Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN
MIỄN PHÍ
Số trang
41
Kích thước
281.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1267

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DN SẢN XUẤT

1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.1.Chi phí sản xuất

1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất.

Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quản lý theo cơ chế thị trường

có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp phải tạo ra ngày càng nhiều sản

phẩm hữu ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời phải tự trang

trải những chi phí đã chi ra trong sản xuất sản phẩm và nâng cao doanh lợi, đảm bảo

thực hiện tái sản xuất mở rộng. Những chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá

trình sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn… được gọi là

chi phí sản xuất. Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống, lao

động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra cho quá

trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.

1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có

nội dung, công dụng và mục đích sử dụng cũng khác nhau. Vì vậy, để phục vụ cho

công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng cần phân loại chi phí sản xuất theo

những tiêu thức thích hợp. Tuỳ theo mục đích và yêu cầu khác nhau của công tác

quản lý, chi phí sản xuất có thể được phân loại theo một số cách sau:

1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi

phí.

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các

yếu tố chi phí sau:

 Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật

liệu chính, vật liệu phụ, phụ tung thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà

doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.

 Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo

hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt

động sản xuất trong doanh nghiệp.

 Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao các tài

sản sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.

Sinh viên thực hiện: Đào Thị Thảo 1 Lớp: 2LT - KT 02

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi

trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, nước, tiền bưu phí… phục

vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

 Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí bằng tiền chi cho hoạt động

của doanh nghiệp trong kỳ, ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên.

Cách phân loại này cho hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản

xuất, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập

báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố…

1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia

ra làm các khoản mục chi phí sau:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu

chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.

 Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích

BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.

 Chi phí sản xuất chung: Bao gôm những chi phí dùng cho hoạt động sản

xuất chung ở các phân xưởng, đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp đã

nêu trên. Chi phí sản xuất chung được mở chi tiết để kế toán có thể quản lý theo

từng yếu tố chi phí. Cụ thể:

 Chi phí nhân viên: Phản ánh các chi phí có liên quan và phải trả cho nhân

viên phân xưởng như tiền lương, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm,…

- Chi phí vật liệu: Phản ánh vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất

chung của phân xưởng sản xuất như vật liệu dùng để sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố

định, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung của

phân xưởng.

- Chi phí công cụ dụng cụ: Phản ánh chi phí công cụ dụng cụ dùng cho nhu

cầu sản xuất chung ở phân xương như: khuôn mẫu dụng cụ gá lắp, bảo hộ trong lao

động, ván khuôn, dàn giáo trong xây dựng cơ bản.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ

hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng.

Sinh viên: Đào Thị Thảo Lớp: 2LT-KT02 2

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí về lao vụ dịch vụ mua ngoài để

phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng như điện, nước, khí nén, điện

thoại,…

- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi

phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng.

Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho

yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính

giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm cơ sở để

lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp chi phí sản

xuất có thể được phân loại theo một số tiêu thức khác như: phân loại theo mối quan

hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động, theo đầu vào của quá trình sản xuất kinh

doanh, theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, theo

nội dung cấu thành chi phí…

1.2. Giá thành sản phẩm.

1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động

sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ

hoàn thành.

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.

Để đáp yêu cầu quản lý hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu

xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm

vi tính toán khác nhau. Dưới đây em xin đề cập hai cách phân loại chủ yếu đối với

giá thành sản phẩm của doanh nghiệp:

1.2.2.1. Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:

 Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chí phí sản

xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế

hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản

xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để so

sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành cuả doanh

nghiệp.

 Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức

chi phí hiện hành và chi phí tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng

Sinh viên: Đào Thị Thảo Lớp: 2LT-KT02 3

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán

được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nó là công cụ quản

lý định mức, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư…

giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế-kỹ thuật mà doanh nghiệp đang thực

hiện.

 Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi

phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản

phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán sau khi kết

thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá

thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế phản ánh kết quả phấn đấu của doanh

nghiệp trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất.

1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:

 Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)

tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Nó được sử dụng để hạch

toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trường hợp bán thẳng cho khách

hàng không qua nhập kho) là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và lãi gộp trong

kỳ ở doanh nghiệp.

 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Gồm giá thành sản xuất, chi phí

bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn

bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hay lao

vụ được xác định là tiêu thụ. Chỉ tiêu này là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi

nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Như vậy, việc phân loại giá thành sản phẩm theo các góc độ xem xét trên đều

nhằm phục vụ cho mục đích khác nhau của công tác quản lý và kế hoạch hoá giá

thành, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản

phẩm của doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh, tránh tình trạng lãi giả lỗ

thật trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.

1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa CPSX kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ biện

chứng với nhau, vừa là tiền đề của nhau vừa là kết quả của nhau.

Sinh viên: Đào Thị Thảo Lớp: 2LT-KT02 4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!