Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THANH HƢƠNG
nh÷ng thay ®æi vÒ kü thuËt, chÊt liÖu
trong nghÖ thuËt s¬n mµi viÖt Nam
hiÖn ®¹i
chuyªn ngµnh: v¨n hãa d©n gian
m· sè: 62 31 70 05
luËn ¸n tiÕn sÜ v¨n hãa häc
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
pgs. nguyÔn l-¬ng tiÓu b¹ch
hµ néi – 2013
2
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh tæng hîp nghiªn cøu do t«i lµm. NÕu cã
g× sai ph¹m t«i xin hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm.
Lª Thanh H-¬ng
3
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 4
Chương 1. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HÌNH VỀ CHẤT LIỆU, KỸ THUẬT
CỦA NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN TRƢỚC NĂM 1925 10
1.1. Tổng quan về nghệ thuật sơn mài 10
1.2. Nghề sơn truyền thống Việt Nam 22
Tiểu kết chương 1 50
Chương 2. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỸ THUẬT, CHẤT LIỆU
TỪ NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN THÀNH SƠN MÀI HỘI HỌA 52
2.1. Sự ra đời của sơn mài hội họa 52
2.2. Những tìm tòi cải tiến kỹ thuật, chất liệu
để thành sơn mài hội họa 60
2.3. Một số cách tân về phong cách trong hội họa sơn mài
trước “Đổi mới” 90
2.4. Những thay đổi của sơn mài mỹ nghệ
sau khi sơn mài hội họa ra đời 95
Tiểu kết chương 2 100
Chương 3. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KỸ THUẬT, CHẤT LIỆU
CỦA NGHỆ THUẬT SƠN MÀI TỪ SAU “ĐỔI MỚI” 102
3.1. Bối cảnh chung của mỹ thuật Việt Nam sau “Đổi mới” 102
3.2. Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của hội họa sơn mài 108
3.3. Thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của sơn mài mỹ nghệ
trong các làng nghề 120
Tiểu kết chương 3 145
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 160
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
quật, chúng
.
Suốt thời kỳ phong kiến Đại Việt, có thể thấy, kỹ thuật và chất liệu làm
sơn ta không biến đổi nhiều; về sản phẩm nghề sơn cũng vậy. Chưa bao giờ
nghề sơn lại có những biến đổi nhanh như thời gian gần đây. Điề
phù hợp với thị trường, đáp ứng thẩm mĩ đa dạng hơn. Biến đổi để tồn tại và
phát triển là q
, phương thức
hoạt động nghề, đặc biệt là sự biến đổi trong tư duy hoạt động nghề, dẫn đến
hội ở các làng nghề...
Những biến đổi này có những ưu điểm, nhưng cũng không ít những bất
cập khiến những người quan tâm đến sơn mài Việt Nam phải suy nghĩ dù biết
5
rằng đó là điều không thể tránh khỏi. Trong rất nhiều sự biến đổi đó, điều đáng
phải suy nghĩ nhất chính là những biến đổi về kỹ thuật sản xuất và chất liệu
sơn mài,
. Vì vậy, nghiên cứu về
biến đổi kỹ thuật, chất liệu sơn mài sẽ cho chúng ta thấy được những gì được
mất của nghệ thuật sơn mài sau những thăng trầm thời cuộc.
Trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt từ thế kỷ 17 trở đi nghề sơn phát
triển mạnh phục vụ trang trí nội thất các công trình tôn giáo tín ngưỡng và
nội thất cung đình. Từ những năm 30 của thế kỷ 20, những họa sĩ thuộc thế
hệ đầu của Trường Mĩ thuật Đông Dương, với việc tiếp cận và nắm vững
phương pháp tạo hình châu Âu, lại có ý thức quay về học tập và kế thừa nghệ
thuật tạo hình dân tộc, kế thừa truyền thống, để độc lập sáng tạo, có chí
hướng xây dựng một nền mĩ thuật Việt Nam mang bản sắc dân tộc. Từ những
bước đi ban đầu ấy đến nay sơn mài đã trở thành một chất liệu của hội họa
độc đáo ở Việt Nam.
Trong nhiều thập kỷ qua, nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam đã có
những bước tiến dài trong khám phá và xử lý những chất liệu mới. Từ bảng
màu vàng - đỏ - đen được vẽ trực tiếp lên gỗ, của các nghệ nhân dân gian,
các họa sĩ sơn mài hiện đại đã có những cách tân vượt bậc về kỹ thuật, chất
liệu để chuyển hóa từ một hình thức của mĩ nghệ trang trí thành một phương
tiện - một ngôn ngữ tạo hình, biểu đạt thế giới nội tâm của con người. Nghiên
cứu về những biến đổi này để thấy được những sáng tạo và đóng góp của lớp
họa sĩ sơn mài đầu tiên của Việt Nam.
Nghệ thuật sơn mài với tư cách là đặc sản văn hóa của Việt Nam luôn
là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ quan tâm nghiên
6
cứu dưới nhiều góc độ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình phát triển của kỹ thuật, chất liệu
và hiệu quả thẩm mĩ của những phát kiến này.
Là một người đã tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và làm
luận văn thạc sĩ tại Viện nghiên cứu văn hóa, tôi nhận thấy đây là một vấn đề
cần được tiếp cận nghiên cứu để thấy được biến đổi của nghề sơn trong dòng
chảy của nghệ thuật và đời sống hiện đại. Để từ đó, tìm ra những hiệu quả
của sự biến đổi và hướng đi trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc
trong một lĩnh vực nghệ thuật và một lần nữa khẳng định sức sáng tạo vô
cùng phong phú của những người nghệ sĩ, nghệ nhân Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn Những thay đổi về kỹ thuật,
chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại làm đề tài luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu những thay đổi về k
, qua đó khẳng định
những biến đổi trong nghệ thuật sơn mài là qui luật khách quan để tồn tại và
phát triển.
2.2. Trình bày thành quả của nghệ thuật sơn mài từ khi là chất liệu
dùng để trang trí, tăng độ bền cho đồ vật, rồi trở thành chất liệu của nghệ
thuật tạo hình và ngày nay là chất liệu để làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu để thấy được giá trị quí báu về mặt văn hóa, kinh tế - xã hội của nghệ
thuật này. Ngoài ra, qua những phân tích về bất cập của những thay đổi về kỹ
7
thuật, chất liệu của nghệ thuật sơn mài, luận án cũng muốn góp một tiếng nói
về vấn đề bảo tồn một nghệ thuật cổ truyền độc đáo của dân tộc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những chất liệu và kỹ thuật dùng
cho việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề và các
tác phẩm sơn mài hội họa của các họa sỹ.
- Phạm vi nghiên cứu: Những ứng dụng chất liệu, kỹ thuật của nghề
sơn trong dân gian và trong các xưởng, trường nghệ thuật. Đặc biệt tập
trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 1925 đến nay, bởi đây là giai đoạn
nghề sơn có nhiều biến đổi trong việc dùng chất liệu và kỹ thuật, nhiều
chất liệu mới được đưa vào ứng dụng (sơn Nhật, sơn điều...), nhiều kỹ
thuật mới được thực hành. Điều này đã tạo nên một sắc diện mới cho nghề
sơn truyền thống Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
hương
pháp nghiên cứu liên ngành và nghiên cứu điền dã nhằm bổ sung tư liệu thực
địa về hiện trạng tại một số làng nghề tiêu biểu (Đình Bảng, Hạ Thái, Kiêu
Kỵ, Sơn Đồng,…); một số bảo tàng (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam); một số di tích còn lưu giữ được những sản phẩm nghề
sơn truyền thống có giá trị cao và xưởng vẽ của một số trường nghệ thuật
(trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trường Đại học Mỹ thuật công
nghiệp...) và xưởng vẽ của một số họa sỹ chuyên về nghề sơn, đã được công
chúng đánh giá cao về kỹ thuật và sáng tạo.
8
phương pháp thống kê, phân tích, mô tả, trên cơ sở đó tiến hành phân loại,
tìm hiểu công nghệ chế tác và các loại hình sản phẩm đã từng sản xuất tại các
làng nghề cũng như tranh sơn mài của các họa sĩ. Sử dụng phương pháp
nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu so sánh, nhằm làm rõ những thay đổi cơ
bản giữa chất liệu và kỹ thuật cũ với kỹ thuật và chất liệu mới. Công trình
cũng sẽ tham khảo các công trình nghiên cứu đã được công bố. Trên cơ sở đó
học hỏi, tiếp nhận thành tựu, tiến hành phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ
sự biến đổi về kỹ thuật và chất liệu của nghề sơn truyền thống.
5. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Luận án này đặt vấn đề nghiên cứu một cách tương đối toàn diện
và hệ thống những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật sơn mài Việt Nam; khẳng
định vị trí, vai trò của sơn mài trong nền văn hóa Việt, để từ đó khai thác và
ứng dụng những tiềm năng, tính ưu việt của nó trong xã hội hiện đại.
5.2. Bản luận án khi được hoàn thành sẽ hệ thống hóa rõ nét sự biến
đổi, chuyển đổi của chất liệu, kỹ thuật nghề sơn qua từng giai đoạn trong lịch
sử. Xác định rõ vai trò của các yếu tố trên trong việc ứng dụng, sáng tạo của
các nghệ nhân, nghệ sỹ và khẳng định đây là một trong những yếu tố căn bản
tạo nên sức sống, bản sắc của nghề sơn truyền thống, nền tảng của sự hình
thành nên ngành sơn mài hội họa Việt Nam.
5.3. Luận án đồng thời cũng góp phần khẳng định thêm rằng: vận
động, biến đổi là quy luật khách quan, là yếu tố tạo nên sự đa dạng và phát
triển và đồng thời cũng đưa ra một vài kiến nghị nhằm bảo tồn nghệ thuật
sơn mài truyền thống cho hiện tại và tương lai.
9
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia
làm ba chương:
Chương 1. Sự phát triển và định hình về chất liệu, kỹ thuật của nghề
sơn cổ truyền trước năm 1925
Chương 2. Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu từ nghề sơn cổ
truyền thành sơn mài hội họa
Chương 3. Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu của nghệ thuật sơn
mài từ sau “Đổi mới”.
10
CHƢƠNG 1
, KỸ THUẬT
CỦA NGHỀ SƠN CỔ TRUYỀN TRƢỚC NĂM 1925
1.1. Tổng quan về nghệ thuật sơn mài
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
, nhưng
viết về nghề sơn (trong thời kỳ phong kiến) và sự nghiên cứu về nghề sơn
vẫn còn nhiều hạn chế và phiến diện.
Trong suốt hàng nghìn năm phong kiến chúng tôi chưa tìm thấy tư
liệu, công trình nào có mục đích viết riêng về nghề sơn. Những tư liệu về
nghề sơn được viết trong nhiều thư tịch là do các sử gia, nhà nghiên cứu viết
về vấn đề khác, nhân đấy đề cập đến nghề sơn như một hiện tượng hay sự
vật: chúng tôi xin nêu một vài ví dụ tiêu biểu.
, sách Đại Việt sử
ký toàn thƣ của Lê Văn Hưu và các sử
.[39,tr26].
Dƣ địa chí của Nguyễn Trãi. Đây là tác phẩm Nguyễn
Trãi viết địa chí quốc gia (viết xong vào năm 1435). Trong sách ông nhắc
11
đến chất liệu sơn với tính chất là nhắc đến một sản phẩm địa phương quý
hiếm, cùng một số sản phẩm khác như “huyện Sơn Vi có trĩ trắng, sơn, tơ”.
Bình Vọng Trần thị gia phả, là
gia phả của dòng họ Trần ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, Thành phố
Hà Nội, sách có viết về cụ Trần Lư một thành viên xuất sắc của dòng họ này:
người học hành đỗ đạt, có chức tước và trước tác, đồng thời cũng là người
đem nghề sơn về quê, được dân làng Bình Vọng ghi công, tôn làm đức tổ
nghề sơn của làng.
Những người nước ngoài đến Việt Nam làm các công việc: ngoại giao,
truyền giáo, buôn bán, họ viết sách mà nội dung chủ yếu đề cập đến nhiều
vấn đề xã hội, phong tục tập quán của Việt Nam thời phong kiến. Trong đó
họ có nhắc đến cây sơn, việc chế biến nhựa sơn và đồ mỹ nghệ làm bằng chất
liệu sơn. Tiêu biểu là cuốn Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688
của William Dampier có đoạn viết: “Sơn ở Đàng Ngoài là một thứ nhựa
lỏng, chảy ra từ thân hoặc cành của các cây. Dân chúng ở nông thôn thu thập
một lượng lớn đến nỗi ngày nào họ cũng đem hàng thùng đầy ra bán tại chợ
kinh đô, nhất là vào mùa có công việc. Màu sắc tự nhiên của nó là màu trắng
và đặc như kem, nhưng ra không khí thì đổi thành màu đen nhạt. Vì thế cho
nên
sơn Việt Nam thực sự là một chất liệu quí và nghề sơn thế kỷ 17 đã đạt đến
trình độ không thua kém gì Nhật Bản.
Từ ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954), đặc biệt là từ năm 1960
đến nay, những bài viết và công trình nghiên cứu về cây sơn, nghề sơn, sự ra
đời của thể loại sơn mài hội họa đã được nhiều tác giả thuộc nhiều lĩnh vực
12
(kinh tế, văn hóa, thực vật) nhiều ngành khoa học (dân tộc học, văn hóa học,
mỹ thuật học...) tìm hiểu, viết bài, ghi hình và nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau.
Bài đăng trong các tạp chí chuyên ngành:
C
:
- Cây sơn và nghề trồng sơn trên đất Vĩnh Phúc tác giả Lê Tượng.
Trong bài viết này ông đi sâu vào việc giới thiệu cây sơn và nghề trồng sơn ở
tỉnh Vĩnh Phúc.
Chùm bài của tác giả Nguyễn Văn Chuốt:
- Hà Sơn Bình với truyền thống sơn mài.
- Đóng góp của nghệ nhân Hà Sơn Bình trong việc phát triển nghề thủ
công mỹ nghệ.
Trong hai bài viết nêu trên, họa sỹ – nhà giáo Nguyễn Văn Chuốt vốn
là xã viên hợp tác xã sơn mài Hạ Thái đã đánh giá, giá trị nghề thủ công mỹ
nghệ sơn mài ở Hà Sơn Bình với nghề sơn truyền thống Việt Nam. Bài viết
cũng đã cung cấp tư liệu về những nghệ nhân của nghề sơn mài trong đó có
cụ Đinh Văn Thành là người đã trực tiếp dậy nghề sơn mài cổ truyền cho các
họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương thời kỳ đầu.
- Đồ sơn cổ truyền là bài nghiên cứu chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng
đăng trên tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật của hai tác g
, chùa, bảo tàng.
13
- Về nghề sơn mài và sơn quang dầu ta tác giả Nguyễn Đức Cường
đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 3 năm 1986, nói về cách pha chế và
cách sử dụng sơn quang dầu. Bài viết mang tính chất tổng kết kinh nghiệm
dân gian với những kiểm chứng thực hành của tác giả.
- Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam là cuốn kỷ yếu hội
thảo do Viện Nghiên cứu mỹ thuật tuyển chọn, ấn hành. Cuốn kỷ yếu tập
hợp nhiều bài viết với nhiều nội dung, nhưng có hai chủ đề chính là nói
về lịch sử và sự chuyển đổi từ thể loại sơn mài mỹ nghệ sang thể loại sơn
mài hội họa.
Bên
30 năm qua”, ,
, ,
,
,
,
, ,
,
, ,
,
.
14
Nghề sơn qua báo chí
Nghề sơn đã được các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài
truyền hình, đài phát thanh) ở trung ương và các địa phương đề cập rất nhiều.
Tuy vậy, do tính chất, chức năng của các phương tiện thông tin đại chúng
nên chủ yếu tin, bài chỉ đưa các vấn đề như giới thiệu triển lãm sơn, hội chợ
làng nghề, hoạt động của làng nghề, tôn vinh sản phẩm và làng nghề, nghệ
nhân, nghệ sỹ chứ không đi sâu vào nghiên cứu. Nhưng những vấn đề mà
phương tiện thông tin đại chúng nêu lên cũng là yếu tố chúng tôi quan tâm để
xác định rõ và sâu hơn cho đề tài nghiên cứu.
,
n
.
Các công trình nghiên cứu
Có khá nhiều các công trình “dài hơi” nghiên cứu về làng nghề sơn
truyền thống được lưu trong các thư viện của các viện nghiên cứu, trường đại
học và hội nghề nghiệp, chúng tôi có thể tham khảo một số như:
Làng nghề Sơn Đồng huyện Hoài Đức, Hà Tây của nhóm t
15
cho thấy sự biến đổi của
.
Làng nghề sơn Bình Vọng và Hạ Thái của nhóm tác giả Trương Duy
Bích, Trương Minh Hằng (nơi lưu giữ: Thư viện Viện Nghiên cứu văn hóa,
1993). Trong công trình này, dưới góc nhìn của người nghiên cứu văn hóa
dân gian, các tác giả đã trình bày kỹ càng về sự hình thành làng, sự hình
thành nghề và sự biến đổi các nghề sơn trong diễn trình lịch sử.
Nghề sơn truyền thống làng Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thƣờng
Tín, tỉnh Hà Tây của tác giả Nguyễn Xuân Nghị (nơi lưu giữ: Thư viện
Viện Nghiên cứu văn hóa). Đây là một luận văn thạc sỹ văn hóa dân gian và
tác giả đã để nhiều công sức để đi sâu tìm hiểu kỹ càng sự hình thành và
vận động của một làng nghề sơn tiêu biểu của Hà Tây nói riêng và Việt
Nam nói chung.
Nghề sơn quang Cát Đằng truyền thống và biến đổi – luận án tiến sỹ
của Nguyễn Lan Hương, 2009 (nơi lưu giữ: Thư viện Viện Nghiên cứu văn
hóa). Trong luận án này tác giả cũng đã đi sâu tìm hiểu sự hình thành làng,
hình thành nghề cũng những sự vận động biến đổi của làng nghề ở nhiều mặt
như những biến đổi về mô hình sản xuất, chất liệu, kỹ thuật...
Các công trình trên đề cập tới làng và nghề làng cụ thể, nhưng đều có
xu hướng tiếp cận nghiên cứu làng nghề trong mối quan hệ tổng thể của
nhiều thành tố văn hóa dân gian. Trong đó nghề sơn là đối tượng chính.
Nhiều vấn đề về nghề sơn của các làng nghề (lịch sử hoạt động nghề, kỹ
thuật nghề, sản phẩm nghề, hiệu quả kinh tế nghề), được các tác giả trình bày
và lý giải.