Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và Quá trình và các bước để cổ phần hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng Thương mại Nhà nước đang đứng trước thực trạng nợ tồn đọng lớn, vốn tự có quá
thấp so với nhu cầu thực tiễn và so với các ngân hàng trên thế giới, tình trạng này đang làm hạn
chế khả năng huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng.
Vấn đề cổ phần hoá ngân hàng Thương mại Nhà nước đặt ra trong giai đoạn này là phù hợp với
tiến trình đổi mới hoạt động ngân hàng để hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá
một ngân hàng Thương mại Nhà nước không đơn thuần như việc cổ phần hóa một doanh nghiệp
nhà nước, nhưng cũng không phải là vấn đề quá khó khăn không thể không thực hiện được. Do
đó, quan trọng hiện nay là xác định được mục tiêu cổ phần hóa, xác định những điều kiện cần và
đủ để giải quyết những vấn đề trong quá trình cổ phần hóa và phải đảm bảo được một ngân hàng
sau khi cổ phần hóa phải đáp ứng được các chuẩn mực Hội nhập kinh tế quốc tế, đủ năng lực cạnh
tranh được với các ngân hàng trong nước và trên thế giới.
Hoạt động ngân hàng, trong đó ngân hàng Thương mại Nhà nước với vai trò chủ đạo trong những
năm qua đã có sự đóng góp rất lớn vào sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đã triển
khai thực hiện chính sách tiền tệ một cách tích cực, cơ bản ổn định được giá trị và sức mua của
đồng tiền, kìm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế, chưa
phát huy hết chức năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả để làm cho kinh tế nhà nước thực sự
đóng vai trò chủ đạo.
Việc cổ phần hóa ngân hàng là một khâu trong quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng, củng cố và
cơ cấu lại các ngân hàng Thương mại theo hướng tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục những
tồn tại nhằm nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, năng lực tổ chức kinh doanh đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới trong những năm tới.
Do yêu cầu của CNH-HĐH đất nước cần phải có một khối lượng vốn, vì vậy cần phải có ngân
hàng Thương mại đủ tiềm lực tài chính để thực hiện phân phối và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, đặt ra vấn đề cổ phần hóa ngân hàng Thương mại Nhà nước là rất cần thiết.
Quá trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và chuẩn bị hội nhập vào thị trường tài chính
quốc tế với việc tự do hóa tài chính đã làm cho môi trường cạnh tranh gay gắt hơn, đầy rủi ro hơn.
Bối cảnh này đã đặt ra cho ngành ngân hàng cần thiết phải cổ phần hóa ngân hàng Thương mại
Nhà nước. Với những yêu cầu hết sức cần thiết và bức xúc như đã nêu trên, đòi hỏi trong hoạt
động của ngân hàng Việt Nam phải có một ngân hàng với quy mô lớn, năng lực tài chính mạnh
trong khi các ngân hàng Thương mại Nhà nước cũng như các ngân hàng Thương mại cổ phần
không thể đáp ứng được thì vấn đề cổ phần hóa ngân hàng Thương mại Nhà nước là một yêu cầu
cần thiết khách quan.
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. Sau 15 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình này. Nhiều vấn đề lý luận và tư duy
kinh tế đang đặt ra cần giải quyết để nâng cao hiệu quả của quá trình cổ phần hóa trong thời gian
tới.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề đang được đẩy mạnh ở nước
ta, nhưng việc thực hiện một cách có hiệu quả không đơn giản. Vì vậy, sau 15 năm thực hiện cổ
phần hóa, rất cần có sự nhìn lại thực trạng, đánh giá triển vọng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong những năm tới.
1. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 15 năm qua:
Tính chung, tính đến hết tháng 12 năm 2007, trong cả nước đã sắp xếp, cổ phần hóa được trên
3.800 doanh nghiệp nhà nước. Chiếm trên 70% doanh nghiệp cần được sắp xếp lại và chiếm 25%
vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy số vốn Nhà nước đã cổ phần hóa còn khá khiêm tốn,
nhưng số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa nói trên đã tạo một khối lượng hàng hóa rất lớn cho thị
trường chứng khoản giao dịch chính thức. Cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoản thành
Trang 1