Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NHỮNG VẤN ĐỀ CNH - HĐH Ở NƯỚC TA
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Từ Đại hội Đảng lần thứ III đến nay, Đảng ta luôn luôn xác định CNH là
nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Thực hiện nhiệm vụ đó, những năm qua,
nhất là những năm đổi mới, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra
thế và lực mới cho phép chuyển sang một thời kỳ phát triển cao hơn, đẩy tới một
bước CNH, HĐH nước nhà. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện CNH những năm
trước đây, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan nóng vội,
chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm.
Muốn tiếp tục phát huy thành tích, khắc phục yếu kém đẩy lùi nguy cơ tụt hậu
về kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo để phát triển nhanh
trên con đưòng đã lựa chọn. Chúng ta không còn cách nào khác là đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
Một thời kỳ phát triển mới đang mở ra trên đất nước ta, mục tiêu từ nay đến
năm 2005, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đại hội
VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định.
"Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp
có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ở mức cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội
công bằn văn minh".
Quá trình CNH, HĐH đất nước là cả một sự nghiệp to lớn và lâu dài. Trong
khuôn khổ của một đề án, em không thể bao quát đánh giá hết quá trình CNH,
HĐH ở nước ta và với vốn kiến thức còn hạn chế, bài viết của em khó tránh khỏi
những thiếu sót.
1
NHỮNG VẤN ĐỀ CNH - HĐH Ở NƯỚC TA
A - Lý luận chung
I-/ SỰ CẦN THIẾT CỦA CNH - HĐH Ở VIỆT NAM:
Muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đất nước từng
bước tiến lên CNXH, đi đối với việc củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiên tiến,
chúng ta nhất thiết phải phát triển lực lượng sản xuất với năng suất lao động ngày
càng cao. Mà muốn có lực lượng sản xuất hùng hậu và năng suất lao động xã hội
cao thì không thể chỉ dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu, sử dụng lao động thủ công;
trái lại phải phát triển mạnh công nghiệp cùng với đổi mới công nghệ ngày càng
hiện đại tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững cho toàn bộ
nền KTQD. Nói cách khác chúng ta phải tiến hành CNH theo hướng HĐH. CNH là
một giai đoạn phát triển tất yếu đối với các quốc gia muốn tiến lên từ một nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu. Đây là xu thế chung của lịch sử.
Đối với nước ta CNH-HĐH nền kinh tế là một đòi hỏi tất yếu của việc phát
triển mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Quan điểm này khẳng
định CNH-HĐH là vấn đề quan trọng đặc biệt, là bước phát triển tất yếu đối với
nước ta, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế vẫn mang nặng tính chất
nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém
phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa xây dựng được bao nhiêu, kinh tế tuy có
phát triển khá nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả còn rất thấp, còn nhiều yếu
tố chưa vững chắc, khả năng cạnh tranh còn quá thấp so với nhiều nước xung
quanh. Thực tế này cho thấy nguy cơ tụt hậu xa hơn vẫn còn rất lớn, cho nên chỉ có
CNH-HĐH mới là con đường cơ bản khắc phục được những yếu kém của nền kinh
tế nước ta, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ được độc lập chủ quyền, sớm thoát
khỏi nguy cơ tụt hậu, đảm bảo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Mặt khác, thực tiễn đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã chỉ rõ sự nghiệp đổi mới là
sự nghiệp của quần chúng, CNH-HĐH cũng là sự nghiệp của toàn dân, vì lợi ích
của nhân dân và do dân thực hiện. Quần chúng nhân dân khi nhận thức đầy đủ lợi
ích của CNH-HĐH họ sẽ phấn đấu vươn lên học tập để nâng cao trình độ văn hóa,
2
kỷ luật, tay nghề để làm chủ được CNH, HĐH, họ sẽ là người đóng góp sức lao
động, tài năng, sáng tạo, tiền vốn, tài sản của mình cho sự nghiệp CNH-HĐH.
II-/ THỰC CHẤT CỦA CNH, HĐH
Trong điều kiện ngày nay, quan niệm về CNH, HĐH dù trên góc độ nào cũng
không đồng nhất quá trình phát triển công nghiệp. Tuy quá trình CNH-HĐH này có
những nét riêng đối với từng nước, nhưng đó chỉ là sự vận dụng một quá trình có
tính chất phổ biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước mà thôi. CNH là
quá trình rộng lớn và phức tạp, bản chất của quá trình này bao hàm trên các mặt sau
đây:
Công nghiệp hóa là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện
đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành chiếm
vị trí trọng yếu. Thực hiện CNH-HĐH trong điều kiện cách mạng khoa
học - kỹ thuật ngày nay, quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ cho
các ngành phải gắn liền với quá trình HĐH ở cả phần cững và phần mềm
của công nghệ. Quá trình này cũng đồng thời là quá trình xây dựng xã
hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, các hoạt động
theo phong cách của nền công nghiệp lớn hiện đại. Quá trình ấy phải tác
động làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh và ổn định, cải
thiện đời sống xã hội và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần
chênh lệch trình độ kinh tế - xã hội của đất nước với các nước phát triển.
CNH-HĐH xét trên góc độ kinh tế -kỹ thuật: Là cái đích cần vươn
tới trong quá trình CNH-HĐH. Nhưng sự vươn lên về trình độ công
nghiệp này lại bị ràng buộc bởi yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã
hội. Xét toàn cục, CNH-HĐH chỉ là phương tiện, điều kiện để đạt tới
mục tiêu của quá trình CNH-HĐH mà thôi. Giải quyết quan hệ này có
liên quan trực tiếp đến bước đi của quá trình HĐH theo những điều kiện
cụ thể của đất nước. Ý tưởng muốn đi vào công nghệ hiện đại ở tất cả
các ngành, các lĩnh vực hoạt động nhằm nhanh chóng xóa bỏ tình trạng
nghèo nàn lạc hậu là ý tưởng phiêu lưu độ quản lý có hạn và thiếu thôn
trầm trọng thêm những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.
3