Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nợ công của mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Nợ công của Mỹ và ảnh
hưởng của nó đến nền kinh
tế Việt Nam
NỢ CÔNG CỦA MỸ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Nợ công hiện đang là vấn đề rất nóng trên thế giới. Ngày 6.4.2011, Bồ
Đào Nha đã phải chính thức lên tiếng kêu gọi trợ giúp tài chính từ Liên minh
châu Âu (EU) để giải quyết khủng hoảng nợ công. Năm ngoái, khi EU ra tay
cứu trợ cho Hy Lạp và Ireland thì Bồ Đào Nha đã nằm trong nhóm “nguy cơ
vỡ nợ” cùng với Tây Ban Nha, Ý. Không riêng gì EU, Mỹ cũng đang đối mặt
với một núi nợ khổng lồ. Hồi đầu tháng 4 năm nay Bộ Tài chính Mỹ dự đoán,
nợ công của nước này sẽ chạm tới mức trần 14.300 tỷ USD mà pháp luật liên
bang cho phép, trong khoảng thời gian từ 15/4 đến 31/5. Nếu tính từ năm
1995, với trần nợ công 4.900 tỉ USD, thì trần nợ công gấp khoảng ba lần cho
đến thời điểm này. Cứ như thế, nợ công của Mỹ ngày càng phình to và nhiều
quốc gia trên thế giới cũng vậy. Mỹ là cường quốc kinh tế số 1 thế giới nhưng
lại lâm vào tình trạng nợ công trầm trọng, điều này đã có tác động không nhỏ
tới nền kinh tế thế giới, đây sẽ là một thảm họa của thế giới. Tại sao một
cường quốc như Mỹ lại lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công và liệu nợ
công có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Chúng ta cần có
những biện pháp gì để ngăn chặn những ảnh hưởng mang tính tiêu cực từ nợ
công của Mỹ? Đó chính là lí do mà nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề
tài: “Nợ công của Mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam”.
Nhóm 7 – Lớp KTĐT32B 2
NỢ CÔNG CỦA MỸ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
• Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NỢ CÔNG
I. Khái quát chung
1. Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu
hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính
phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó.
Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các
thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn
khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc
gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc
gia mà thôi.
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là
nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm:
- Thứ nhất: nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung
ương
- Thứ hai: nợ của các cấp chính quyền địa phương
- Thứ ba: nợ của Ngân hàng trung ương
- Thứ tư: nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn,
hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc
Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ
nợ.
Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản
lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và
phát triển (UNCTAD).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm
ba nhóm là:
- Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ
hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát
hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do
Nhóm 7 – Lớp KTĐT32B 3