Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (2).doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong bối cảnh nhộn nhịp hội nhập nền kinh tế thế giới này, Việt Nam đang
nổi lên như một ngôi sao sáng cho các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài. Cụ thể năm
2007 tốc độ phát triển kinh tế của nước ta đạt 8,4%, kim ngạch xuất khẩu là 48,4
tỷ USD. Việt Nam có được lợi thế nữa là nền kinh tế, chính trị, xã hội luôn ổn
định và có chiều hướng ngày một tốt hơn.
Lúc này đây, điều mà mọi người quan tâm chính là đào tạo nguồn nhân lực
và phát triển thị trường tài chính đủ mạnh để “chơi” tốt ở một không gian vô
lượng. Thị trường tài chính mạnh, hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
nước nhà mà ở đó các Ngân hàng - trái tim của thị trường tài chính có nhiệm vụ
đầu tàu giúp thị trường tài chính phát triển tạo tiền đề để phát triển kinh tế nói
riêng và đất nước nói chung. Chính vì lẽ đó lĩnh vực Ngân hàng đang trở thành
tâm điểm thu hút mọi sự chú ý từ mọi người. Ai cũng muốn biết lợi nhuận thực tế
của một Ngân hàng mình quan tâm là bao nhiêu? Tình hình hoạt động kinh doanh
như thế nào? Tình trạng nợ xấu đang ở mức nào?...
Theo kết quả công bố của một số Ngân hàng thì trong năm 2007 các Ngân
hàng gặt hái được rất nhiều thành công, là một trong các lĩnh vực phát triển mạnh
nhất tại Việt Nam. Ước tính năm 2007, tổng huy động vốn của hệ thống tín dụng
tăng đột biến, khoảng 50% so với năm 2006. Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh
(TP. HCM), kỷ lục được xác lập ở mức tăng khoảng 55%; tại Hà Nội là 36,1%.
Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống cũng đột biến kể từ năm 2004, dự tính tăng tới
40%; riêng tại TP.HCM lên tới 51%, tại Hà Nội là khoảng 38,5%. Những con số
trên cho thấy sự sôi động của dòng tiền ra – vào các Ngân hàng. Riêng về tốc độ
cho vay lại dẫn đến những lo ngại về tăng trưởng nóng, chất lượng tín dụng và là
một tác động đẩy lạm phát tăng cao. Còn về lợi nhuận mới chỉ có chín tháng đầu
năm 2007, lợi nhuận của nhiều Ngân hàng cổ phần đã tăng gần gấp rưỡi tổng lợi
nhuận của cả năm 2006. Dẫn đầu danh sách những Ngân hàng thương mại có lợi
nhuận trước thuế chín tháng đầu năm cao nhất là Ngân hàng Á Châu (ACB) với
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Hữu Hòa Trang 1
Luận văn tốt nghiệp
1.470 tỉ đồng, kế đến là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với hơn
1.000 tỉ đồng, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) gần 500 tỉ đồng, Ngân hàng
Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) 473 tỉ đồng, Ngân hàng Quân đội 445 tỉ đồng,
Ngân hàng Quốc tế (VIB) 310 tỉ đồng,.... Quả là một con số ấn tượng, tuy nhiên
đây chỉ là công bố trên báo, đài, internet mà thôi liệu mức độ tin cậy có 100%?
Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NHNo&PTNT) chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
cũng đạt nhiều hiệu quả. Tuy nhiên thực tế hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đặc biệt là hoạt động tín dụng đang như thế
nào? Có gặp khó khăn, trở ngại gì không? Tình tình thu nợ, nợ xấu có hiệu quả
không?…Để trả lời những câu hỏi này ta tiến hành phân tích hoạt động tín dụng
mà chủ yếu đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông
nghiệp (SXNN) vì đây là đối tượng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang tính truyền
thống trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chính vì vậy phân tích hoạt động
tín dụng hộ SXNN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng
Tháp đang là vấn đề cấp thiết hiện nay để thấy được thực trạng hoạt động tín dụng
của chi nhánh như thế nào từ đó đề ra phương hướng, biện pháp giúp bản thân
Ngân hàng hoạt động tốt hơn.
1.1.2 Căn cứ nghiên cứu
1.1.2.1 Căn cứ thực tiễn
Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là một huyện mang đậm nét đặc trưng
của miền sông nước Cửu Long, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông như trồng
lúa, khoai, cây ăn trái, nuôi cá, heo, bò…, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, nhỏ lẻ
mang tính tự phát, không theo quy hoạch, theo ý muốn tức thời không có cái nhìn
tổng thể lâu dài. Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang nóng và đang hoà
mình vào nền kinh tế thế giới trong mấy năm gần đây làm cho người nông dân nói
chung và nông dân ở huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp nói riêng chịu nhiều ảnh
hưởng không nhỏ đặc biệt là về giá cả các mặt hàng gắn liền với nông nghiệp như
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn, thuốc thú y, xăng dầu, nhân công… và
gần đây là lãi suất Ngân hàng có nhiều thay đổi tăng trong mấy tháng đầu năm
2008 đã gây không ít khó khăn cho các hộ nông dân. Từ những nhân tố trên đã
đẩy chi phí SXNN ở địa phương lên rất cao. Tuy nhiên người dân không thể không
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Hữu Hòa Trang 2
Luận văn tốt nghiệp
sản xuất, mà sản xuất thì vốn ở đâu cho đủ? Đi vay tư nhân? Không thể vay tư
nhân vì lãi suất rất cao, chính vì lẽ đó hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện
Châu Thành tỉnh Đồng Tháp sẽ góp phần không nhỏ trong việc cung ứng nguồn
vốn cho các hộ SXNN địa phương, tạo sự luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn trong nền kinh tế. Vai trò của NHNo&PTNT huyện Châu Thành tỉnh Đồng
Tháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thúc
đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương
theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước.
1.1.2.2 Căn cứ khoa học
Có một vấn đề mà ai cũng biết là trong hoạt động tín dụng của các Ngân
hàng, vấn đề chất lượng tín dụng luôn được dặt lên hàng đầu. Chúng ta muốn
khách quan đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng của Ngân hàng thì sau
khi phân tích tình hình doanh số cho vay, dư nợ cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá
hạn phải sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính như: tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số thu nợ,
vòng quay vốn tín dụng… Căn cứ vào các chỉ tiêu này, ta có thể phân tích, đánh
giá để xác định mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của một Ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp ta hiểu được thực trạng hoạt động
tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đối với
hộ SXNN trên địa bàn trong ba năm từ 2005 đến 2007. Trên cơ sở đó giúp ta có
cái nhìn khách quan về chính Ngân hàng, đưa ra sự đánh giá và các phương
hướng, biện pháp giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của hộ
SXNN ở huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng để thấy được công tác huy
động vốn đối với địa bàn ra sao, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân
như thế nào.
- Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với hộ SXNN để thấy
được thực trạng tín dụng của thành phần này như thế nào.
- Đưa ra phương hướng và biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng hộ SXNN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Hữu Hòa Trang 3
Luận văn tốt nghiệp
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Châu Thành mà cụ thể là các số liệu có được từ phòng kế hoạch và kinh doanh.
Các số liệu chủ yếu liên quan đến tình hình hoạt động tín dụng của địa phương
huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Vì thời gian có hạn chế nên số liệu được dùng để sử dụng cho luận văn là
thông tin từ năm 2005 - 2007.
- Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/02/2007 đến ngày
25/5/2007.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Vì thời gian thực hiện không nhiều, kiến thức tích luỹ ở ghế nhà trường là
chủ yếu mà lĩnh vực về Ngân hàng thì rất rộng nên luận văn chỉ giới hạn nghiên
cứu ở những nội dung sau:
- Tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và
chủ yếu đi vào phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với hộ SXNN trên
địa bàn huyện Châu Thành qua các năm từ 2005 đến 2007 để thấy rõ thực trạng
hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mà trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
bao gồm các lĩnh vực như tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, dư nợ cho
vay, doanh số thu nợ. Phân tích hoạt động tín dụng cũng đồng nghĩa với việc phân
tích các vấn đề trên.
- Phân tích thêm các chỉ số tài chính liên quan đến hoạt động tín dụng từ đó
mới có cái nhìn khách quan hơn trong việc đánh giá.
- Từ việc phân tích trên sẽ rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân
hàng để đưa ra phương hướng phát huy, khắc phục cũng như tìm ra những nguyên
nhân ảnh hưởng đến mặt hạn chế đó.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để thu hút ngày
càng nhiều khách hàng, hạn chế rủi ro trong cho vay và tạo thêm uy tín cho chi
nhánh để tạo thêm nguồn vốn cho khách hàng vay nhằm giải quyết được phần nào
nhu cầu của khách hàng.
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Hữu Hòa Trang 4
Luận văn tốt nghiệp
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một số tài
liệu nghiên cứu, phân tích về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng
trong Ngân hàng nói riêng. Qua quá trình lược khảo các đề tài đó, em nhận thấy
vấn đề tín dụng đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích rất sâu, kỹ lưỡng
và đầy đủ. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận
dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng hộ SXNN của NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Châu Thành để thực hiện đề tài. Sau đây là một số tài liệu mà em có điều
kiện tham khảo trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài:
- “Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương
mại” trong Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (2006) của Thái Văn Đại.
Ở đây giúp em hiểu được các lý thuyết về tín dụng cũng như cách thức phân tích
số liệu.
-“ Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi
nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy” luận văn (2007) của Sinh viên Ngô Thị Thuý
Diễm. Tài liệu này giúp em biết được cách thức trình bày, bố trí luận văn.
- “Hiệu quả cho vay vốn hộ sản xuất vùng Đông Nam Bộ của NHNo&PTNT
Việt Nam” theo “Thông tin Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam” số 211,
tháng 10/2007. Tài liệu này giúp em hiểu về các hộ SXNN ở nước ta hơn.
- Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2007 trích từ website:
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns080115141647.
Trang này giúp ta có cái nhìn tổng thể nền kinh tế Việt Nam năm 2007 và xu
hướng sắp tới.
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Hữu Hòa Trang 5
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ Hy Lạp “Creditum” có nghĩa là tin tưởng, tín
nhiệm. Tiếng Anh là Credit, theo nghĩa Việt Nam tín dụng là sự vay mượn, chuyển
nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hoặc tiền tệ từ
người sở hữu sang người sử dụng, sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn
hơn.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái
kinh tế - xã hội. Ngày nay, tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái
kinh tế hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và
lãi sau một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn
lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời
hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia.
Như vậy, “tín dụng” có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng
nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất. Chúng đều phản ánh một
bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng
buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại.
Cụ thể hơn, tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa một bên
là các tổ chức tín dụng, còn bên kia là những chủ thể kinh tế khác trong xã hội trên
cơ sở hoàn trả và có lãi. Một quan hệ kinh tế được gọi là tín dụng phải có ba nội
dung cơ bản sau:
- Có sự chuyển giao một lượng giá trị từ người này sang người khác.
- Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm
theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Hữu Hòa Trang 6