Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những tài sản không thể trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
208.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1158

Những tài sản không thể trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011 63

Ths. Vò ThÞ Hång YÕn *

1. Những tài sản không thể thế chấp

do không phù hợp với đặc điểm của quan

hệ thế chấp

1.1. Điều kiện của tài sản để phù hợp với

đặc điểm của quan hệ thế chấp

Trước tiên chúng ta phải xét xem thế

nào là tài sản phù hợp với đặc điểm của

quan hệ thế chấp và có thể trở thành tài sản

thế chấp? Tài sản được dùng để thế chấp là

kết quả của sự lựa chọn, thống nhất ý chí

giữa các bên và phải phù hợp với đặc điểm

cơ bản nhất của quan hệ thế chấp là không

có sự chuyển giao tài sản thế chấp từ bên

thế chấp sang bên nhận thế chấp. Theo quy

định của pháp luật hiện hành, ngoài việc đáp

ứng các điều kiện chung về đối tượng của

hợp đồng dân sự như phải được xác định cụ

thể, không có tranh chấp, được phép giao

dịch, phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm...

thì tài sản thế chấp còn phải phù hợp với các

đặc trưng của quan hệ thế chấp là:

Thứ nhất, tài sản đó vẫn thuộc quyền

chiếm hữu, quản lí của bên thế chấp, trừ

trường hợp các bên có thoả thuận chuyển giao

tài sản đó cho người thứ ba quản lí. Như vậy,

bên nhận thế chấp không chịu trách nhiệm

nắm giữ và quản lí tài sản thế chấp. Tính chất

bảo đảm của biện pháp này chỉ dừng lại ở lời

“cam kết” của bên thế chấp sẽ chuyển giao

quyền xử lí tài sản cho bên nhận thế chấp khi

có sự vi phạm. Thực tiễn giao dịch về thế

chấp đã chỉ ra 3 cách cơ bản để đảm bảo cho

quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản

thế chấp đó là: 1) Bên thế chấp chuyển giao

các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của tài

sản thế chấp cho bên nhận thế chấp cầm giữ

để thuận lợi cho quá trình xử lí tài sản thế

chấp sau này; 2) Đăng kí giao dịch thế chấp

để công khai hoá tình trạng pháp lí của tài

sản thế chấp để thực hiện quyền truy đòi và

quyền ưu tiên thanh toán khi phải xử lí tài

sản thế chấp; 3) Kết hợp cả 2 cách trên. Nếu

theo cách thứ nhất thì bên thế chấp chỉ

chuyển giao giấy tờ pháp lí có liên quan đến

tài sản thế chấp, còn quyền nắm giữ và quản

lí tài sản thế chấp thì vẫn thuộc về bên thế

chấp. Do vậy, những loại tài sản nào mà khi

chuyển giao giấy tờ pháp lí về tài sản cũng

đồng thời là chuyển giao quyền quản lí đối

với tài sản đó thì không thể dùng để thế

chấp. Ví dụ như khi chuyển giao sổ tiết

kiệm, giấy tờ có giá thì bên bảo đảm cũng

đồng thời chuyển giao quyền kiểm soát và

quản lí tài sản được ghi trong những loại

giấy tờ trên cho bên nhận bảo đảm (Điều này

sẽ được phân tích cụ thể ở phần 1.2 của bài

viết). Nếu theo cách thứ hai là đăng kí giao

dịch thế chấp thì phải có sự mô tả tài sản thế

chấp. Đó phải là những tài sản đặc định hoặc

được đặc định hoá (những tài sản cùng loại

phải được xác định theo vị trí, số lượng, khối

lượng và chất lượng). Do vậy những tài sản

là vật cùng loại và không thể đặc định hoá

* Giảng viên Khoa pháp luật dân sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!