Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Tiêu thụ sản phẩm không phải là một vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệp
sản xuất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản
phẩm. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tiêu thụ sản
phẩm thực sự trở thành một chiến tuyến làm đau đầu các nhà kinh doanh.
Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Đó là cả một quá trình
nghiên cứu, tìm tòi phân tích đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp
mình, tình hình thị trường, tình hình của các đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế
xã hội...kết hợp với sự quản lý sang suốt, linh hoạt nhạy bén của các nhà quản lý
doanh nghiệp để vạch ra những hướng đi đúng đắn.
Trả lời được câu hỏi trên và làm tốt những lời giải đáp đó cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình.
Ngược lại nếu không tìm ra lời giải đáp nghĩa là doanh nghiệp đang dần tự đào
thải mình ra khỏi thị trường. Tuy nhiên để trả lời tốt câu hỏi đó trước hết mỗi
doanh nghiệp phải nắm bắt được những lý luận cơ bản về công tác tiêu thụ sản
phẩm.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian được về thực tập ở Công ty
TNHH Thiên Phong, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sản
phẩm của Công ty theo cách nhìn nhận của Quản trị doanh nghiệp thông qua đề
tài "Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải
pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH
Thiên Phong".
Nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở
các doanh nghiệp sản xuất.
Chương II : Phân tích tình hình và đánh giá chung tiêu thụ sản phẩm ở
Công ty TNHH Thiên Phong.
1
Chương III: Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ
tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong.
Với lượng kiến thức tích luý được còn ít ỏi, thời gian cũng như các điều
kiện nghiên cứu còn hạn chế nên mặc dù rất cố gắng nhưng cuốn chuyên đề này
vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của
các thầy cô giáo, các cô chú trong Phòng tài vụ của Công ty cũng như sự góp ý
của các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Chương I
những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh
nghiệp sản xuất
1-/ Khái niệm và ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm.
1.1-/ Khái niệm.K
Những năm gần đây nước ta từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế
thị trường, trong môi trường kinh tế này các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày
càng được mở rộng và phát triển. Với việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế,
nền sản xuất ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau. Các doanh nghiệp này cùng sản xuất hàng hoá, cùng tồn
tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, nếu như trước đây
các doanh nghiệp chỉ lo sản xuất đủ kế hoạch giao nộp cho Nhà nước thì ngày
nay không chỉ có sản xuất mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn trở thành một nhiệm
vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của các doanh
nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao hàng hoá, sản phẩm
cho đơn vị mua và dơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận việc thanh
toán tiền hàng theo giá thoả thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua.
2
Đứng trên giác độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình
chuyển hoá vốn từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại
hình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kỳ sản xuất. Thật vậy, quá trình tái
sản xuất được bắt đầu từ những đồng vốn mà nhà sản xuất bỏ ra để mua các yếu
tố đầu vào của sản xuất như: công cụ lao động, đối tượng lao động, sức lao
động.
Lúc này vốn bằng tiền được chuyển hoá thành vốn dưới hình thái vật chất.
Vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản
phẩm. Sản phẩm hàng hoá được tạo để đem đi tiêu thụ và kết quả quá trình tiêu
thụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về, lúc này đồng vốn của doanh nghiệp lại
từ hình thái vật chất quay trở về hình thái ban đầu của nó: hình thái tiền tệ. Đến
đây một chu kỳ sản xuất kết thúc vốn tiền tệ lại được sử dụng lặp lại theo đúng
chu kỳ mà nó đã trải qua. Ta có thể đơn giản hoá quá trình tái sản xuất đó bằng
sơ đồ sau:
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá thông qua hai
hành vi: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng và khách hàng thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp.
1.2-/ Ý nghĩa.
3
T- H
SLĐ
TLSX (CCLĐ + ĐTLĐ)
...SX.. .
Ta đã biết rằng tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu
kỳ sản xuất tiếp theo. Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, đồng vốn của doanh
nghiệp mới trở về với trạng thái ban đầu của nó. Với doanh thu bán hàng này
của doanh nghiệp mới có thể trang trải các chi phí về nguyên vật liệu, về máy
móc thiết bị nhà xưởng, trả tiền lương cho công nhân viên...có như vậy quá trình
tái sản xuất kỳ sau mới tiếp tục. Nếu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn doanh
nghiệp sẽ không có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất, tất yếu sản
xuất sẽ bị ngưng trệ.
Không chỉ có tái sản xuất giản đơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện
nay mà các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới hoàn thiện quy trình sản
xuất của mình, tăng cường đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất theo
hướng đi mới...muốn vậy nhất thiết phải có nhiều lợi nhuận. Đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm có lãi sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Như vậy tiêu thụ sản phẩm đã góp phần vào thực hiện tái sản xuất mở
rộng.
Tăng tiêu thụ sản phẩm sản phẩm có lãi làm tăng lợi nhuận và là điều kiện
để tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm các hoạt động phúc
lợi của doanh nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc, sinh hoạt
cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng kịp thời góp phần thúc
đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng, chi phí
kho tàng bảo quản....góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm chậm, yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản xuất đồng
vốn bị ứ đọng chậm luân chuyển và gây ra những thiệt hại lớn trong kinh doanh
không thể lường trước được. Như C.Mác đã từng nói: “ ...Nếu ngay trong giai
đoạn cuối cùng H’ - T’ hàng hoá bị chất đống không bán được sẽ làm nghẽn
luồng lưu thông...”.
4