Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

O nhiem moi truong nuoc viet nam (hot news)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRUNG QUỐC: Ô NHIỄM SÔNG ĐE DOẠ NGUỒN NƯỚC
Ngày 6/4/2007. Cập nhật lúc 21h
1'
Theo hãng thông tấn Tân Hoa ngày 6/4, nguồn cung cấp nước cho khoảng 150.000 người dân
ở Tây Nam Trung Quốc đang bị đe doạ sau khi người ta phát hiện một con sông bị nhiễm kim
loại nặng.
Các xét nghiệm được tiến hành trong tuần này cho thấy có tỷ lệ lớn các chất kim loại nặng, trong đó
có chì, trong nước sông Hồng Hà, khúc sông dài 100 km chảy qua địa phận tỉnh Quảng Tây. Cơ
quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra mức độ ô nhiễm và tìm hiểu nguyên nhân. Trước tình hình
này, một trong 7 nhà máy cấp nước địa phương đã ngừng hoạt động, mức độ ảnh hưởng đối với sáu
nhà máy còn lại chưa được xác định. Đây là một trong hàng loạt vụ ô nhiễm nguồn nước lớn ở Trung
Quốc được phát hiện gần đây.
Hồi tháng 11/2005, khoảng 100 tấn ben-den gây ung thư và ni-tơ-ben-den đã đổ xuống sông Tùng
Hoa ở Đông Bắc Trung Quốc sau khi xảy ra vụ nổ tại một nhà máy hóa chất của Tập đoàn dầu khí
Petrochina. Vụ nổ đã cướp đi sinh mạng của 8 người, gây ô nhiễm nghiêm trọng trên diện rộng và
nhà chức trách phải ngừng cung cấp nước trong nhiều ngày cho hàng triệu người sống hai bên bờ
sông Tùng Hoa.
Tháng 8 năm ngoái, một xe chở 25 tấn hóa chất đã lao xuống một dòng sông ở tỉnh Thiểm Tây, miền
Bắc Trung Quốc, gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước cho 100.000 người dân khu vực này./.
Châu á quá chú trọng vào tǎng trưởng kinh tế mà không chú ý đầy đủ đến
môi trường đã phải gánh chịu các huỷ hoại môi trường tràn lan. Các chi
phí do ô nhiễm không khí và nước và suy thoái đất trồng rất lớn theo cách
tính kinh tế đơn giản. Chi phí của toàn khu vực do suy thoái môi trường
gây ra là 5 % GDP hàng nǎm và có thể đến 10% ở Trung Quốc. Người
nghèo trong khu vực là nhóm người bị chịu đựng lớn nhất, lại hoàn toàn bị
bỏ rơi. Các nước châu á đang nhận ra rằng các giải pháp hoán đảo giữa
hành động môi trường có hiệu quả với tǎng trưởng kinh tế đã đổi thay.
Tiến bộ kinh tế trên thế giới đang chứng minh là mang lại lợi ích đối với
môi trường nếu tiến bộ kinh tế tạo ra các nguồn lực để bảo vệ môi trường
tốt hơn và thúc đẩy các công nghệ mới có hiệu qủa về mặt môi trường.
Giáo dục tốt hơn và có thu nhập cao hơn là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu
huỷ hoại môi trường. Mặc dù có được các khả nǎng mới này, nhưng các
vấn đề nan giải về môi trường của châu á vẫn gia tǎng. Ô nhiễm Ô nhiễm
đô thị và suy thoái môi trường đô thị của châu á vẫn gia tǎng và ô nhiễm
công nghiệp còn tǎng nhanh hơn tǎng trưởng kinh tế. Ô nhiễm nước còn
tồi tệ hơn, nhiễm bẩn các nguồn nước mặt và nước ngầm ở các khu vực
đô thị và công nghiệp. Các mức ô nhiễm không khí cao ở các siêu thành
phố châu á và nhiều thành phố cấp hai, nơi các cư dân sử dụng than để
đun nấu và sưởi. Chi phí kinh tế về huỷ hoại sức khoẻ do ô nhiễm không
khí ước tính là 1 tỷ đôla/nǎm ở Bǎngkok, Jakarta và các thành phố châu á
khác. Suy thoái tài nguyên thiên nhiên Suy thoái đất trồng, phá rừng, khai
hoang vùng đất ngập nước lan tràn và mất đa dạng sinh học đang gây ra
các vấn đề nan giải về quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên khắp
châu á. Suy thoái đất trồng ở các nước có dân số đông như Pakistan, ấn
Độ, Bangladesh và Trung Quốc, đã tác động đáng kể đến nông nghiệp.
Phá rừng đang làm cạn kiệt nguồn của cải quốc gia của các nước giàu
rừng, như Campuchia, Lào, Indonesia, Papua New Guinea và quần đảo
Solomon. Đương đầu với các thách thức Để giải quyết các vấn đề nan giải
này, các nước châu á đang tǎng cường thể chế, luật pháp và các chiến
lược môi trường, và đang cam kết dành thêm nhiều nguồn lực. Vào nǎm
2000, ước tính mỗi nǎm sẽ phải cần thêm 30 triệu đến 40 triệu đôla. Sự
tham gia của khu vực tư nhân giữ vai trò quan trọng và nhu vậy, cần phải
có các cải cách chính sách và cải cách giá để cải thiện lãi suất cho các
khoản tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân
với tới các nguồn thông tin, tới các chính sách kích thích kinh tế của chính
phủ, nâng cao hiệu lực luật pháp và giáo dục môi trường để tạo ra sự
tham gia rộng rãi trong quá trình quản lý môi trưồng. Ngân hàng Thế giới
là cơ quan đi đầu giúp châu á trước các thách thức này. Nǎm 1996, Ngân
hàng đã khởi xướng các nỗ lực trên ba mặt trận- đầu tư quản lý ô nhiễm
và tài nguyên; tǎng cường thể chế thông qua xây dựng nǎng lực, phân tích
chính sách và đối thoại; và cải cách kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và quy
định giá tài nguyên nước. Nǎm 1996, các dự án môi trường ở hai khu vực
châu á- Đông á và TBD và Nam á, được Ngân hàng tài trợ, tǎng từ 45 dự
án lên 53 dự án ở Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia,
Triều Tiên, Lào, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Cân
đối giữa các dự án quản lý ô nhiễm và tài nguyên thiên nhiên ở hai khu
vực trên phản ánh mức độ phát triển khác nhau. 29 dự án ở Đông á tập
trung vào vấn đề quản lý ô nhiễm và môi trường đô thị (riêng Trung Quốc
có 10 dự án), trong khi đó Nam á chỉ có 6 dự án loại này (Ân độ có 5).
Nam á có số dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc quản lý môi trường
nông thôn nhiều hơn (16 trong 24 dự án ở Nam á) so với Đông á, chỉ có 9
dự án. Chỉ có 6 dự án xây dựng thể chế (4 ở Đông á và 2 ở Nam á). Ngân
Hàng đóng góp cho các dự án này là 3 tỷ $, trong tổng kinh phí là 8.8 tỷ$ ở
Đông á và 1,7 tỷ trong tổng kinh phí 2,6 tỷ $ ở Nam á. Trung Quốc, ấn Độ
và Indonesia là các nước vay tiền nhiều nhất cho các dự án môi trường.
TRUNG QUốC : Các dự án giải quyết ô nhiễm nước và không khí đô thị
của Trung Quốc được duyệt nǎm 1996, bao gồm bảo vệ môi trường đô thị
Hubei; môi trường Vân Nam; Cống nước thải thành phố Thượng Hải thứ
hai; Cải cách công nghiệp Chongqing và các dự án kiểm soát. Bốn dự án
này do các chính quyền thành phố và tỉnh thực hiện để nâng cao hiệu lực
cưỡng chế của các quy định môi trường, các nguồn tài nguyên và các dự
án đầu tư tài chính nhằm cải thiện chất lượng không khí và nước. Ngân
hàng tiếp tục giúp Cơ quan Bảo vệ Môi trường Trung Quốc về các vấn đề
chính sách môi trường quốc gia và giúp Viện hàn lâm Khoa học Trung
Quốc điều phối nghiên cứu sinh thái. Ngân hàng đã hỗ trợ đối thoại chính
sách về kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, nǎng lượng và quy định giá nước.
Các cải cách về biểu giá nước và nước thải đang được thực hiện. Công
tác giám sát ba dự án tài nguyên thiên nhiên được duyệt trong nǎm tài
chính 1994, và một dự án đập lớn nhất thế giới, ERTAN, trong đó có bộ
phận quản lý môi trường, đang tiếp tục thực hiện. ấn Độ : Trong khuôn khổ
điều chỉnh kinh tế của nước này, Ngân Hàng tiếp tục tìm kiếm các cơ hội
để đưa các chính sách hợp lý môi trường vào nền kinh tế ấn Độ. Ba dự án
được duyệt nǎm 1996 là Dự án môi trường duyên hải và giảm thiểu Xã
hội, Dự án xử lý nước thải đô thị Bombay và Dự án thuỷ vǎn. Dự án xử lý
nước thải đô thị Bombay đặt trọng tâm vào các hoạt động đầu tư mới về
thu gom nước thải cống rãnh, cơ sở hạ tầng xử lý và tính bền vững về tài
chính trong khi đó vẫn tǎng cường công tác quản lý môi trường của chính
quyền thành phố. Dự án thuỷ vǎn được thiết kế đáp ứng các nhu cầu về
thể chế và cơ sở vật chất để cải thiện công tác quản lý tài nguyên thiên
nhiên. Các hoạt động ở ấn Độ còn bao gồm cung cấp tín dụng xây dựng
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tài chính và các khoản vay trung hạn cung
cấp tín dụng đầu tư cho các hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường và
vận hành các cơ sở hạ tầng khác, nhằm cải thiện môi trường và sức khoẻ.
Cơ sở khung đánh giá môi trường và xã hội cũng đang được áp dung cho
các dự án khác thuộc khu vực tư nhân xây dựng các cơ sở hạ tầng.
INDONESIA: Nǎm 1996 Ngân hàng cùng GEF, duyệt dự án tổng hợp Phát
triển và Bảo tồn ĐDSH Kerinci-Seblar. Dự án này được thiết kế để bảo vệ
vườn quốc gia thông qua kết hợp giữa công tác quản lý và bảo tồn với các
họat động phát triển địa phương và vùng, có các mối hợp tác giữa các
cộng đồng ở các khu đệm với các tổ chức phi chính phủ phương và chính
quyền. Một dự án khác được Ngân hàng hỗ trợ là hệ thống được gọi
"PROPER", hệ thống này được sử dụng để công khai đánh giá việc thực
hiện môi trường của các hãng và khuyến khích dân chúng tham gia vào
công tác kiểm soát ô nhiễm công nghiệp của các hãng. Philippines đang
thảo luận để áp dụng hệ thống này. Ngoài các dự án trên, Ngân hàng Thế
giới còn thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách và xác định ưu tiên
ở châu á: * Đối thoại chính sách: Ngân hàng giúp Việt Nam tập trung vào
các vấn đề các mối liên can môi trường của chiến lược công nghiệp hoá
và hỗ trợ kỹ thuật, nhằm giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng các tiêu
chuẩn và cơ chế nâng cao hiệu lực. Ngân hàng tiếp tục giúp Thái Lan xác
định rõ các tác động sức khoẻ do ô nhiễm không khí của Bangkok gây ra
và tính toán các biện pháp chi phí-hiệu quả, nhằm giúp thành phố này đạt
được các mục tiêu đề ra. Tại Lào và Campuchia, Ngân hàng giúp cải cách
chính sách và khung thể chế trong công tác quản lý rừng đang bị tàn phá ỏ
hai nước này. * Xác định ưu tiên: Một số dự án của Nam á đang giải quyết
các vấn đề xác định ưu tiên môi trường và xây dựng nǎng lực thể chế môi
trường, như Bangladesh đang thực hiện kế hoạch hành động quản lý môi
trường. Tại Sri Lanka, Ngân Hàng đã xác định các nhu cầu tài trợ cho cơ
quan bảo vệ môi trường nước naỳ. Các nỗ lực đang được thực hiện để
soạn thảo kế hoạch hành động ĐDSH và dự án đầu tư bảo tồn các cây
thuốc. Tại Pakistan có hai nghiên cứu về các ưu tiên, thể chế và các chính
sách môi trường quốc gia. Ngoài ra nước này còn được tài trợ thêm 4 dự
án về quản lý rừng và tài nguyên đất. Vượt ra ngoài biên giới quốc gia
Cuối nǎm 1996, một chiến lược mới của Nam á đã được khởi xướng để
xem xét tiềm nǎng giữa các nước thuộc tiểu khu vực này về phát triển bền
vững, nhất là tiểu khu tam giác, gồm Nepal, đông ấn Độ, Bangladesh và
Bhutan, nơi có số dân hơn 500 triệu người sống dưới mức nghèo khổ
(dưới 1 đôla Mỹ ngày), có các số chỉ thị về vǎn hoá thấp nhất và tử vong
trẻ sơ sinh cao nhất thế giới. Chiến lược này được thiết kế tập trung vào
các vấn đề giao thông, buôn bán qua biên giới, cơ sở hạ tầng nǎng lượng
và nguồn tài nguyên nước, và có thể mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực
công nghiệp và nông nghiệp và các vấn đề đan chéo khác, như môi
trường và phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược đưa ra chương trình nghị
sự, bao gồm việc nghiên cứu con đường chiến lược hoặc nối đường sắt,
xây dựng mạng đường ống dẫn khí đốt, và các con đập đa mục tiêu, cũng
như các giải pháp lựa chọn phần mềm, như các thoả thuận quốc tế, các
chính sách thương mại và quá cảnh, quản lý toàn diện các lưu vực sông
quốc tế và quy định gia nǎng lượng. Ngoài ra, các nỗ lực của khu vực
châu á còn chú trọng đến : * Phân tích các vấn đề môi trường xuyên biên
giới với Trung Quốc, vùng viễn đông của Nga, Nhật Bản và Triều Tiên. Một
báo cáo đã được soạn thảo xem xét việc di chuyển thương mại gỗ trong
vùng khi các nước thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường. * Chương
trình Mưa châu á phân tích mưa a-xít toàn châu á. Giai đoạn II của Mưa
châu á bắt đầu áp dụng mô hình của giai đoạn I ở Trung Quốc, Indonesia
và Thái Lan và Giai đoạn II mới đây được Nhật Bản và Na Uy tài trợ. * Dự
án Cải thiện môi trường thành phố hỗ trợ xây dựng nǎng lực quản lý đô thị
ở Bắc Kinh, Bombay, Colombo, Jakarta, Katmandu và Manila do Chính
phủ Bỉ, Hà Lan, Australia tài trợ. Dự án này đã bắt đầu được triển khai tại
Việt Nam, và đang mở rộng sang các thành phố loại hai của Philippines,
Sri Lanka và Indonesia. * Đề xướng về Sản xuất sạch đang giúp các
chương trình ở Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, ấn Độ và Sri
Lanka, tập trung vào các vấn đề chính sách xây dựng thể chế đào tạo và
chuyển giao công nghệ. Hướng về phía trước: Thách thức của các nước
châu á là tiến hành một mặt trận môi trường thật tốt như họ đang thực
hiện tốt mặt trận kinh tế. Các công việc tiếp theo sẽ vẫn tập trung vào nâng
cao nǎng lực của các cơ quan môi trường và các cơ quan chính phủ khác
chịu trách nhiệm về đầu tư môi trường ở cả đô thị lẫn nông thôn. Các vấn
đề đô thị, công nghiệp, nước và nǎng lượng chắc chắn vẫn sẽ là các vấn
đề nan giải trên tuyến đầu môi trường. Ngân hàng vẫn tiếp tục hỗ trợ châu
á trong các thách thức môi trường này. Châu á có thể hy vọng Ngân hàng
tham gia vào các dịch vụ không phải cho vay tiền, như cố vấn chính sách
liên quan đến môi trường và tiếp tục các sáng kiến giữa các nước, cho dù
việc cho ác nước Nam-đông ávay tiền có thành công về kinh tế hơn, bị
giảm đi. Nguồn: Asian Water & Sewage, Jan-Feb 97 Vol.13, No.1
Thấy gì qua một hội nghị
về môi trường?
Chất thải công nghiệp, sinh hoạt đang gây ô
nhiễm trầm trọng kênh rạch ở TP.HCM.
Tình hình ô nhiễm môi trường tại các đô
thị lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng
Nai đã vượt xa mức đáng sợ. Các dòng
sông đang từng ngày, từng giờ cung cấp
một nguồn nước "bẩn" cho hàng chục
triệu người dân.
Bản báo cáo kết quả điều tra công phu
gây chấn động tại hội nghị về môi
trường mới đây của Phó giáo sư - tiến sĩ
Huỳnh Thị Minh Hằng và các cộng sự
thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên -
Đại học Quốc gia TP.HCM cho thấy lưu
vực sông Đồng Nai (trong đó có sông
Sài Gòn) bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến
khoảng 15 triệu người ở 4 thành phố
trực thuộc tỉnh, 19 quận nội thành của
TP.HCM, 8 thị xã và 85 thị trấn.
Sự ô nhiễm ấy xuất phát từ chất thải
của 116 khu đô thị có quy mô khác
nhau; 47 khu công nghiệp, khu chế xuất
tập trung; trên 50.000 cơ sở sản xuất
công nghiệp; 73 bãi rác; hàng nghìn cơ
sở chăn nuôi có quy mô lớn; hàng chục
bến cảng... Các nhà khoa học dẫn ra
một ví dụ: Trong số 47 khu công nghiệp
tập trung có đến 31 khu xả nước thải
Sông Đồng Nai chết lâm sàng!
Nguồn sống bị...đầu độc!
chưa qua xử lý trực tiếp vào nguồn nước
của hệ thống sông Đồng Nai với khoảng
111.605m3 nước thải mỗi ngày, trong
lượng nước đó có gần 15 tấn TSS; 19,6
tấn BOD5; 76,9 tấn COD; 1,6 tấn Nitơ
Armoniac... Những chất nguy hại đến
sức khỏe của con người này đang ngày
càng nhiều thêm. Báo cáo khoa học
cũng nhận định rằng: "Trên lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai có rất nhiều dòng
thải mà trong thành phần của chúng có
chứa các chất nguy hại như các a-xít,
ba-zơ, các kim loại nặng như Hg, Pb,
Zn, Cr, Ni..., thuốc bảo vệ thực vật, dầu
mỡ khoáng, vi trùng gây bệnh... Các
dòng thải này không được kiểm soát và
quản lý nên gây ô nhiễm, hủy hoại môi
trường và nguồn nước nghiêm trọng".
Sau khi kết thúc hội nghị, ngày
13/1/2006, Bộ Tài nguyên - Môi trường
đã có công văn đề nghị 12 tỉnh thành
trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
cấp bách triển khai 8 biện pháp, cụ thể
như: bảo đảm ít nhất 70% các khu công
nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn môi trường, tăng mức đầu tư
cho bảo vệ môi trường ít nhất là 15% so
với mức đầu tư năm 2005, kiên quyết
Coliform vượt mức cho phép 1.860
lần
Công nghệ 60 năm trước của nhà máy nước
Thủ Đức có còn linh nghiệm?
không cho phép xây dựng mới các cơ sở
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng...
Mọi biện pháp còn nguyên trên giấy.
Triệu triệu dân vẫn miệt mài hứng chịu
sự ô nhiễm. Bài học “Làng ung thư” ở
Phú Thọ lliệu đã mấy người quên?
(Theo bộ Tài nguyên và Môi trường)
Quay về trang chủ
15 triệu người sẽ thiếu
nước sạch
Trong khi các cơ quan chức năng chưa
xử lý vụ “đầu độc” sông Thị Vải thì sông
Đồng Nai hiện cũng đang ngày càng
chết dần vì “căn bệnh” ô nhiễm trong sự
thờ ơ của người dân cũng như cơ quan
chức năng.
Lo lắng trước chất lượng nguồn nước
của con sông ngày càng tồi tệ, các nhà
khoa học buộc lên tiếng: “15 triệu người
sẽ ra sao khi sông Đồng Nai... chết!”.
Với trữ lượng tiềm năng 36,6 tỉ m3
nước, nhiều năm qua, sông Đồng Nai đã
đem lại nguồn lợi khổng lồ về điện