Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phạm trù "Tâm" trong Phật giáo với đời sống đạo đức của người Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngô Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 49 - 53
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
PHẠM TRÙ "TÂM" TRONG PHẬT GIÁO VỚI ĐỜI SỐNG
ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngô Thị Lan Anh*
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
"Tâm" là một phạm trù cơ bản trong Phật giáo, nó góp phần quan trọng tạo nên giá trị văn hóa
Phật giáo. Triết lý về chữ "Tâm" trong Phật giáo có ý nghĩa sâu sắc, đã ảnh hưởng không nhỏ tới
đời sống đạo đức của con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại và cả tương lai.
Bên cạnh những tác động tích cực, cái "Tâm" Phật giáo khi ảnh hưởng tới đời sống đạo đức của
người Việt Nam cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần phải có những biện pháp thích hợp để
giúp người dân tin và đi theo Phật giáo với một tinh thần đúng đắn không vi phạm pháp luật, gây
mất ổn định xã hội.
Từ khoá: Phật giáo, Phạm trù "Tâm", đạo đức, đời sống đạo đức.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phật giáo vào Việt Nam từ khoảng những
năm đầu công nguyên và trở thành tôn giáo
lớn nhất ở nước ta.
Người Việt Nam tìm nhiều tới đạo Phật bởi
nhiều lý do khác nhau, song có lẽ, lý do lớn
nhất chính bởi đạo Phật là "Đạo Tâm". "Tâm"
là cái cốt lõi nhất trong con người và trong
mọi hành động của con người. Phật tổ từng
dạy: "Phật là tâm, tâm là Phật". Chữ "Tâm"
của Phật giáo có nội dung vô cùng phong phú.
Nó đã tác động lớn tới mọi mặt đời sống tinh
thần của con người ở nước ta hiện nay, đặc
biệt là sự tác động tới đời sống đạo đức.
Vị trí phạm trù "Tâm" của Phật giáo trong
đời sống đạo đức người Việt Nam
Ngay từ khi vào Việt Nam, để thích ứng với
xã hội Việt Nam hiện nay, Phật giáo đã hấp
thụ nhiều tư tưởng, triết lý, những quy phạm
đạo đức khác nhau để không ngừng hoàn
thiện quy phạm và giáo luật của mình.
Phật giáo Việt Nam đã chú trọng nhiều tới đời
sống hiện thực nơi trần thế, từng bước hướng
con người tới việc tìm kiếm hạnh phúc thực
sự trong cuộc sống hiện tại, chứ không phải
chỉ là hạnh phúc bằng đền bù ở kiếp sau. Các
giáo lý nhà Phật tập trung nhấn mạnh vào
việc xây dựng một cuộc sống công bằng, bình
đẳng và tốt đẹp, gắn kết giữa tín ngưỡng với
cải thiện tình trạng xã hội hiện thực, góp phần
cải thiện đời sống tinh thần của một bộ phận
quần chúng, biến “ Phật pháp là đời sống, đời
sống là Phật pháp”. Trong những nguyên lý
Tel: 0913349907 , Email:
của nhà Phật, cái chi phối tới đạo đức con
người Việt Nam chủ yếu qua các quan niệm
về nghiệp, luân hồi, nhân- quả.
Theo thuyết nhân- quả, mọi hoạt động của
con người đều để lại một kết quả nhất định,
trong đó nhân có trước quả và phụ thuộc vào
nhân theo kiểu: gieo nhân lành gặt quả thiện
hay "gieo gió gặt bão". Và tuỳ thuộc vào việc
con người tạo ra nguyên nhân như thế nào thì
họ sẽ lãnh nhận kết quả tương xứng, điều này
nhà Phật gọi là nghiệp báo.
Nghiệp theo Phật giáo có ba phần: Thân,
Khẩu, Ý. Ý tức là "Tâm", là phần quan trọng
nhất, nó quy định mọi hành vi đạo đức trong
con người. Bởi đạo đức xuất phát từ nghiệp
mà ra. Mà trong nghiệp, "Tâm" là cái chỉ đạo,
chi phối hành vi đạo đức, lối sống của con
người. Từ "Tâm" mình, con người sẽ tạo ra
nghiệp thiện hay ác. [2]
Do đó, khi Phật giáo vào Việt Nam, trong các
quan niệm về nghiệp, luân hồi, nhân- quả thì
phần ý (Tâm) trong nghiệp đã có ảnh hưởng sâu
sắc tới đời sống đạo đức của người Việt Nam.
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là tổng hợp
những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội
mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành
vi, hoạt động của mình sao cho phù hợp với
lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã
hội, trong mối quan hệ giữa con người với
con người, giữa cá nhân với xã hội.
Cái "Tâm" (ý) trong quan niệm của Phật giáo
chính là một trong những yếu tố tác động lên
đạo đức thông qua nhân- quả, luân hồi,
nghiệp là rất lớn. Bởi, trong Phật giáo, mọi