Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phái đoàn chính phủ việt nam cộng hòa tại hội nghị paris (1969-1973)
PREMIUM
Số trang
65
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1629

Phái đoàn chính phủ việt nam cộng hòa tại hội nghị paris (1969-1973)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Phái đoàn chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại

hội nghị Paris (1969-1973)

Sinh viên thực hiện : Tạ Thị Sáng

Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Mạnh ồng

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử nhân

loại. Sau năm 1954, thực hiện chiến lược “lấp chỗ trống” Mĩ thay chân Pháp nhảy

vào xâm lược Việt Nam. Âm mưu của Mĩ là biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới

và căn cứ quân sự, ngăn chặn làn sóng giải phóng dân tộc đang dâng cao trên thế giới.

Mĩ đã dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

với nền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa (1956-1963) và nền Đệ nhị cộng hòa do Nguyễn

Văn Thiệu đứng đầu (1967-1973). Dù là Đệ nhất hay Đệ nhị, là Ngô Đình Diệm hay

Nguyễn Văn Thiệu thực chất đều là công cụ để thực hiện mục đích xâm lược của Mĩ,

đều chống lại cách mạng, chống lại nhân dân và việc thống nhất nước Việt Nam trong

đó có chống phá việc triệu tập Hội nghị Paris và Hiệp định Paris.

Hội nghị Paris là một cuộc đấu tranh lâu dài trên mặt trận ngoại giao giữa Việt

Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ

và Việt Nam cộng hòa. Mỗi bên tham gia Hội nghị đều có những yêu cầu và quan

điểm riêng. Vì vậy tìm hiểu về Phái đoàn chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại hội nghi

Paris giúp chúng ta làm sáng tỏ bản chất xâm lược của Mĩ ở miền Nam Việt Nam,

qua đây hiểu hơn bản chất của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa – Nhà nước tay sai đắc

lực cho đế quốc Mĩ.

Với ý nghĩa như vậy, tôi chọn đề tài: “Phái đoàn chính phủ Việt Nam Cộng hòa

tại hội nghị Paris (1969-1973)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến đề tài đã có một số công trình nghiên cứu đề cập ở những mức độ

khác nhau:

Cuốn Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 của Bộ ngoại giao đã trình bày một cách

khái quát quá trình đấu tranh ngoại giao của Đảng ta trong thời kì 1968-1973, nêu bật

vị trí, vai trò và ý nghĩa lịch sử của việc kí kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến

tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ trong cuốn: Các cuộc thương lượng của Lê Đức

Thọ - Kissinger tại Paris đã tái hiện một cách cụ thể diễn biến các cuộc thương lượng

bí mật giữa Lê Đức Thọ - cố vấn đặc biệt của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

và đại diện của chính phủ Hoa Kỳ là Kissinger.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có tham khảo một số khóa luận tốt nghiệp

của Trần Thị Minh Lệ: Nền Đệ nhị Cộng hòa và sự sụp đổ của nó (1965-1975); của

Trương Trung Phương: Cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam dân chủ cộng hòa

tại Hội Nghị Pari (1968-1973)... các khóa luận trên đã đề cập đến bối cảnh, nội dung

của Hội nghị Paris

Cuốn nước Mĩ từ Rudơven đến Nixon (1996) của Perter A.Bluler; Những bí mật

của cuộc chiến tranh Việt Nam của Philip.B.Davitson (1995); Việt Nam cuộc chiến

thất bại của Mĩ của Joe Allen (2009)… cũng đã đề cập một số khía cạnh liên quan

đến chiến tranh Việt Nam

Ngoài ra một số hồi kí của các tướng lĩnh Sài Gòn như: Sụp đổ và tự thú (1985)

của Trần Mai Hạnh, cuốn Đọc hồi kí các tướng tá Sài Gòn (2000) của Mai Nguyễn…

cũng đã phác họa một số nét về chế độ Việt Nam cộng hòa, đặc biệt là nguyên nhân

dẫn đến sự sụp đổ của nó.

Những tác phẩm trên đây thực sự là nguồn tư liệu bổ ích giúp tôi trong quá trình

nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài: “Phái đoàn chính phủ Việt Nam cộng hòa tại Hội nghị Paris

(1969-1973)” Tôi mong muốn làm sáng tỏ lập trường của các phái đoàn tham gia Hội

nghị. Đặc biệt là những yêu cầu và quan điểm của Chính phủ Việt Nam cộng hòa đối

với vấn đề miền Nam Việt Nam tại hội nghị Pari (1969-1973).

Thực hiện đề tài này tôi còn mong muốn hiểu sâu sắc hơn về các cuộc đàm phán

trong quá trình diễn ra hội nghị Paris, từ đó thấy được nghệ thuật tấn công địch trên

lĩnh vực ngoại giao của Đảng ta

4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động, lập trường, quan điểm và thái

độ của Phái đoàn chính phủ Việt Nam cộng hòa tại Hội Nghị Pari (1969 - 1973)

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa, nền Đệ nhị

cộng hòa, quá trình đàm phán, những yêu cầu và quan điểm của Việt Nam cộng hòa

về vấn đề miền Nam Việt Nam tại Hội Nghị Pari (1069 - 1973), đồng thời làm rõ

quan điểm lập trường của các bên liên quan.

5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng tài liệu từ sách, báo, tạp chí… ngoài ra

tôi có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số khóa luận tốt nghiệp. Chúng tôi cũng

khai thác tư liệu trên mạng Internet.

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lênin, lập trường của Đảng ta để đánh giá sự kiện, nhân vật. Sử dụng phương

pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, tổng hợp… để rút ra những

kết luận khoa học.

6. óng góp của đề tài

Thực hiện đề tài này, mong muốn của tôi là tập hợp các nguồn tài liệu làm rõ

những yêu cầu và quan điểm của chính phủ Việt Nam cộng hòa tại hội nghị Paris

(1969 - 1973), hiểu sâu sắc lịch sử ngoại giao Việt Nam. Những kết luận của đề tài là

nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm.

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận

gồm hai chương:

Chương 1: Vài nét về nhà nước Việt Nam cộng hòa

Chương 2: Phái đoàn chính phủ Việt Nam cộng hòa tại hội nghị Pari

C ƢƠN 1

V NÉT VỀ N NƢỚC V ỆT NAM CỘN HÒA

1.1. Nền ệ nhất Việt Nam cộng hòa

1.1.1. Sự thành lập của nền Đệ nhất Việt Nam cộng hòa

Hiệp định Giơnevơ về “Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương”

được kí kết ngày 21-7-1954 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Hiệp

định đã kết thúc hơn 100 năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta. Tuy nhiên

theo hiệp định, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam-Bắc ;ấy vĩ tuyến 17

làm (sông Bến Hải, Quảng Trị) làm biên giới tạm thời và việc thực hiện thống nhất

đất nước sẽ diễn ra vào năm 1956 dưới sự giám sát của quốc tế

Ở phía bắc vĩ tuyến 17, miền Bắc Việt Nam do Chính phủ Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp quản. Sau hiệp định miền Bắc sạch

bóng quân thù, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. chúng ta tuân thủ chấp hành mọi

điều khoản của Hiệp định Giơnevo như: tập kết quân ra Bắc, giải thể chính quyền các

cấp v.v…

Về phía Pháp, tuy phải từ bỏ tham vọng quân sự ở Đông Dương nhưng Pháp vẫn

hi vọng giữ được một số căn cứ quân sự, duy trì ảnh hưởng về chính trị, văn hóa, xã

hội.

Đối với Mĩ, với dã tâm thôn tính Đông Dương từ trước từ năm 1950 Mĩ bắt đầu

viên trợ cho Pháp với số lượng ngày càng tăng. Năm 1950 là 17%, thì đến năm 1953

tăng lên 73%. Âm mưu của Mĩ là từng bước hắt cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương “Có

thể nói ở Đông Dương viện trợ của Mĩ thấm đến đâu thì bàn tay của Mĩ cũng với tới

đến đó” [22;tr5]. Và thực tế sau Hiệp định Giơnevo năm 1954, Mĩ chính thức gạt

Pháp và nhảy vào miền Nam. Những năm 1954 -1955 là thời kì đặc biệt của lịch sử

miền Nam. Đó là thời gian giao thời giữa chủ nghĩa thực dân kiểu cũ (của Pháp) và

chủ nghĩa thực dân kiể mới (của Mĩ).

Âm mưu cơ bản và xuyên suốt của Mĩ ở miền Nam nước ta là: “Tiêu diệt bằng

được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam Việt Nam chia cắt

lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ

quân sưh của Mĩ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam

Á đồng thời lấy miền Nam Việt Nam làm căn cứ để tấn công miền Bắc tiền đồn chủ

nghĩa xã hội ở Đông Nam Châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng

này, bao vây và uy hiếp các nước chủ nghĩa xã hội khác” [22; tr5].

Để thực hiện được âm mưu đó, Mĩ phải xây dựng một chính quyền thân Mĩ thay

cho chính quyền thân Pháp của Bảo Đại.

Việt Nam cộng hòa là nhà nước Mĩ - Ngụy được lập nên ở phần lãnh thổ phía

Nam vĩ tuyến 17 được tổ chức theo mô hình nhà nước Cộng hòa đại nghị. Nhà nước

này tồn tại từ năm 1955 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm và sụp đổ năm 1975

dưới thời Tổng thống Dương Văn Minh.

Danh xưng “Đệ nhất Việt Nam cộng hòa” chỉ xuất hiện sau năm 1967, khi nền

“Cộng hòa Đệ nhị” ra đời.

“Đệ nhất cộng hòa” ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Sau khi về nước

nhận nhiệm vụ thiết lập nên một nhà nước tay sai của Mĩ, Diệm gặp rất nhiều khó

khăn. Trong vùng lực lượng cách mạng rút đi người Pháp còn giữ quyền hành kiểm

soát quân đội quốc gia Việt Nam, các lực lượng giáo phái Cao Đài có 2 triệu tín đồ

với quân đội 20.000 người và nắm quyền kiểm soát chính trị đối với phần lớn đồng

bằng Sông Cửu Long, lực lượng Hòa Hảo với 1triệu tín đồ và 15000 quân kiểm soát

vùng Tây-Bắc Sài Gòn được Pháp tài trợ lực lượng cảnh sát, guồng máy kinh tế và tài

chính cũng do Pháp nắm giữ. Ngoài ra Diệm còn phải đối mặt với phái Bình Xuyên -

một tổ chức chính trị kiểu Maphia do tướng Lê Văn Viễn ( Bảy Viễn ) cầm đầu với số

quân đội 25000 người nắm quyền điều khiển lực lượng cảnh sát thành phố. Tiếp đó là

các đảng phái phản động như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng. Các lực lượng này

muốn bảo vệ chủ quyền, địa phận cai quản của mình nên kiên quyết chống lại Chính

phủ mới của Diệm. Và trên hết Diệm phải đối phó với nhân dân miền Nam có truyền

thống yêu nước, kiên quyết chống lại âm mưu cướp nước và bọn bán nước Mĩ -

Diệm.

Đứng trước hoàn cảnh đó Diệm hiểu rằng cơ hội duy nhất cho Việt Nam quốc

gia đứng vững trước hết là phải gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp ra khỏi miền Nam Việt

Nam cũng như đè bẹp các lực lượng chính trị, giáo phái chống đối để ổn định tình

hình chính trị.

Trong giai đoạn gay go này chính nhờ sự ủng hộ tích cực, hào phóng của Mĩ mà

Diệm tiếp tục cầm quyền, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Pháp và các lực lượng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!