Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những khó khăn và giải pháp khắc phục nhằm giảm nghèo cho người dân ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 120
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM GIẢM NGHÈO CHO
NGƯỜI DÂN Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Anh Tú* - Đại học Thái Nguyên
Đề tài nghiên cứu giải quyết những khó khăn nhằm cải thiện điều kiện sống của các hộ dân nghèo
khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên thông qua việc tìm ra các khó khăn đối với các nguồn lực
khan hiếm cho sự phát triển kinh tế của hộ. Nghiên cứu phát hiện ra một số nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ dân đang sinh sống ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên
nhƣ: Thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thiếu các phƣơng thức phát triển kinh tế, thiếu các thông tin
khuyến nông, thiếu vốn sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các lao động tại địa phƣơng không có các
nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện thu
nhập, nâng cao mức sống cả về vật chất, văn hoá, xã hội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài nhằm tìm ra những khó khăn của nhóm hộ nghèo, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm giảm
nghèo, tăng thu nhập cho hộ nghèo.
Từ khoá: Giải pháp, kinh tế, lao động, nông nghiệp, sản xuất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi
phía Bắc. Trong những năm qua tình hình
kinh tế - xã hội đã có nhiều tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, ở khu vực miền núi cao của tỉnh,
đời sống của ngƣời dân vẫn còn nhiều khó
khăn, thu nhập thấp... Do vậy, xoá đói giảm
nghèo vẫn là một công tác đòi hỏi Tỉnh Thái
Nguyên phải tiến hành thƣờng xuyên, liên
tục. Hiện nay, đời sống của ngƣời dân khu
vực miền núi còn gặp nhiều khó khăn, sản
xuất phát triển chậm, số hộ nghèo đói còn khá
cao so với toàn tỉnh. Xuất phát từ những lý
do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Những khó khăn và giải pháp khắc phục
nhằm giảm nghèo cho người dân ở khu vực
miền núi tỉnh Thái Nguyên”.
MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích của nghiên cứu: Nhằm tìm ra các
khó khăn chính trong phát triển kinh tế mà
ngƣời dân sống tại khu vực miền núi tỉnh
Thái Nguyên gặp phải.
Nội dung chính của nghiên cứu: Tổng hợp
phân tích sự khác biệt về nguồn lực giữa hai
nhóm hộ nghèo - nhóm hộ không nghèo và các
khó khăn gặp phải trong sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu
sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn các chủ
Tel: 0923.05.1368; Email: [email protected]
hộ. Mẫu điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp
ngẫu nhiên với 200 hộ (xã Điềm Mặc và xã
Cúc Đƣờng thuộc huyện Định Hoá, xã Quy
Kỳ và xã Dân Tiến thuộc huyện Võ Nhai;
Mỗi xã chọn ra 50 hộ để điều tra ,trong đó có
35 hộ nghèo và 15 hộ không nghèo.
Phương pháp xử lý thông tin: Phần mềm
thống kê SPSS 15 đƣợc sử dụng để phân tích
sự tƣơng quan giữa các chỉ tiêu và kiểm định
kết quả nghiên cứu.
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
Với nhóm thông tin tìm hiểu thực trạng hộ
đang gặp những khó khăn gì trong phát triển
kinh tế, chúng tôi đƣa ra 05 nhân tố chính bao
gồm: Vốn, đất đai, khuyến nông, lao động và
nguồn nƣớc tƣới tiêu để phỏng vấn các hộ
điều tra. Tóm lƣợc chung các khó khăn của cả
hai nhóm hộ điều tra đƣợc tác giả trình bày
thông qua bảng 1.
Đối với tiêu chí đất trồng lúa, có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson
Chi-Square ở mức xác suất 95%. Cụ thể
nhóm hộ nghèo có đến 55% số hộ khi đƣợc
hỏi đã trả lời họ gặp nhiều khó khăn về đất
trồng lúa và mong muốn có thêm đất hơn nữa
để canh tác. Trong khi với cùng câu hỏi đó
chỉ có 40% số hộ thuộc nhóm hộ không
nghèo có chung quan điểm trên.
Không có sự khác biệt về nhu cầu cần thêm
lao động giữa hai nhóm hộ theo kiểm định
Pearson Chi-Square ở mức xác suất 95%.