Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài: Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài
sản vô hình trong doanh nghiêp
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm qua, kể từ ngày nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới đất
nước theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà Nước chúng ta đã đạt
được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, nó làm
thay đổi bộ mặt của đất nước, đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu
thành một nước đang trên đà phát triển, hoà nhập vào xu thế chung của nền
kinh tế thế giới. Đóng góp vào sự tăng trưởng vượt bậc đó, hoạt động đầu tư
trong các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế giữ một vai trò hết sức
quan trọng. Thông qua các hoạt động đầu tư có thể nhận thấy tình hình, thực
trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm qua, do vẫn còn mang
nặng tư tưởng nhận thức của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp trước đây, hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp Việt Nam còn
nhiều vấn đề còn bất cập: quá chú trọng vào đầu tư phát triển theo chiều
rộng, tập trung nhiều vào thị trường trong nước, chưa chú trọng vào đầu tư
theo chiều sâu và hướng ra thị trường xuất khẩu. Đặc biệt cơ cấu đầu tư vào
tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp còn nhiều điểm
bất hợp lý và mất cân đối. Trong mối tương quan giữa hoạt động đầu tư vào
tài sản hữu hình và tài sản vô hình thì hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình
chưa được quan tâm đúng mức. Thực trạng đó đã gây nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn
cầu.
Quan tâm đến vấn đề đó chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu đề tài: “Nội dung
và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong
doanh nghiệp”. Với mong muốn làm rõ và góp phần hoàn thiện hơn hệ thống
tư duy lý luận về hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung và
trong các doanh nghiệp nói riêng. Việc nghiên cứu với mục đích tìm hiểu,
làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản
vô hình cũng như mối quan hệ, thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp
cho vấn đề đó. Hi vọng với những gì chúng tôi trình bày sẽ giúp bạn đọc có
được cái nhìn sâu hơn, tổng quát hơn về thực trạng đầu tư trong các doanh
nghiệp Việt Nam.
Chương I: Lý luận chung về hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình
và tài sản vô hình trong doanh nghiệp
Tài sản là một trong những điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể tồn
tại và hoạt động được. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh hiện nay thì việc
đầu tư vào tài sản doanh nghiệp là một điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và
phát triển. Nhưng việc đầu tư thế nào cho có hiệu quả cũng là một vấn đề đối
với các doanh nghiệp nhất là đối với Nam hiện nay khi mà việc đầu tư vào
tài sản trong doanh nghiệp chỉ mới được chú trọng từ những năm 90 lại nay.
Để có thể đầu tư tốt thì yêu cầu đầu tiên đối với các doanh nghiệp là phải tìm
hiểu được tác động của các loại tài sản tới sự phát triển doanh nghiệp. Và
điều trước tiên là chúng ta phải hiều được tài sản trong doanh nghiệp là gì.
1. Tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp.
Việc tìm hiều tài sản của doanh nghiệp giúp cho ta thấy được điểm yếu và
điểm mạnh trong doanh nghiệp, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn. Việc nhu
cầu thị trường luôn thay đổi và yêu cầu ngày càng cao hơn thúc đẩy doanh
nghiệp phải thay đổi chính mình, tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với
nhu cầu thị trường tức là yêu cầu các nhà nhà quản lý đầu tư vào tài sản của
doanh nghiệp. Nhưng đầu tư như thế nào cho có hiệu quả tốt nhất, sử dụng
các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất là một vấn đề đặt ra cho các nhà quản
lý. Vì vậy nên việc hiểu rõ tài sản doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết đối
với các nhà quản lý để giúp các nhà quản lý sử dụng các nguồn lực hợp lý và
hiệu quả khi đầu tư vào tài sản doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm và phân loại tài sản doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm tài sản doanh nghiệp.
Tài sản là một khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi và
lợi nhuận có liên quan đến quyền sở hữu, bao gồm quyền sở hữu cá nhân,
nghĩa là chủ sở hữu được hưởng một số quyền lợi, lợi ích nhất định khi làm
chủ tài sản đó (Theo uỷ bản thẩm định giá quốc tế IVSC).
Doanh nghiệp là một tổ chức được lập ra để tiến hành hoạt động kinh
doanh. Tài sản là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp để tiến
hành các hoạt động đầu tư như sản xuất, mua bán và dịch vụ nhằm sinh lời.
Tài sản doanh nghiệp là toàn bộ tiềm lực kinh tế cùa đơn vị, biểu thị cho
những lợi ích mà doanh nghiệp thu đưởc trong tương lai hoặc những tiềm
năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vi. Nói cách khác, tài sản
của doanh nghiệp là tất cả những thứ hữu hình và vô hình gắn với lợi ích
trong tương lai của đơn vị thỏa mãn điều kiện sau:
- Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị.
- Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp.
- Có giá phí xác định.
1.1.2. Phân loại tài sản doanh nghiệp.
Chúng ta có thể nhìn nhân tài sản của doanh nghiệp trên nhiều góc độ
khác nhau như: theo hình thái biểu hiên, theo khả năng di dời, theo đặc điểm
luân chuyển… Vì thế có rất nhiều cách để phân loại tài sản trong doanh
nghiệp tùy theo góc nhìn của người phân loại:
Theo hình thái thể hiện: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Theo tính chất sỡ hữu: tài sản cá nhân và tài sản tập thể.
Theo khả năng trao đổi: hàng hóa và phi hàng hóa.
Theo khả năng di dời: động sản và bất động sản.
Theo đặc điểm luân chuyển: tài sản cố định và tài sản lưu động.
Chúng ta phân tích tài sản doanh nghiệp dưới góc độ hình thái biểu hiện
của chúng: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
1.2. Tài sản hữu hình.
Tài sản hữu hình là những tài sản mang thuộc tính vật chất, là một vật
hữu hình có thể nhìn thấy hay sờ thấy được như đất đai, nhà cửa, máy móc,
đồ đạc, dụng cụ, thiết bị và những tài sản trong xây dựng và phát triển. Tài
sản hữu hình có thể phân loại theo tính chất luân chuyển của chúng: tài sản
cố định hữu hình và tài sản lưu động hữu hình.
1.2.1. Đặc điểm tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.
Tài sản hữu hình thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của
doanh nghiệp đồng thời có một ý nghĩa quan trọng, chủ đạo trong hoạt động
của doanh nghiệp. Ngoài những đặc điểm chung của tài sản, tài sản hữu hình
trong doanh nghiệp còn có những đặc điểm sau:
- Có hình thái vật chất cụ thể, có thể cân đong, đo đếm được.
- Được dùng nhiều và thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh,
trực tiếp chế tạo ra các loại sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc gián tiếp tạo ra
các sản phẩm đó.
- Được khấu hao thường xuyên vào sản phẩm của doanh nghiệp. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản hữu hình được chuyển dần
hoặc có thể chuyến hết vào giá trị sản phẩm hàng hoá và được trích vào quỹ
khấu hao của doanh nghiệp hoặc chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định, mức giá trị này được điều
chỉnh thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.
- Có 2 hình thức hao mòn: hao mòn vật lý (phụ thuộc vào mức độ sử
dụng hoặc bị môi trường thiên nhiên phá huỷ) và hao mòn vô hình (do tiến
độ của khoa học kĩ thuật, nên những tài sản hiện tại bị mất giá).
- Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản hữu hình có thể là một đại
lượng cố định, có thể ước tính trước.
1.2.2. Phân loại tài sản hữu hình.
Trong công tác quản lý kinh tế và dựa vào tính chất luân chuyển của tài
sản chúng ta chia tài sản hữu hình thành hai loại: tài sản cố định hữu hình và
tài sản lưu động hữu hình.
- Tài sản lưu động hữu hình là tài sản không nằm trong chu kỳ sử dụng
lâu dài của doanh nghiệp và có hình thái vật chất, mang thuộc tính vật chất.
Ví dụ: hàng trong kho, các loại nguyên vật liệu mua về tích trữ, các khoản
nợ phải trả của doanh nghiệp, đầu tư ngắn hạn...
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu sản xuất chủ yếu có hình thái
vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào
nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,… Tài sản cố định hữu hình có
những thuộc tính sau: có hình thái vật chất cụ thể, có thể cân đong đo đếm
được, xác định được giá trị. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương
lai từ việc sử dụng tài sản đó vào trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Nguyên giá tài sản được xác định một các đáng tin cậy. Tài sản có thời gian
sử dụng lâu dài (trên một năm) hoặc có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên).
1.2.3. Vai trò của tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.
Tài sản cố định hữu hình có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh
tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách nói
của C.Mac: tài sản cố định hữu hình với tư cách là công cụ sản xuất là hệ
thống “xương cốt và bắp thịt của sản xuất”. Tài sản cố định hữu hình là “lực
lượng vật chất” quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái
gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động
nào”.
Ngoài ra, tài sản cố định hữu hình với tư cách là kết cấu hạ tầng của sản
xuất như đường xá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện,
nước, thuỷ lợi, bưu điện, thông tin liên lạc… là điều kiện cần thiết đối với
quá trình sản xuất. Phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất phải đi trước một bước
so với đầu tư sản xuất trực tiếp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ (đặc
biệt là hàng hoá) tài sản hữu hình quyết định chất lượng sản phẩm sản xuất
ra, là nền tảng tạo nên các giá trị vô hình: uy tín, thương hiệu… do đó nó là
yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, hầu hết các tài
sản được liệt kê là tài sản vô hình cũng đều hàm chứa những yếu tố hữu hình
trong đó.
1.3. Tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ thông qua những đặc điểm
kinh tế của chúng. Những tài sản này không có hình thái vật chất, tạo ra
những quyền và ưu thê cho người sở hữu và mang lại lợi ích kinh tế cho