Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Những quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHAN NHẬT HOÀNG AN
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP QUA THỰC TIỄN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHAN NHẬT HOÀNG AN
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP QUA THỰC TIỄN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ THỊ TUYẾT HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự đối với
doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo dúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh-Năm 2020
Phan Nhật Hoàng An
LỜI CẢM ƠN
Trong suất thời gian học tập và nghiên cứu tại trường ĐH mở thành phố Hồ Chí
Minh em luôn nhận được quan tâm, giúp đỡ, khuyến khích và tạo điều kiện của cơ
quan, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô, Khoa sau đại học-Trường ĐH Mở
thành phố Hồ Chí Minh và giảng viên hướng dẫn đã tạo điều kiện, đóng góp cho tác
giả trong suất quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và ngày càng có nhiều thành công
trong sự nghiệp.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn vẫn còn nhiều hạn chế cùng với việc bản
thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài luận văn của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu của tôi là “Pháp luật về cưỡng chế THADS đối với DN qua
thực tiễn trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” gồm 02 chương:
Chương 1 nói về cơ sở lý luận và quy định pháp luật về cưỡng chế THADS đối với
doanh nghiệp và chương 2 nói về thực trạng cưỡng chế THADS đối với DN trên địa
bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - giải pháp và kiến nghị.
Trong chương 1 tác giả đã nêu khái quát về cưỡng chế THADS đối với doanh
nghiệp, các quy định pháp luật về cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp, các biện
pháp cưỡng chế có thể áp dụng đối với doanh nghiệp; trình tự, nguyên tắc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp từ những quy định trên tác giả đã
đưa ra những ý nghĩa của việc cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp với các đối
tượng khác trong THADS. Đối với chương 2 tác giả nói về thực trạng cưỡng chế
THADS đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương;
các yêu tố tác động đến cưỡng chế trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương; thực trạng cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp tại Bình Dương và huyện
Bắc Tân Uyên, những bất cập thưởng gặp trong việc cưỡng chế THADS đối với doanh
nghiệp trên địa bàn và từ đó đưa ra một số giải pháp-kiến nghiệp giúp hoàn thiện hệ
thống pháp luật về THADS.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS là giải pháp có hiệu quả nhằm bảo
đảm việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết
định và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của
người phải THA. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác THADS trên địa
bàn huyện Bắc Tân Uyên và tỉnh Bình Dương và có thể sử dụng đề tài trong việc đóng
góp ý kiến dự thảo trong việc sửa đổi luật THA góp phần hoàn thiện hơn trong hệ
thống pháp luật. Biện pháp cưỡng chế THADS còn có tác dụng lớn trong việc răn đe,
giáo dục ý thức pháp luật cho mọi công dân, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên
truyền pháp luật trong việc THA.
SUMMARIZE
The research topic “Legal regulations on the coercion of the civil judgment
enforcement (CCJE) for enterprises in Bac Tan Uyen district, Binh Duong province
in reality” includes 02 chapters: Chapter 1 presents argument basis and legal
provisions about CCJE for enterprises, whereas chapter 2 shows the real situation of
CCJE for enterprises in Bac Tan Uyen district, Binh Duong Province - Solutions
and Suggestions.
In chapter 1, the author raises overview of CCJE for enterprises and legal
regulations on CCJE for enterprises; coercive measures may apply to businesses;
the order and principle of applying CCJE measures for enterprises. As the results,
the author provides the meanings of CCJE for enterprises and the others in the civil
judgment execution.Turning into chapter 2, the author illustrates the real situation of
CCJE for enterprises in Bac Tan Uyen district, Binh Duong province; the factors
affect to coercion in Bac Tan Uyen district, Binh Duong province; reality of CCJE
for businesses in Binh Duong and Bac Tan Uyen district; the difficulty cases often
happen in CCJE for businesses in the area and thereby proposing some solutions to
help improve the legal system on civil judgment enforcement.
The application of CCJE measures is an effective solution to ensure the
obligations performance of the enterprise, ensure the validity of the judgment,
deciding and show the seriousness of law against the uncooperative attitude of the
object who has to obey the judgment. The topic can be a reference in the civil
judgment enforcement work in Bac Tan Uyen district, Binh Duong province and
can use the topic to contributing the draft in the amendment of judgment
enforcement in the legal system. CCJE measures also have a great effect in
deterring and educating legal consciousness for all citizens and enhance the
effectiveness of legal propaganda in judgment enforcement
MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG
CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp .............. 01
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về THADS .............................................................. 01
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cưỡng chế THADS với doanh nghiệp .................... 04
1.2. Quy định pháp luật về cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp ......... 13
1.2.1. Các biện pháp cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp ......................... 13
1.2.2. Nguyên tắc về việc cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp ................. 21
1.2.3. Quy trình về cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp ........................... 25
1.3. Ý nghĩa của việc cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp ................... 28
1.3.1. Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật................................................. 28
1.3.2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân ......... 30
1.3.3. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong THADS ................................. 32
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 36
Chương 2: THỰC TRẠNG CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH
BÌNH DƯƠNG - GIẢI PHÁP VÀ KIỀN NGHỊ.
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp
tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương...................................................... 37
2.1.1. Những quy định pháp lý ảnh hưởng đến cưỡng chế THADS đối với doanh
nghiệp ........................................................................................................................... 37
2.1.2. Vấn đề kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến cưỡng chế THADS đối với doanh
nghiệp............................................................................................................................ 39
2.1.3. Vấn đề địa lý tác động đến cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp...... 42
2.1.4. Công tác phối hợp các cơ quan ban ngành trong cưỡng chế THADS đối với
doanh nghiệp ................................................................................................................ 43
2.2. Thực trạng cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp ............................ 46
2.2.1. Tình hình cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp trên tỉnh Bình Dương 46
2.2.2. Một số vụ cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................................................................................. 49
2.2.3. Những bất cập trong việc cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp trên địa
bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương................................................................. 57
2.3. Những kiến nghị về việc cưỡng chế THADS đối với doanh nghiệp ...... 63
2.3.1. Đề xuất nâng cao hiệu quả trong cưỡng chế THADS đối với Doanh nghiệp
trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................................................... 63
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về cưỡng chế THADS đối với
doanh nghiệp ................................................................................................................ 68
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 78
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 79
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BA Bản án
BHXH Bảo hiểm xã hội
BLDS Bộ luật dân sự
CHV Chấp hành viện
CBCC Cán bộ công chức
CQNN Cơ quan nhà nước
CT-XH Chính trị xã hội
CTCP Công ty cổ phần
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
CN-TM-DV Công nghiệp-thương mại-dịch vụ
CN Công nghiệp
DN Doanh nghiệp
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HN&GĐ Hôn nhân và gia đình
HĐTV Hội đồng thành viên
HĐND Hội đồng nhân dân
NSNN Ngân sách nhà nước
NHNN Ngân hàng nhà nước
NN-CN Nông nghiệp-công nghiệp
NN-CN-ĐT Nông nghiệp-công nghiệp-đô thị
PNTM Pháp nhân thương mại
KBNN Kho bạc Nhà nước
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KT-XH Kinh tế xã hội
KDTM Kinh doanh thương mại
UBND Ủy ban nhân dân
QSDĐ Quyền sử dụng đất
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
TTDS Tố tụng dân sự
TTHC Tố tụng hành chính
TTHS Tố tụng hình sự
TTTM Trọng tài thương mại
TCTD Tổ chức tín dung
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TMDV Thương mại dịch vụ
THA Thi hành án
THADS Thi hành án dân sự
TA Tòa án
TAND Tòa án nhân dân
TDNH Tín dụng ngân hàng
VKS Viện kiểm sát
TNBTCNN Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
XLVVHCCT Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của bộ máy nhà
nước; giai đoạn tiếp theo của một quy trình giải quyết tố tụng dân sự nhằm đảm bảo
thực hiện đúng các nội dung bên trong các BA, QĐ về dân sự của TA, TTTM, Hội
đồng XLVVHCCT được thi hành trên thực tế. Hoạt động THADS có hiệu quả góp
phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các
đương sự cũng như đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, quyết định, cơ quan THA
phải áp dụng các biện pháp thi hành án để tổ chức thi hành các phán quyết này. Việc
áp dụng các biện pháp THADS của cơ quan THA là để đảm bảo: “BA, QĐ của TAND
có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Trong công tác THADS thì biện pháp cưỡng chế THADS đối với DN được CHV
áp dụng nhằm buộc người phải THA phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về
tài sản theo BA, QĐ của Tòa án khi họ có điều kiện THA mà không tự nguyện THA
hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải THA tẩu tán, hủy hoại tài sản. Cưỡng
chế THA là biện pháp nghiêm khắc nhất và cũng là biện pháp thể hiện đầy đủ nhất
việc sử dụng quyền lực nhà nước trong công tác THADS để bảo đảm BA, QĐ của TA
được thi hành trên thực tế, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, liên
tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Chúng tác động đến không
chỉ ở phạm vi quốc gia, các CQNN mà còn các DN và thậm chí cả mỗi một cá
nhân. Trong những năm qua, cùng với quá trình tích cực, chủ động hội nhập quốc tế,
Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật tạo cơ chế thông thoáng để thu hút
nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời có các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN mà nước ta đang xây dựng và hoàn thiện là nền kinh tế gắn kết chặt chẽ với các
nền kinh tế trên thế giới. Do đó,trách nhiệm của THADS Việt Nam trước yêu cầu hội
nhập quốc tế của đất nước nói chung còn rất nặng nề, đặc biệt là thu hẹp khoảng cách
về thời gian thi hành BA, THADS đã trở thành một yếu tố quan trọng bảo đảm sự
thông thoáng và tin cậy của môi trường đầu tư kinh doanh.
Việc tổ chức hệ thống THADS theo ngành dọc nhưng không tách rời sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp, hỗ trợ của các
ngành, nhất là VKS, TAND, cơ quan Công an và các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND. Cùng với đó, là việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, thu
hút sự tham gia của các tổ chức CT-XH và các đoàn thể quần chúng tham gia vào công
tác THADS.
Mặc dù hoạt động cưỡng chế THADS đã được quy định trong Luật THADS, văn
bản hướng dẫn; hoạt động này được thực hiện có sự quan tâm của Đảng và nhà nước,
có sự phối hợp giữa CQNN và nhân dân, có sự tác động tích cực từ các nước trong khu
vực. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc xuất phát
từ các quy định pháp luật, từ thực thi đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, sự
phối hợp thực hiện chưa nhịp nhàng, chặt chẽ nên hoạt động này vẫn chưa đạt được
hiệu quả cao trong quá trình thực thi qua thực tiễn tại Tân Uyên, Bình Dương.
Chính vì những lý do nêu trên, nên tác giả chọn đề tài “Những quy định pháp
luật về cưỡng chế thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp qua thực tiễn trên địa
bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
THA là một lĩnh vực khó khăn và nhạy cảm ảnh hưởng đến quyền lợi nhiều
người, nhiều cơ quan ban ngành trong việc phối hợp với nhau. Trong những năm gần
đây THADS được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; cho đến nay đã có những công
trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cụ thể như:
Lê Ánh Dương (2017), “Cưỡng chế THADS trên địa bàn huyện Krông Nô, huyện
Đắk Nông, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật hiến pháp và hành chính”, Học viện
hành chính quốc gia. Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận về cưỡng chế THADS, thực
trạng cưỡng chế THADS tại huyện Krông Nô các yếu tốc tác động đến địa phương,
phương hướng giải quyết của địa phương trong thời gián tới.