Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN VÀ THANH TOÁN QUA LẠI GIỮA CÁC NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử đã ghi nhận ngân hàng được ra đời từ nền kinh tế hàng hoá và khi
ngân hàng đã hoàn thiện, thì ngân hàng lại đóng vai trò là đòn bẩy của nền
kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng góp
phần tăng nhanh tốc độ sản xuất và lưu thông hàng hoá nhằm thúc đẩy quá
trình tái sản xuất mở rộng.
Việt Nam là một trong những nước có cơ chế kế hoạch hoá tập trung và
mang tính bao cấp triệt để. Nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường,
thực hiện đường lối của Đảng nền kinh tế Việt Nam đã dần dần đổi mới, góp
phần cải thiện mức sống của nhân dân, hoà nhập với cộng đồng quốc tế,
vững bước trên con đường mà Đảng đã lựa chọn.
Ngân hàng là một trung tâm thanh toán tiền tệ, tín dụng và là một ngành
kinh tế huyết mạch, quan trọng chi phối toàn bộ sự phát triển của đất nước.
Kết quả đó ngày càng được khẳng định khi nền kinh tế nước ta đã và đang
hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường năng động với nhiều thành phần kinh tế như
hiện nay mà ngân hàng với chức năng là trung tâm thanh toán. Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) đã và đang chuyển sang xu
hướng của nền kinh tế thị trường và hạch toán kinh doanh theo nền kinh tế
thị trường nên ngân hàng phải có những đổi mới để phù hợp. Khi trao đổi,
bên mua và bên bán không nhất thiết phải thanh toán với nhau bằng tiền mặt
mà có thể dùng phương tiện thanh toán khác nhưng không có sự xuất hiện
của tiền mặt như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm thu, thu, thu tín dụng,thanh
toán bù trừ điên tử,thanh toán bù trừ liên ngân hàng,thanh toán bù trừ truyền
thống... thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại trong và ngoài nuớc.
Trần Văn Quang – Năm 2011
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
Nhận thức và đánh giá đúng vai trò của việc thanh toán qua ngân hàng gắn
liền với chu chuyển hàng hoá, dịch vụ nên cùng với sự đổi mới của nền kinh
tế thì việc đổi mới của hoạt động ngân hàng là một yêu cầu cấp bách.
Trước hết là đổi mới công tác thanh toán nhằm đáp ứng cho nhu cầu chu
chuyển vốn cho nền kinh tế cùng với việc hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật
trong thanh toán và kế toán. Trong những năm gần đây cùng với xu hướng
phát triển chung của tin học toàn cầu nên việc áp dụng tin học vào hệ thông
ngân hàng đang tăng nhanh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tuy
nhiên, việc thanh toán quá lại giữa các ngân hàng trong và ngoài nuớc còn bị
nhiều hạn chế, chưa tận dụng hết khả năng khai thác số liệu chương trình.
Trước thực trạng đó, việc cải thiện chế độ thanh toán của hệ thống ngân
hàng nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Agribank) là một vấn đè bức xúc. Để phù hợp với sự phát triển của các
nước và quốc tế, cũng chính vì tầm quan trọng của vấn đề này vì vậy trong
thời gian thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn (Agribank)
Do trình độ của tôi có hạn nên tôi xin chọn"thanh toán ngoại hối giữa các
ngân hàng trong và ngoài nước".
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
Trần Văn Quang – Năm 2011
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán ngoại hối(thanh toán
qua Ngân hàng), trong những năm qua ngành ngân hàng nói chung và hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng đã tập trung
chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán
nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu
vực và thế giới. Do đó công tác thanh toán ngoại hối qua ngân hàng đã thực
sự đi vào đời sống xã hội và đem lại những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên so
với yêu cầc phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới thì dịch vụ thanh
toán của các NHTM Việt Nam còn bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là hiện đại
hoá công nghệ thanh toán và phổ cập thanh toán ngoại hối qua ngân hàng
trong khu vực dân cư. Điều này đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam nói
chung và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng
cũng như các nhà khoa học kinh tế phải tìm ra các giải pháp hữu hiệu để
hoàn chỉnh dịch vụ này và tạo tiền đề để ngành ngân hàng mau chóng hội
nhập chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế.
2. Giới hạn nghiên cứu
2.1. Đối tượng ngiên cứu
Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Từ ngày 7/3/2011 đến ngày 14/5/2011.
Trần Văn Quang – Năm 2011
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về hoạt động thanh toán qua lại giữa các ngân hàng
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tạo tiền đề để nghành ngân hàng mau chóng hội nhập vào mạng lưới thanh
toán quốc tế
Hoàn thiện và khắc phục những tồn tại trong công tác thanh toán qua lại
giữa các ngân hàng
4. Tóm tắt nội dung,bố cục đề tài
Qua đề tài này tôi muốn giúp các bạn có thể kiểu rõ hơn về ngành ngân
hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng.Nội dung của đề tài nói về
vấn đề thanh toán qua lại giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.(ngân
hàng Agribank với các ngân hàng khác ở trong và ngoài nước).sự phát triển
của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng.Thực trạng
của ngân hang Agribank trong năm 2008-2011.
Nội dung chuyên đề gồm năm chương:
Chương I: Đặt vấn đề
Chương II: Những vấn đề cơ bản về thanh toán và thanh toán qua lại giữa
các ngân hàng trong và ngoài nước
Chương III:Phương pháp nghiên cứu về hoạt động thanh toán ngoại hối giữa
ngân hàng trong và ngoài nước
Trần Văn Quang – Năm 2011
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
Chương IV:Thực trạng của vấn đề thanh toán bù trừ tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn
Chương V: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán bù
trừ taị ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sơ
xuất,thiếu sót.Vậy nên,tôi rất mong nhận được sự thông cảm va đóng góp ý
kiến của các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn
Trần Văn Quang – Năm 2011