Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NHTM.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
63
Kích thước
325.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1777

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NHTM.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hang. Đối với hầu hết các ngân hàng ,khoản

mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ ½ đến 2/3 nguồn thu của ngân hang.

Đồng thời ,rủi ro trong hoạt động ngân hang có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho

vay.Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hang thường phát sinh từ các khoản cho vay

khó đòi,bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau : Quản lý yếu kém ,cho vay không tuân thủ

nguyên tắc tín dụng,chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của

nền kinh tế.Vì thế , chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy thanh tra ngân hang thường xuyên

kiểm tra cẩn thận danh mục cho vay của ngân hang.Và trong quá trình khách hang sử dụng tiền

vay của ngân hang , ngân hang không thể kiểm soát trực tiếp được các hoạt động của nhiều yếu

tố khách quan và chủ quan,có thể gặp khó khăn trong việc tră nợ ngân hang.Vì vậy ,một khoản

vay dù được đánh giá tốt nhưng vẫn hàm chứa một mức độ rủI ro nhất định, nằm ngoài khả năng

phân tích và giám sát của ngân hang.

Như vậy để tránh rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay , các ngân hang thường quan

tâm đến vấn đề bảo đảm tiền vay.Tuy bảo đảm tiền vay không phảI là mục đích của ngân hang

khi ra quyết định cho vay nhưng nó có thể hạn chế được một phần nào rủi ro , nâng cao hiệu quả

kinh doanh cho ngân hang.Khi khách hang không trả được nợ cho ngân hang thì những tài sản

bảo đảm chính là nguồn trả nợ thứ hai của khách hang . Trong trường hợp đó , để thu hồI đựơc

nợ đầy đủ nhất thì ngân hang phảI thực hiện tốt công tác xử lý tài sản bảo đảm.

Công tác xử lý tài sản bảo đảm đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh

doanh tạI các ngân hang nhưng hiện nay , việc thực hiện vẫn còn một số khó khăn , vướng

mắc .Vì vậy , việc hoàn thiện công tác này tạI các ngân hang thương mạI nói chung và NHNT

Thành Công nói riêng cần phảI được thực hiện như một biện pháp tạo đà để đẩy nhanh tiến trình

lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các ngân hàng.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA

NHTM

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM

1.1.1 Khái niệm

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng của NHTM , theo đó NHTM giao cho khách hang sử

dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên

tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi . Đây là một trong những hoạt động tín dụng của NHTM và cũng là

hoạt động sinh lời lớn nhất của NHTM .Thông qua hoạt động cho vay ,ngân hang đã cung cấp

một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dung.

1.1.2 Phân loại cho vay

Các khoản cho vay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Bao gồm cho vay

theo mục đích ,hình thức bảo đảm , kỳ hạn ,phương pháp hoàn trả .

Căn cứ vào mục đích của việc sử dụng vốn vay : có thể chia cho vay thành cho vay tiêu

dung , cho vay thương mại , tài trợ dự án …Trong giai đoạn đầu , hầu hết các ngân hang không

tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ cho rằng các khoản cho vay tiêu dung

rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng trong thu nhập của người tiêu dung và sự cạnh tranh

trong cho vay đã hướng các ngân hang tới người tiêu dung như một khách hang tiềm năng .Bên

cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn , các ngân hang ngày càng trở nên năng động

trong việc tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho các dự án như tài trợ xây dựng nhà máy , phát

triển ngành công nghệ cao…

Căn cứ theo hình thức bảo đảm thì có 2 loại : cho vay không có tài sản bảo đảm và cho vay

có tài sản bảo đảm . Cho vay không cần tài sản bảo đảm có thể được cấp cho những khách hang

có uy tín , thường là những khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi , có tình hình tài chính vững

mạnh , ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người

vay . Trong trường hợp này , có thể nói uy tín , tình hình tài chính lành mạnh và khả năng thành

công của dự án của khách hang chính là những tài sản bảo đảm . Ngoài ra các khoản cho vay

theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu , các khoản cho vay đối với các tổ chức tài

chính lớn , các công ty lớn , hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hang có

khả năng giám sát việc bán hang … cũng có thể không cần tài sản bảo đảm..

Trong những trường hợp còn lại , khi cho vay ngân hang thường yêu cầu khách hang phải có

tài sản bảo đảm . Lý do là khách hang luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh , có thể mất

khả năng trả nợ cho ngân hang . Những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hang

những tổn thất lớn , vì vậy mà ngân hang muốn có được nguồn tài trợ thứ hai khi nguồn trả nợ

thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không bảo đảm trả nợ

Căn cứ theo kỳ hạn trả nợ : các khoản cho vay của ngân hàng có thể được phân loại thành

cho vay ngắn hạn , cho vay trung hạn và cho vay dài hạn . Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay từ

12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động ; cho vay trung hạn là khoản cho vay từ 1 năm

đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải , một số cây trồng vật nuôi ,

trang thiết bị chống hao mòn ; cho vay dài hạn là khoản cho vay trên 5 năm tài trợ cho công trình

xây dựng như nhà , sân bay, đường , máy móc thiết bị có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu.

Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản cho vay không

xác định trước được chính xác thời hạn. Tuy vậy , sự phân chia này có ý nghĩa quan trọng đối

với ngân hang vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tài sản.

Căn cứ theo phương thức hoàn trả : các khoản cho vay của ngân hang có được hoàn trả

một lần hoặc trả góp . Những khoản cho vay hoàn trả một lần thường được quan niệm như

những khoản cho vay thẳng , nghĩa là hợp đồng yêu cầu hoàn trả toàn bộ một lần vào thời gian

đáo hạn cuối cùng .Còn cho vay trả góp lai đòi hỏi việc hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ , việc

hoàn trả có thể là hang tháng , hang quý , nửa năm hoặc hàng năm . Cho vay trả góp đựoc thực

hiện theo nguyên tắc trả dần , trong suốt kỳ hạn thực hiện hợp đồng . Nhờ vậy , việc hoàn trả

không trở thành một gánh nặng lớn đối với người vay như trong trường hợp toàn bộ khoản cho

vay phải trả một lần.

Với một hệ thống các hình thức cho vay đa dạng , các NHTM không những thoả mãn nhu

cầu đa dạng về vốn cho khách hang mà còn làm cho khách hang có khả năng tiếp cận các nguồn

vốn một cách dễ dàng , tiết kiệm được chi phí giao dịch , giảm bớt các chi phí nguồn vốn .

Thông qua nguyên tắc cơ bản của tín dụng là cho vay trên cơ sỏ hoàn trả vốn có lãi , các NHTM

đã kích thích và buộc các khách hang sử dụng vốn một cách có hiệu quả , tránh việc thất thoát

vốn đầu tư . Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức cho vay sẽ tạo ra sự chủ động cho

các khách hang , giúp cho họ tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sản xuất

kinh doanh , đổi mới công nghệ , góp phần nâng cao vòng quay của tiền tệ để từ đó nâng cao

năng lực cạnh tranh.

Trong bất cứ lúc nào, với khách hàng nào thì cho vay có bảo đảm là nguyên tắc hoàn

toàn hợp lý cần thiết để bảo đảm cho Ngân hàng đối phó với những tổn thất mỗi khi món nợ quá

hạn, khó đòi hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán.

Mục đích của Ngân hàng trong việc đặt ra các đảm bảo tín dụng là tạo điều kiện cho

Ngân hàng có thể thu hồi nợ một cách chắc chắn, đồng thời có cơ sở để mở rộng quy mô tín

dụng. Hơn nữa việc Ngân hàng có quyền phát mại tài sản của người vay được dùng làm đảm bảo

đã góp phần nâng cao ý thức hoàn trả của người vay.

* Các hình thức bảo đảm tiền vay:

Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các bện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro,

tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Bảo đảm tiền vay được thực hiện dưới hai hình thức:

1. Bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 178 đã quy định những biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp

cho vay không có bảo đảm bằng tài sản như sau:

- Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài

sản.

Để thực hiện hính thức này, Ngân hàng cần phải xem xét tình hình tài chính, kinh

doanh, khả năng thanh toán,..của khách hàng. Hình thức cho vay này dựa trên cơ sở tín nhiệm

trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng.

- Ngân hàng được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ.

- Ngân hàng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức

đoàn thể chính trị - xã hội.

Thông thường biện pháp bảo đảm tiền vay không có tài sản bảo đảm được áp dụng đối

với khu vực kinh tế quốc doanh. Hình thức này có nhiều ưu điểm: thúc đẩy mối quan hệ làm ăn

lâu dài giữa Ngân hàng và khách hàng, giảm bớt quy trình tín dụng khi thực hiện một món vay

nhưng đương nhiên là rủi ro lớn đối với Ngân hàng.

2.Bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

Đối với vấn đề bảo đảm tiền vay bằng tài sản, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 178, khi

vay vốn tại Ngân hàng, khách hàng có thể dùng tài sản bảo đảm cho khoản vay của mình theo

các phương thức:

- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay

- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản không chỉ mang lại cho Ngân hàng sự chứng thực

rằng Ngân hàng không bị mất hoàn toàn khoản vay mà còn cho Ngân hàng quyền ưu tiên khi

người vay thanh lý tài sản đó. Nếu giá trị vật bảo đảm vượt quá khoản vay, khi thanh lý do vỡ

nợ, khoản chênh lệch sẽ được trả lại cho người vay. Trong trường hợp vật bảo đảm không đủ trả

nợ, Ngân hàng có thể tịch biên thêm một số tài sản theo sự phán quyết của toà án.

1.2 Tài sản bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hang không trả hoặc không trả đúng thời hạn hoặc không

trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hang . Nhìn chung ngân hang thường quyết định cho vay khi thấy

rủi ro tín dụng không xảy ra . Tuy nhiên không một ngân hang nào có thể dự đoán được chính

xác những vấn đề sẽ xảy ra vì khả năng hoàn trả tiền vay của khách hang có thể bị thay đổi do

nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan . Vì vậy , để tránh rủi ro tín dụng xảy ra , trừ những

khách hang có uy tín cao , nhiều khách hàng phải có tài sản bảo đảm khi nhận tín dụng của ngân

hang.

1.2.1 Khái niệm về tài sản bảo đảm

Khi tiến hành hoạt động cho vay , ngân hang thường ưu tiên cho những khách hang truyền

thống , có uy tín hoặc những khách hang có tình hình tài chính lành mạnh , phương án sản xuất

kinh doanh hiệu quả hoặc theo chỉ định của chính phủ . Uy tín của khách hang trên quan điểm

của ngân hàng được cấu thành bởi những yếu tố như quan hệ lâu dài , trả nợ song phẳng . Hiệu

quả dự án cũng được các ngân hang đặc biệt quan tâm . Thông qua thẩm định dự án , ngân hang

dự tính các yếu tố tác động tới quá trình kinh doanh của khách hàng trong tương lai , mối liên hệ

giữa sức mạnh tài chính của khách hang hiện tại và kết quả dự án trong tương lai . Đây là những

tài sản bảo đảm vô hình có tính an toàn khá cao đối với ngân hang.

Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động cho vay không thể đoán trước đựơc vì nó còn phụ thuộc

vào nhiều yếu tố như không phải chỉ phụ thuộc riêng vào khách hang . Lúc đó việc xử lý những

rủi ro này lại trở nên dễ dàng hơn với những khách hàng được cho vay với hình thức có tài sản

bảo đảm có thực .

Tài sản bảo đảm là tài sản bảo đảm của bên bảo đảm ( bên đi vay ) dung làm cầm cố , thế

chấp , bảo lãnh đê bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hang ( bên nhận bảo đảm)

Tài sản bảo đảm có những đặc trưng sau :

Định giá tài sản bảo đảm

Đến hạn trả nợ

- Giá trị của tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm : Đây là vấn đề có tính

nguyên tắc nhằm bảo đảm cho tổ chức tín dụng có thể thu hồi đủ bợ và lãi vay khi khách

hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ phải xử lý tài sản bảo

đảm để thu hồi nợ.

- Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ : Tính dễ tiêu thụ của tài sản bảo đảm làm cho việc

xử lý tài sản nhanh , thu hồi nợ tốt .

- Tài sản đủ cơ sở pháp lý : Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay

hoặc người bảo lãnh , được cho phép giao dịch , để bên cho vay dễ dàng xử lý để thu nợ

khi người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ

• Quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Định giá tài sản bảo đảm

Đến hạn trả nợ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!