Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nợ công và những tác động của nợ công đối với nền kinh tế Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thanh Đoàn
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1905

Nợ công và những tác động của nợ công đối với nền kinh tế Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thanh Đoàn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH ĐOÀN

NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG

ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HCM – NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH ĐOÀN

NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG

ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS., TS. NGÔ HƯỚNG

TP. HCM – NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả

nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Đề tài của tôi chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

NGUYỄN THANH ĐOÀN

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và có những ý kiến

đóng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này được tốt hơn.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS., TS. Ngô Hướng về sự

hướng dẫn nhiệt tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.

Tác giả

NGUYỄN THANH ĐOÀN

i

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nợ công luôn là vấn đề mang tính thời sự đối với hầu hết mọi quốc gia trên thế

giới. Dù đó là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu hay tiên tiến, kể cả đó là một quốc

gia có nền kinh tế đứng đầu trên thế giới thì nợ công vẫn luôn luôn hiện hữu.

Đối với những quốc gia kém phát triển hay đang phát triển (như Việt Nam) thì

việc vay nợ, đặc biệt là vay từ các quốc gia phát triển hay từ các tổ chức tài chính quốc

tế như: IMF, WB, ADB,… là nguồn lực quan trọng giúp cho các quốc gia đó có điều

kiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, nếu việc sử dụng nợ công không hiệu quả, thì gánh nặng nợ công sẽ

ngày càng lớn và điều đó rất dễ dẫn đến việc mất khả năng trả nợ. Vì vậy, bất kỳ một

quốc gia nào cũng cần phải luôn thận trọng với vấn đề nợ công.

Điều quan trọng là, Chính phủ cần xác định được nhu cầu vốn cần vay bao nhiêu

từ các tổ chức, cá nhân trong nước và vay bao nhiêu từ nước ngoài cho các mục tiêu

đầu tư công để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình trọng điểm

phục vụ cho phúc lợi xã hội và quốc phòng an ninh. Chính phủ cần phải tính toán được

hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tư công, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc

sử dụng vốn vay, nhất là đối với nợ vay nước ngoài nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.

Việc sử dụng hiệu quả vốn vay, đồng thời đảm bảo được khả năng trả nợ còn lệ

thuộc vào nội lực của nền kinh tế. Cho nên, qui mô nợ công của một quốc gia cao hay

thấp không phải là vấn đề quyết định mức độ rủi ro cao hay thấp mà do năng lực kinh

tế của từng quốc gia đó quyết định. Khả năng chống đỡ nợ công của mỗi quốc gia lệ

thuộc vào nội lực của nền kinh tế cũng như phụ thuộc vào cơ cấu nợ nước ngoài của

quốc gia đó trong tổng dư nợ công ra sao. Đương nhiên là việc vay nợ nước ngoài

nhiều (chiếm tỷ trọng cao) sẽ bất lợi hơn so với việc vay vốn trong nước do biến động

về tỷ giá cũng như các điều kiện ràng buộc và áp lực trả nợ khi đáo hạn.

ii

Vì vậy, chính phủ cần xác định được ngưỡng giới hạn nào là an toàn cho vấn đề

nợ công, và phải đảm bảo là nợ công luôn nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Đồng

thời, chính phủ cũng cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và ứng phó với vấn đề nợ

công, trong đó, biện pháp phòng chống tham nhũng và lãng phí trong bộ máy công

quyền là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Nợ công là một vấn đề lớn, có liên quan đến rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Đó là những vấn đề có liên quan đến thể chế kinh tế, kể cả thể chế nhà nước, cả về giáo

dục hay việc thực thi pháp luật cũng là những lĩnh vực có liên quan và ảnh hưởng đến

vấn đề nợ công. Vì vậy, giải quyết vấn đề nợ công không chỉ là công việc của Chính

phủ, của các Bộ, Ngành có liên quan đến việc sử dụng và quản lý nợ công theo Luật

quản lý nợ công mà nó còn là vấn đề có liên quan đển cả hệ thống chính trị và của mọi

tầng lớp nhân dân.

Khi bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả và tình trạng tham

nhũng, lãng phí còn diễn ra thì ngân sách nhà nước bị thâm thủng là điều dễ hiểu. Nếu

tình trạng ngân sách bị thâm hụt kéo dài và không được bù đắp, thì việc vay nợ là việc

đầu tiên nên làm vì dễ thực hiện nhất. Nếu chính phủ lạm dụng việc làm này thì nợ

công sẽ tăng lên nhanh chóng.

Khi việc thực thi pháp luật không nghiêm thì việc vi phạm pháp luật vẫn còn xảy

ra, và việc phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng không thể mang lại hiệu quả. Đặc

biệt là những vụ án kinh tế lớn vẫn còn diễn ra ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến sự

phát triển kinh tế của đất nước. Khi kinh tế không phát triển thì nguồn thu ngân sách sẽ

bị hạn chế, thu không đủ chi, ngân sách sẽ bị thâm hụt.

Khi nền giáo dục không đạt được nhiều tiến bộ mà bị thụt lùi hay chệch hướng thì

không thể đào tạo ra nhiều nhân tài để phục vụ đất nước. Khi đất nước không có nhiều

nhân tài hay nhà nước không có chính sách thu hút nhân tài thì sẽ bị chảy máu chất

xám. Nếu bộ máy nhà nước không thu hút được người tài vào để làm việc, thì phần lớn

những người tham gia vào bộ máy nhà nước toàn là những người yếu kém thì bộ máy

iii

nhà nước không thể hoạt động có hiệu quả được. Đó là chưa kể đến vấn đề đạo đức xã

hội, một khi đã bị xuống cấp thì nguy cơ sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Đó là một số lý do trong rất nhiều lý do lý giải tại sao các tập đoàn kinh tế lớn của

nhà nước phần nhiều đều làm ăn thua lỗ. Khi các tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn

thua lỗ thì nguồn thu ngân sách nhà nước cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời

các khoản vốn đầu tư ngân sách sẽ phải tiếp tục rót thêm vào để vựt dậy cho nó sống,

cho dù không chắc là nó có thể sống khỏe được hay không. Điều đó sẽ dẫn đến việc

thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và nợ công sẽ tiếp tục gia tăng.

Nợ công là vấn đề có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực và cũng có nhiều lĩnh vực

tác động, làm ảnh hưởng đến nợ công. Vì vậy, để giải quyết căn bản vấn đề nợ công thì

Chính phủ cần phải làm rất nhiều việc và không thể giải quyết trong một sớm một

chiều, mà là cả một quá trình lâu dài.

Trong phạm vi luận văn này, cũng chỉ nêu những tồn tại có liên quan đến vấn nợ

công và đề cập đến một số giải pháp trong rất nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn đề

nợ công mà bản thân cho là thiết thực mang tính lâu dài và bền vững hơn.

iv

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................vii

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................viii

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................viii

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .....................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1

3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.......................................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2

6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................3

7. Bố cục dự kiến của đề tài ....................................................................................3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG..................................................................5

1.1. Lý thuyết về nợ công........................................................................................5

1.1.1. Khái niệm về nợ công....................................................................................5

1.1.2. Bản chất kinh tế của nợ công.........................................................................8

1.1.3. Đặc điểm của nợ công....................................................................................9

1.1.4. Vai trò của nợ công......................................................................................10

1.1.5. Phân loại nợ công.........................................................................................15

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công...............................................................16

1.3. Tác động kinh tế của nợ công.........................................................................17

1.4. Tình hình nợ công trên thế giới......................................................................18

1.4.1. Tình hình chung...........................................................................................18

1.4.2. Khủng hỏang nợ công trên thế giới và những tác động đối với Việt Nam..19

Kết luận chương 1..................................................................................................22

v

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI

VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM..................................................................................24

2.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam ....................................................................24

2.1.1. Quy mô nợ công và mức độ an toàn nợ công của Việt Nam.......................24

2.1.2. Tình hình sử dụng nợ công..........................................................................28

2.1.3. Một số tồn tại có liên quan đến vấn đề nợ công..........................................33

2.1.3.1. Tình hình quản lý nợ công còn nhiều hạn chế, yếu kém..........................33

2.1.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế...........................................35

2.1.3.3. Hiệu quả hoạt động đối với khu vực kinh tế nhà nước không cao...........37

2.1.3.4. Tình trạng tham nhũng, lãng phí đang ở mức đáng lo ngại......................39

2.1.3.5. Việc thực thi pháp luật nhà nước chưa nghiêm........................................43

2.2. Tác động của nợ công đối với nền kinh tế......................................................45

2.2.1. Đánh giá chung về tác động của nợ công....................................................45

2.2.1.1. Tác động tích cực......................................................................................45

2.2.1.2. Những tác động tiêu cực...........................................................................46

2.2.2. Tác động của nợ công đến các biến số vĩ mô nền kinh tế...........................47

2.2.2.1. Tác động tới lạm phát và tỷ giá................................................................47

2.2.2.2. Tác động tới lãi suất và đầu tư..................................................................52

2.2.2.3. Tác động tới tăng trưởng kinh tế..............................................................53

Kết luận chương 2..................................................................................................57

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ ỨNG PHÓ VỚI

VẤN ĐỀ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM.............................................................................59

3.1. Tăng cường việc sử dụng hiệu quả và quản lý chăt chẽ nợ công...................59

3.1.1. Sử dụng hiệu quả vốn vay đầu tư công........................................................59

3.1.2. Quản lý chặt chẽ về nợ công........................................................................60

3.2. Giảm thâm hụt ngân sách................................................................................61

3.2.1. Cắt giảm chi tiêu công.................................................................................61

vi

3.2.2. Khơi tăng các nguồn thu..............................................................................63

3.3. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước.................................................63

3.3.1. Tinh giản và làm trong sạch bộ máy nhà nước............................................63

3.3.2. Lựa chọn nhân tài cho chính phủ.................................................................65

3.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước........................................................66

3.5. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN..............................66

3.6. Hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về quản lý nợ công..............................69

3.6.1. Thực thi chính sách tài khóa thích hợp........................................................69

3.6.2. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt............................................................72

3.6.3. Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.............................74

3.7. Tăng cường công tác kiểm tóan Nhà nước về quản lý nợ công......................77

3.8. Tăng cường vai trò quản lý của NHNN trong quản lý nợ công......................78

3.9. Những giải pháp khác.....................................................................................81

3.9.1. Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo..........................................................81

3.9.2. Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài..................................................84

3.9.3. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội......................................................86

Kết luận chương 3..................................................................................................91

PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................93

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Tên viết tắt Tên đầy đủ

1 ABD Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á

2 ASOSAI Asian Organization of Supreme Audit Institutions - Hiệp hội

các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á

3 BHXH Bảo hiểm xã hội

4 CPBL Chính phủ bảo lãnh

5 CQĐP Chính quyền địa phương

6 CSTK Chính sách tài khóa

7 CSTT Chính sách tiền tệ

6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

8 IMF International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

9 INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions -

Hiệp hội các Cơ quan kiểm toán tối cao trên Thế giới

10 KTNN Kiểm toán Nhà nước

11 NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội

12 NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam

13 NHTM Ngân hàng thương mại

14 NHTW Ngân hàng trung ương

15 NSNN Ngân sách nhà nước

16 ODA Official Development Assistance - Vay theo điều kiện hỗ trợ

phát triển chính thức

17 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

18 TPCP Trái phiếu Chính phủ

19 UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development -

Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

20 WB World Bank - Ngân hàng thế giới

21 WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!