Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những vấn đề chung về báo truyền hình và thực hiện tác phẩm phóng sự báo truyền hình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA BÁO CHÍ-TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ
KHOÁ K39 (08)
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO TRUYỀN HÌNH
VÀ THỰC HIỆN TÁC PHẨM
PHÓNG SỰ BÁO TRUYỀN HÌNH
Thành phố Huế, 11/2021
MỤC LỤC
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm
1.3. Lịch sử
1.4. Vai trò và vị trí
1.5. Ưu và hạn chế
1.6. Xu hướng
1.7. Giải pháp nâng cao chất lượng báo truyền hình
PHẦN 2: THỰC HIỆN MỘT TÁC PHẨM PHÓNG SỰ BÁO TRUYỀN HÌNH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm báo chí truyền hình
Trong các loại hình báo chí ta có báo chí truyề hình. Trong ngôn ngữ hằng ngày,
loại hình báo chí truyền hình thường được gọi ngắn gọn là truyền hình. Ngoài ra, một số
nhà nghiên cứu về báo chí còn gọi loại hình báo chí này là báo hình để phân biệt với báo
nói (báo phát thanh), báo viết (báo in) và báo điện tử. Cũng cần lưu ý thêm, báo hình là
cách thức mà nhà báo dùng ngôn ngữ hình ảnh động để thể hiện tác phầm của mình. Hiện
nay, có một loại hình báo chí khác là báo ảnh, loại hình báo chí này chủ yếu là thể hiện
tác phẩm của mình bằng ngôn ngữ hình ảnh (ảnh chụp) và thường được đăng tải trên báo
in hoặc báo điện tử.
Nói về khái niệm Truyền Hình. Truyền là động từ với nghĩa: “lan rộng ra hoặc làm
lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết”. Còn “truyền hình” tức là truyền hình ảnh,
thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây [51, tr 1349].
Xét về mặt ngữ nghĩa thì truyền hình là việc chuyển tải hình ảnh và âm thanh từ một chủ
thể nhất định đến đông đảo công chúng thông qua một thiết bị công nghệ. Tuy nhiên định
nghĩa này còn đơn giản chưa bao hàm hết được bản chất và đặc trưng của truyền hình.
Cách khác, theo giáo trình Báo chí Truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn,
thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo
tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'', còn tiếng Latinh
có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”.
Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có
chung một nghĩa.” [37, tr 8]. Điều này cho thấy khái niệm về truyền hình của PGS.TS
Dương Xuân Sơn cũng đồng tình với ý nghĩa truyền hình là hình thức truyền tải hình ảnh
và âm thanh đến nhiều người, nhiều nơi. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm đặc tính phổ
biến của truyền hình trên khắp thế giới. Đồng thời, ông cũng khẳng định đặc trưng mang
tính thế mạnh của truyền hình là khả năng lan tỏa rất xa của nó. Trên thực tế, sự ra đời
của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng
mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền
hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Mặc dù vậy khái niệm này cũng vẫn còn sơ
lược, chưa khái quát toàn bộ bản chất và đặc trưng của truyền hình.
Theo giáo trình Truyền thông- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS,TS Nguyễn
Văn Dững, “truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động
với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế,
truyền hình đem lại cho công chúng với bức trang sống động với cảm giác như đang trực
tiếp tiếp xúc và cảm thụ. Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, được
“rút gọn”, được làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong
phú hơn về giá trị tinh thần giúp người xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần
gủi và sinh động hơn về những sự kiện và vấn đề của cuộc sống”[15, tr 168] Về khái
niệm này, theo tôi đây là một khái niệm khá hoàn chỉnh, bởi nó khái quát nhiều yếu tố,
giúp người đọc có thể hiểu rõ bản chất của truyền hình, chức năng, nhiệm vụ, phương
thức cũng như đặc trưng ngôn ngữ và thế mạnh của truyền hình. Cụ thể, khái niệm đã
chỉ rõ truyền hình là “kênh truyền tải thông điệp”. Nghĩa là truyền hình không phải
“chiếc máy photo cuộc sống” mà khi hình ảnh truyền đi mang theo một mục đích rõ ràng
mà chủ thể truyền hình (Đài truyền hình) mong muốn điều chỉnh hành vi của công chúng
(khán giả) tiếp nhận. Tác giả giáo trình cũng nhấn mạnh đặc trưng ưu việt của truyền hình
là mang đến cho khán giả truyền hình“bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ,
được “rút gọn”, được làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức và làm
phong phú hơn về giá trị tinh thần giúp người xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng gần
gủi và sinh động hơn về những sự kiện và vấn đề của cuộc sống” Với khái niệm vừa rồi,
giúp người đọc có thể hiểu hơn về cách làm truyền hình và yêu cầu cốt lỗi nhất của
truyền hình. Nói chung, dựa vào quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, tôi xin
phép chọn khái niệm về truyền hình của PGS,TS Nguyễn Văn Dững làm nền tảng cơ sở
lý luận để nghiêm cứu đề tài luận văn này của mình.
1.2. Đặc điểm của loại hình báo chí truyền hình