Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH KHỐI 11 – BAN CƠ BẢNBài potx
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
302.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1600

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH KHỐI 11 – BAN CƠ BẢNBài potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011

MÔN SINH KHỐI 11 – BAN CƠ BẢN

Bài 34. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm sinh trưởng ở thực vật?

2. Mô phân sinh là gì? Có những loại mô phân sinh nào? Trình bày vị trí xuất hiện, đối tượng và

chức năng của các loại mô phân sinh trên.

3. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

4. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?

5. Nếu cắt ngang thân cây gỗ, từ ngòai vào trong gồm những thành phần nào? Các lớp tế bào

ngòai cùng

(bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

1. Sinh trưởng ở thực vật: là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do sự gia tăng số lượng và

kích thước của tế bào.

2. Mô phân sinh: là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. Mô

phân sinh bao gồm:

a. Mô phân sinh đỉnh: có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. Gặp ở cây 1, 2 lá mầm. Vai trò: giúp cây

sinh trưởng về chiều dài.

b. Mô phân sinh bên: phân bố hình trụ dọc theo thân, hình thành mô phân sinh đỉnh. Gặp ở cây 1,

2 lá mầm. Vai trò: giúp cây sinh trưởng theo chiều ngang.

c. Mô phân sinh lóng: phân bố tại các mắt. Gặp ở cây 1 lá mầm. Vai trò: giúp sự sinh trưởng của

các lóng.

3. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:

Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

- Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của

thân và rễ.

- Hoạt động của nhóm mô phân sinh đỉnh.

- Có ở thực vật 1 và 2 lá mầm.

- Là sự sinh trưởng làm tăng chiều ngang của

thân.

- Họat động của nhóm mô phân sinh bên.

- Chủ yếu ở cây 2 lá mầm.

4. Những nét hoa văn trên đồ gỗ là từ vòng năm:

Vòng năm là những vòng tròn, hình thành hàng năm trong cây thân gỗ, bao gồm:

- Vòng sáng (mạch ống rộng, vách mỏng).

- Vòng tối (mạch ống hẹp, vách dày).

5. Bao gồm: bần, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, tầng phân sinh bê, gỗ dác, gỗ lõi (ròng). Các

lớp tế bào ngòai cùng (bần) do tầng sinh bần tạo ra.

Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT

1. Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.

2. Có mấy nhóm hoocmôn thực vật? Nêu tên hoocmôn ở mỗi nhóm và trình bày về nơi sản sinh,

tác động sinh lí và ứng dụng của các lọai hoocmôn trên.

3. Nêu 1 số biện pháp nông nghiệp có ứng dụng hoocmôn thực vật.

4. Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật nhân tạo là gì? Vì sao?

1. Hoocmôn thực vật: là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt

động sống của cây. Đặc điểm chung:

- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!