Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1871

Niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Hiền Nguyên

NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA

GIÁO DỤC VIỆT NAM CỦA HỌC SINH LỚP 12

TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Hiền Nguyên

NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA

GIÁO DỤC VIỆT NAM CỦA HỌC SINH LỚP 12

TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Hiền Nguyên, học viên cao học chuyên ngành Tâm lí học khóa

28, niên khóa 2017 - 2019.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết luận được nêu trong đề tài chưa được công bố trong công trình nào khác.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính xác thực trong đề tài của mình.

Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi con đường vào đời là

quãng đường đại học. Xin cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy lớp Đại

học cũng như lớp Cao học Tâm lí học khóa 28 và sự hỗ trợ nhiệt tình của Quý

Thầy Cô, chuyên viên, cán bộ phòng Sau Đại học để tôi thực hiện đề tài này.

Và tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Đoàn Văn

Điều, người đã trực tiếp hướng dẫn giúp tôi tìm ra hướng nghiên cứu, góp ý

chỉnh sửa chi tiết, dẫn dắt trong suốt quá trình thực hiện, đặc biệt là sự tận

tình của Thầy….nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn của mình.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô cùng toàn thể các em

học sinh lớp 12 trường THPT Dĩ An, THPT Nguyễn An Ninh, TH, THCS &

THPT Phan Chu Trinh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện đề tài

nghiên cứu này.

Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan

tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin được bày tỏ lòng

biết ơn chân thành đến:

- Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ LND đã tạo điều kiện thời gian,

động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

- Các anh chị lớp CH K28, các anh chị bạn bè đã hỗ trợ tôi trong suốt quá

trình học tập cũng như thực hiện luận văn.

- Đặc biệt, gia đình tôi là động lực lớn nhất cũng là chỗ dựa vững chắc

cho tôi trên con đường này.

Tôi xin được thể hiện lòng tri ân.

Tác giả luận văn

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU .......................................................................................................1

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA

GIÁO DỤC VIỆT NAM .............................................................6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề niềm tin.........................................................6

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ....................................................................6

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................13

1.2. Một số khái niệm ...................................................................................17

1.2.1. Niềm tin ...........................................................................................17

1.2.2. Tính hiệu quả của giáo dục ..............................................................25

1.2.3. Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam của học sinh ...28

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................36

Chương 2. THỰC TRẠNG NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ

CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM CỦA HỌC SINH LỚP 12

TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG...........................38

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng niềm tin vào tính hiệu quả của giáo

dục của học sinh lớp 12.......................................................................38

2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ..........................................................38

2.1.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng ......................................................40

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................40

2.2. Thực trạng niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam của

học sinh lớp 12 tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương............................46

2.2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu ..........................................................46

2.2.2. Niềm tin váo tính hiệu quả của giáo dục biểu hiện qua nhận

thức của học sinh.............................................................................46

2.2.3. Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục biểu hiện qua xúc cảm

của học sinh .....................................................................................62

2.2.4. Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục .........................................67

2.2.5. Dự định của học sinh lớp 12 sau khi ra trường................................74

2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo

dục của học sinh lớp 12...................................................................78

2.3. Một số biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của học sinh

lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam................................87

2.3.1. Đề xuất của học sinh........................................................................87

2.3.2. Đề xuất tổng hợp các biện pháp.......................................................91

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................101

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nxb Nhà xuất bản

ĐTB Điểm trung bình

ĐLC Độ lệch chuẩn

Sig. Mức ý nghĩa

HS Học sinh

TH Tiểu học

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cách chia biên giới liên tục của ĐTB nhận thức và ĐTB

xúc cảm........................................................................................43

Bảng 2.2. Quy đổi sang điểm trung bình.....................................................44

Bảng 2.3. Mẫu nghiên cứu...........................................................................46

Bảng 2.4. Nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động học tập

ở trường .......................................................................................47

Bảng 2.5. Lý do học sinh lựa chọn mức độ cần thiết của hoạt động học

tập ở trường .................................................................................48

Bảng 2.7. So sánh sự khác biệt trong biểu hiện nhận thức về mức độ

cần thiết của hoạt động học tập ở trường giữa nhóm học

sinh có kết quả học tập khác nhau...............................................50

Bảng 2.8. Biểu hiện nhận thức về nội dung giáo dục của học sinh

lớp 12...........................................................................................51

Bảng 2.9. Biểu hiện nhận thức về giá trị xã hội từ nội dung giáo dục

mang lại của học sinh lớp 12.......................................................56

Bảng 2.10. So sánh biểu hiện nhận thức về các giá trị mà nội dung giáo

dục mang lại giữa loại hình trường .............................................60

Bảng 2.11. Mức độ biểu hiện nhận thức của học sinh về tính hiệu quả

của giáo dục.................................................................................61

Bảng 2.12. Biểu hiện xúc cảm của học sinh về những điều nhà trường

mang lại .......................................................................................62

Bảng 2.13. Mức độ biểu hiện xúc cảm đối với tính hiệu quả của

giáo dục .......................................................................................66

Bảng 2.14. Mức độ niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của

giáo dục .......................................................................................67

Bảng 2.15. Tương quan giữa nhận thức và xúc cảm.....................................68

Bảng 2.16. Tương quan giữa xúc cảm và niềm tin........................................69

Bảng 2.17. Tương quan giữa nhận thức và niềm tin .....................................69

Bảng 2.18. Tương quan giữa niềm tin, nhận thức và xúc cảm......................70

Bảng 2.19. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo

dục theo giới tính.........................................................................71

Bảng 2.20. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo

dục theo loại trường ....................................................................72

Bảng 2.21. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo

dục theo kết quả học tập..............................................................73

Bảng 2.22. Dự định của học sinh sau khi học xong lớp 12 ...........................74

Bảng 2.23. So sánh dự định của học sinh theo loại hình trường ...................78

Bảng 2.24. Yếu tố ảnh hưởng từ chính bản thân học sinh.............................79

Bảng 2.25. Yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình..............................................81

Bảng 2.26. Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường .........................................83

Bảng 2.27. Yếu tố ảnh hưởng từ phía giáo viên............................................83

Bảng 2.28. Yếu tố ảnh hưởng từ nội dung giáo dục......................................84

Bảng 2.29. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến niềm tin...............................86

Bảng 2.30. Ý kiến của HS đề xuất biện pháp đối với nhà trường.................87

Bảng 2.31. Ý kiến của HS đề xuất biện pháp đối với giáo viên....................89

Bảng 2.32. Ý kiến của HS đề xuất biện pháp đối với bản thân học sinh ......90

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Dự định của học sinh lớp 12 trường công lập sau khi

ra trường ....................................................................................76

Biểu đồ 2.2. Dự định của học sinh lớp 12 trường tư thục sau khi

ra trường ....................................................................................76

Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả

giáo dục .....................................................................................78

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục là vấn đề được toàn xã hội quan tâm và chú trọng. Thế nên, các

nhà giáo dục không ngừng hoạt động cải tiến để mang đến hiệu quả và phát

triển nền giáo dục nước nhà. Như năm học 2018, ngành Giáo dục tiếp tục

thực hiện hàng loạt các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của

Chính phủ; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa

XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV

và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Rất nhiều chính sách

được triển khai và thực hiện chỉ với một mục đích duy nhất là nâng cao chất

lượng học tập cho các em. Trong những năm gần đây, có những tác động trực

tiếp đến các em học sinh lớp 12 về kỳ thi THPT. Đây là kỳ thi quốc gia tại

Việt Nam là một sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục Việt Nam, được tổ

chức bắt đầu vào năm 2015. Là kỳ thi 2 trong 1, được gộp bởi hai kỳ thi là kỳ

thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ thi này xét

cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao

đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí.

Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã ban hành quy chế thi

của kỳ thi này. Tuy nhiên, đến nay theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ,

kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp phổ thông

mà không phục vụ mục đích “2 trong 1” vì một số lý do. Hiện nay, giáo dục

đang tập trung vào hoạt động hướng nghiệp cho học sinh lớp 12, đây là giai

đoạn lứa tuổi cần có những định hướng rõ ràng về tương lai, nghề nghiệp,

định hướng phát triển trong xã hội. Song song đó, niềm tin là yếu tố đóng vai

trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành

công hay thất bại của một con người. Từ thế kỷ XIX, Henri Frédéric Amiel,

2

nhà triết học người Thụy Sỹ đã nói rằng “Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát

triển nhờ khoa học”. Không có niềm tin, con người sẽ sống và hoạt động

không có định hướng. Vì thế, các em cần có niềm tin vào những gì được giáo

dục thì sẽ mang đến thành công cho các em trong việc học tập hiện tại và

tương lai sau này. Ngược lại, nếu hoài nghi thì ý thức sai lệch, ý thức sai lệch

dẫn đến hành động sai lầm. Khi nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ nói : “Nhiệm vụ quan trọng của mình là

tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì mới thắng lợi. Còn

khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn thất bại”, “niềm tin phải được xây

dựng bằng nhận thức. Trước khi làm cho xã hội tin thì người trong ngành phải

tin đã”. Niềm tin trong giáo dục có tầm quan trọng đến như vậy. Liệu rằng

học sinh hiện nay có đủ lòng tin đối với những triết lý giáo dục, tin vào năng

lực và phẩm chất tốt đẹp của giáo viên, tin vào các chính sách và chủ trương

đối với ngành giáo dục và đối với việc tổ chức các kì thi,….tin vào khả năng

trở thành con người tốt theo mục đích và nội dung giáo dục.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Niềm tin của học sinh lớp 12 vào

tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình

Dương” được xác lập nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của

giáo dục Việt Nam trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của

học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam

hiện nay trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

3

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chính: 364 học sinh lớp 12 tại ba trường THPT trên

địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Khách thể nghiên cứu bổ trợ: giáo viên tại các trường THPT được chọn

lựa khảo sát.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục hiện nay của học sinh lớp 12 tại

địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ở mức độ chưa cao.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục

hiện nay của học sinh lớp 12 tại địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trong

đó ảnh hưởng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố chủ quan.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như niềm

tin, tính hiệu quả, tính hiệu quả của giáo dục, học sinh lớp 12, niềm tin vào

tính hiệu quả của giáo dục.

- Khảo sát thực trạng niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của

giáo dục Việt Nam hiện nay trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục

của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

- Đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của học sinh

lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay trên địa bàn Thị xã

Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

6. Phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1. Nội dung nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục hiện

nay theo hướng tìm hiểu mức độ tin tưởng của học sinh vào tính hiệu quả giáo

dục, không nghiên cứu hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay.

4

6.2. Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên 3 trường THPT trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh

Bình Dương:

+ Trường THPT Dĩ An

+ Trường THPT Nguyễn An Ninh

+ Trường Tiểu học, THCS & THPT Phan Chu Trinh

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lí luận

trong tài liệu, văn bản, công trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho

việc triển khai nghiên cứu thực tiễn.

7.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Mục tiêu nhằm khảo sát mức độ tin tưởng vào tính hiệu quả của giáo

dục hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh lớp 12.

Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12 trên ba trường THPT tại Thị xã

Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Công cụ khảo sát: phiếu thăm dò ý kiến

- Mục đích: khảo sát thực trạng niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính

hiệu quả của giáo dục.

- Nội dung điều tra mức độ hiểu biết và cảm xúc của học sinh lớp 12 về

nội dung, giá trị của giáo dục, mức độ ảnh hưởng đến niềm tin của các yếu tố

chủ quan và yếu tố khách quan, thu thập ý kiến của học sinh về các biện pháp

nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của các em.

Chọn mẫu: 364 học sinh lớp 12

7.3. Phương pháp phỏng vấn

Mục tiêu nhằm bổ trợ để làm rõ hơn các số liệu thống kê thu được thu

thập từ phiếu thăm dò ý kiến.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!