Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những tác động của toàn cầu hoá đến văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong các doanh nghiệp
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
929.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1417

Những tác động của toàn cầu hoá đến văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong các doanh nghiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ngô Thị Tân Hƣơng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 133 - 137

133

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN VĂN HOÁ KINH DOANH

VÀ VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH DOANH

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Ngô Thị Tân Hƣơng*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong quá trình phát triển của lịch sử, các giá trị văn hoá kinh doanh đƣợc con ngƣời sáng tạo, tích

lũy và phát triển qua nhiều thế hệ, nó tồn tại lâu đời trong cách ứng xử của các chủ thể trong hoạt

động kinh doanh. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa kinh doanh còn mang tính thời đại, nó luôn vận

động không ngừng cùng với thực tiễn. Cho nên, cùng với tiến trình lịch sử, các giá trị văn hoá kinh

doanh luôn cần đƣợc xây dựng, điều chỉnh, sử dụng cho cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh,

thời đại mới. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày những nhận định về tác động của

toàn cầu hoá đến hoạt động kinh doanh nói chung, từ đó đƣa ra ý kiến trao đổi về cách thức xây

dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh

nghiệp nói riêng và đất nƣớc nói chung.

Từ khóa: Toàn cầu hóa, văn hóa kinh doanh, doanh nghiệp

Tác động của toàn cầu hoá đến hoạt động

kinh doanh *

Tiến trình toàn cầu hoá hiện nay đã làm cho

hoạt động kinh doanh của Việt Nam phát triển

mạnh mẽ, nhiều loại hình kinh doanh mới ra

đời, môi trƣờng kinh doanh đƣợc mở rộng,

sôi động, lắm cơ hội song cũng nhiều thách

thức. Về cơ hội:

- Các doanh nhân Việt Nam có cơ hội để phát

huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ

kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu kinh

doanh của thời đại mới. Những kỹ năng kinh

doanh mới đƣợc tiếp nhận tích cực nhƣ

marketing, xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký

bảo hộ độc quyền, sở hữu trí tuệ... Những

kiến thức này đã làm phong phú, hiện đại

thêm kho tàng kiến thức về kinh doanh của

ngƣời Việt Nam.

- Việc giao lƣu với các nền văn hoá kinh

doanh bên ngoài đã bổ sung thêm những giá

trị mới cho văn hoá kinh doanh Việt Nam,

nhƣ: tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; kinh

doanh nhƣng hƣớng tới bảo vệ môi trƣờng,

phát triển bền vững; tôn trọng luật chơi

chung, cùng hợp tác, phát triển, bỏ dần, đi đến

đoạn tuyệt với nếp nghĩ, thói quen cũ: “phép

*

Tel: 0974 055252, Email: [email protected]

vua thua lệ làng”, “luật làng”, mang tính cục

bộ, bó hẹp phạm vi hoạt động.

- Quá trình tham gia hội nhập sâu, rộng với

thị trƣờng nƣớc ngoài đã ngày càng khơi dậy

và phát huy lòng tự hào dân tộc của ngƣời

Việt Nam, làm cho các doanh nhân Việt Nam

xích lại gần nhau hơn. Họ không chỉ kinh

doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà còn để tôn

vinh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam trên

trƣờng quốc tế. Sự hiện diện của dòng chữ

Made in Vietnam trên các nhãn hàng bán và

đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nƣớc ngoài, không

đơn thuần chỉ là sự thành công về mặt kinh tế,

mà còn là sự thành công về mặt văn hoá của

Việt Nam, bởi nó làm minh chứng sáng tỏ lý

thuyết “Thương mại quốc tế chính là sự

chuyển giao sản phẩm và dịch vụ được sản

xuất ra từ một nền văn hoá này cho những

người ở nền văn hoá khác sử dụng” [2].

Bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển

của văn hoá kinh doanh mà toàn cầu hoá

mang lại, ở Việt Nam, với truyền thống sản

xuất nông nghiệp lạc hậu, đã hình thành tƣ

tƣởng phổ biến là an phận thủ thƣờng, thƣờng

có thái độ nghi kỵ, cảnh giác, đôi khi thiếu tự

tin khi phải giao tiếp với bên ngoài. Chính vì

vậy, bƣớc vào toàn cầu hoá với những giao

lƣu văn hoá rộng rãi, đã gây cú sốc lớn cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!