của các quốc gia đang phát triển
được xem là cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang dần có những
phát triển mạnh mẽ. Để trả lời các câu hỏi về những yếu tố nào ảnh hưởng đến tham
nhũng và mức độ tác động của chúng đến tham nhũng tại các quốc gia đang phát
triển trong giai đoạn 1995-2016 như thế nào? Luận văn tiến hành nghiên cứu định
lượng về phân cấp ngân sách và tham nhũng của các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 1995 – 2016.
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng cho 125 quốc gia đang phát triển theo
dữ liệu của Qũy Tiền tệ Quốc tế và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn
1995-2016 bao gồm: Afghanistan, Albania, Algeria, Argentina, Angola, Antigua
and Barbuda, Armenia, Azerbaijan, Bahamas, Bahrain, Bangladesh, Barbados,
Belarus, Belize, Bénin, Bolivia, Bosna và Hercegovina, Botswana, Brasil, Brunei,
Bulgaria, Campuchia, Cameroon, Cabo Verde, Chile, Trung Quốc, Colombia,
Comoros, Costa Rica, Bờ Biển Ngà, Dominica, Cộng hòa Dominican, Ecuador, Ai
Cập, El Salvador, Guinea Xích Đạo, Fiji, Gabon, Gambia, Gruzia, Ghana, Grenada,
Guinée, Guiné-Bissau, Guyana, Honduras, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Iraq,
Jamaica, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Kosovo, Kuwait, Kyrgyzstan, Lào, Liban,
Liberia, Macedonia, Malaysia, Maldives, Mauritius, México, Moldova, Mông Cổ,
Montenegro, Maroc, Mozambique, Nepal, Nicaragua, Niger, Nigeria, Oman,
Pakistan, Palau, Panama, Papua New Guinea, Paraguay, Peru, Philippines, BaLan,
Romania, Nga, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Samoa, São Tomé and
Príncipe,Ả Rập Saudi, Senegal, Serbia, Seychelles, Sierra Leone, Quần đảo
iv
Solomon, Somalia, Sri Lanka, Nam Phi, Sudan, Suriname, Tajikistan, Tanzania,
Thái Lan, Togo, Tonga, Trinidad và Tobago, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan,
Uganda, Ukraina, UAE, Uruguay, Uzbekistan, Vanuatu, Venezuela, Việt Nam,
Yemen, Zambia, Zimbabwe, Cuba, Nauru, Triều Tiên và Nam Sudan. Phương pháp
bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square - FGLS)
được sử dụng trong nghiên cứu này để khắc phục lỗi cho các vấn đề tương quan
trong phân tích dữ liệu bảng. Trong điều kiện xử lý các vấn đề nội sinh, phương sai
sai số thay đổi, tự tương quan trong mô hình. Kết hợp phương pháp hồi quy bình
phương tối thiểu OLS( Ordinary Least Square) và các xét nghiệm cần thiết để đảm
bảo các mô hình nghiên cứu đáp ứng được tất cả các giả định OLS. Sử dụng hồi quy
OLS mà không xem xét vấn đề nội sinh sẽ dẫn đến ước lượng sai lệch và không phù
hợp.
Các kết quả đạt được từ nghiên cứu này cho thấy: (1) phân cấp ngân sách có
ý nghĩa thống kê trong việc xác định các cấp độ về tham nhũng. Tuy nhiên, những
tác động này là khác nhau tùy thuộc vào loại phân cấp và mức độ giám sát được đo
bằng sự tự do của báo chí; (2) Ở những nước có tự do báo chí, chính quyền địa
phương cần được khuyến khích để tự chủ trong việc chi tiêu tài chính của họ. Tuy
nhiên, ở các nước ít có tự do báo chí, chính quyền địa phương việc khuyến khích tự
chủ trong chi tiêu tài chính của họ sẽ dẫn đến khả năng tham nhũng cao. Trong
trường hợp không có tự do báo chí, phân bổ tài chính vẫn còn hiệu quả để kiểm soát
mức độ tham nhũng.
Nghiên cứu này đã cung cấp thêm một bằng chứng khoa học về tác động của
phân cấp ngân sách đến tham nhũng đối với các quốc gia đang phát triển. Do đó kết
quả nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài rất có ích, nó không những giúp cho các
quốc gia đang phát triển nhận thức được rõ hơn về những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến tham nhũng, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm, mà nó còn giúp cho
tất cả các quốc gia trên thế giới khắc phục những hạn chế để góp phần tạo nên một
đất nước có nền kinh tế, chính trị ổn định, phát triển bền vững.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ......................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1
1.1. Vấn đề và lý do nghiên cứu...........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..............................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................5
1.7. Tính mới của đề tài........................................................................................6
1.8. Kết cấu của luận văn......................................................................................6
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................8
2.1. Các khái niệm ................................................................................................8
2.1.1. Khái niệm về phân cấp............................................................................8
vi
2.1.2. Khái niệm về phân cấp ngân sách.........................................................10
2.1.3. Tham nhũng ..........................................................................................11
2.1.3.1. Khái niệm tham nhũng ......................................................................11
2.1.3.2. Cách đo lường tham nhũng ...............................................................13
2.1.3.3. Nguyên nhân của tham nhũng...........................................................15
2.1.4. Khái niệm về các nước đang phát triển ................................................16
2.2 Các lý thuyết liên quan ................................................................................18
2.2.1 Lý thuyết về phân cấp ngân sách..........................................................18
2.2.2 Lý thuyết về tham nhũng ......................................................................21
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan .................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................34
3.1. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................34
3.2. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................41
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................41
3.4. Quy trình hồi quy.........................................................................................42
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................42
3.5.1. Thống kê mô tả dữ liệu .........................................................................43
3.5.2. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ..............................43
3.5.3. Kiểm định Hausman .............................................................................43
3.5.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi...................................................44