Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những đổi mơí về quản trị và sản xuất kinh doanh ở công ty may Chiến thắng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Công ty may Chiến thắng là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của
tổng công ty Dệt mayViệt Nam, tên viết tắt là CHIGAMEX, tên giao dịch quốc tế là
CHIEN THANG GARMENT COMPANY. Ra đời cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (2/3/1968), xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia và công ty May Chiến Thắng
nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ chỗ nhà xưởng dột nát, đơn sơ, phân
tán, các cơ sở cách nhau hàng chục cây số, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, số lượng công nhân
không nhiều, ngày nay công ty May Chiến Thắng đã trở thành một công ty may lớn
có bề dày truyền thống, được trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị chuyên dùng
hiện đại, nhà xưởng khang trang sạch sẽ. Ngành nghề kinh doanh của công ty là:
hàng may mặc, găng tay, thảm len. Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang
các thị trường có uy tín như: EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản...
Trải qua nhiều bước thăng trầm khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh tàn
khốc, dù trong hoàn cảnh nào CBCNV công ty vẫn cố gắng hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Nhà nước giao phó, đồng thời chú ý chăm sóc đến
đời sống của người lao động. Từ những nỗ lực đó công ty đã được Nhà nước tặng
thưởng huân chương và nhiều bằng khen, cờ thưởng. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày
thành lập công ty May Chiến Thắng đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao
động hạng nhì. Bài học rút ra từ thành công của công ty là ý chí kiên định vững vàng
của mỗi CBCNV trong công ty; là sự đoàn kết nội bộ thống nhất từ Đảng uỷ, ban
giám đốc đến người công nhân, là sự chuyển hướng đầu phù hợp với hoàn cảnh trong
từng giai đoạn
Sau thời gian học tập tích luỹ kiến thức ở nhà trường và được liên hệ với thực tế
sản xuất kinh doanh giúp em từng bước giải đáp được những thắc mắc khi còn ngồi
trên ghế nhà trường và thấy được sự đa dạng của một vấn đề lý thuyết được áp dụng
trong thực tế. Do hạn chế về thời gian và trình độ nên bản báo cáo tổng hợp này chắc
chắn còn nhiều thiếu sót. Em hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu để ban báo cáo lần sau được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS - Vũ Kim Dũng đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo
cáo này!
1
I.Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Chiến
Thắng.
1. Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành phát triển của công ty May Chiến
Thắng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng quyết liệt. Bị thua đau
ở miền Nam đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc bằng cả
lực lượng Hải quân và Không quân. Từ ngày 5/8/1964, hầu hết các tỉnh phía Bắc đã
phải chịu bom Mỹ, một số thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, mặc dù chưa bị bom
Mỹ đánh phá, nhưng hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như sinh hoạt của người
dân luôn đặt trong tình trạng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện chủ
trương của cấp trên sơ tán để bảo toàn lực lượng và tiếp tục sản xuất, cũng như các cơ
sở sản xuất công nghiệp ở Hà nội, xí nghiệp May cấp I Hà nội ( bộ nội thương) khi đó
đang hoạt động phân tán tại các khu vực của Hà nội như: cơ sở ở Lê Trực, Hàng
Trống, Hàng Bồ, Hàng Đào... và một cơ sở ở Đức Giang - Gia Lâm đã phải sơ tán
khỏi Hà nội. Toàn bộ xí nghiệp phân tán thành hai bộ phận. Một bộ phận sơ tán lên
thôn Tập Lục, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao tỉnh Phú Thọ, bộ phận còn lại sơ tán về
thôn Đồng Nhân, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
Đầu năm 1968 bị thua đua ở cả hai chiến trường Nam và Bắc trước sự phản đối
quyết liệt của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đế quốc Mỹ buộc phải
tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 ( Thanh hoá) và ngồi vào bàn
đàm phán với Chính phủ ta về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước hầu hết các cơ sở phân tán đã trở về địa điểm cũ
để ổn định sản xuất tiếp tục làm nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện
đắc lực cho miền Nam.
Ngày 2/3/1968 trên cơ sở máy móc thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực
( Thuộc công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I Hà Tây,
bộ nội thương quyết định thành lập xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B Lê
Trực, quận Ba đình, Hà nội và giao cho cục vải sợi may mặc quản lý, xí nghiệp có
nghĩa vụ sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo kế hoạch
của cục vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em.
Bộ máy quản lý được hình thành, đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, công tác tại
phòng kế toán công ty được cử về làm quyền giám đốc. Xí nghiệp gồm ngành cắt và
hai phân xưởng may.
2