Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia
MIỄN PHÍ
Số trang
48
Kích thước
294.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1215

Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề án môn học

Lời nói đầu

Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức

Thương mại thế giới WTO, thì việc ngày càng mở rộng quan hệ thương

mại với các nước trên thế giới là điều tất yếu. Điều này đòi hỏi nhà nước ta

phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế, trong đó có

pháp luật về Trọng tài thương mại (TTTM), để đảm bảo sự tương thích của

nó với Pháp luật quốc tế.

Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (PLTTTM 2003) được xây dựng

trên cơ sở pháp điển hóa các văn bản pháp luật về TT ở Việt Nam, đã khắc

phục được những bất cập của các văn bản pháp luật về TT trước đó. Tuy

nhiên qua một thời gian thi hành, nó vẫn chưa phát huy được đầy đủ vai trò

của mình trong đời sống kinh tế xã hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

PLTTTM 2003- nguồn pháp luật chủ yếu của pháp luật về TTTM đã bộc lộ

không ít hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng đến hoạt động của TTTM ở nước

ta thời gian qua.

Trong khi đó, thực tiễn của hoạt động kinh doanh thương mại trong

nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến việc tranh chấp phát sinh ngày càng

nhiều về số lượng, lớn về quy mô, đa dạng về nội dung và phức tạp về tính

chất. Và việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TTTM và thực

tiễn pháp luật TTTM, phát hiện ra những bất cập trong quy định của pháp

luật để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật TTTM

là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.

Nhằm đạt được những mục đích trên, em chọn đề tài: “Những bất cập

của pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”.

Lê Thị Như Trang Luật 47

Đề án môn học

Nội dung

Chương I: Chế độ pháp lý hiện hành của pháp luật về

TTTM

I. Khái niệm Trọng tài

1. Khái niệm Trọng tài

a. Lịch sử hình thành và phát triển của Trọng tài

Trên thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài (TT)

đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống xã hội, nhất là ở những nước có nền

kinh tế phát triển. Từ thế kỷ VII trước công nguyên, người Hy Lạp cổ đại

đã biết sử dụng TT như một phương thức giải quyết các tranh chấp phát

sinh. Theo đó, nếu hai bên có tranh chấp và định chọn người xét xử thì họ

có quyền chỉ định người mà họ muốn để làm việc này. Họ phải tôn trọng ý

kiến của người đó và không được thưa kiện trước Tòa án (TA). Phải đến

khi kinh tế hàng hóa phát triển, hình thành nền kinh tế thị trường thúc đẩy

các hoạt động thương mại phát triển thì khi đó, TTTM mới thật sự ra đời.

Thời kỳ đầu, TTTM chủ yếu tồn tại dưới hình thức TT vụ việc. Về

sau, khi thương mại phát triển mạnh mẽ thì TT thường trực mới xuất hiện,

và ngày càng phổ biến hơn. Quá trình đi từ TT vụ việc đến TT thường trực

là quá trình bổ sung, hoàn thiện các hình thức tổ chức của TT.

Các Trung tâm Trọng tài (TrTTT), với tư cách là một tổ chức thường

trực xuất hiện đầu tiên phải kể đến là: TA TT Quốc tế London (LCIA)

thành lập năm 1892, TA TT thường trực Quốc Tế (PCA) thành lập năm

1899, TA TT Quốc tế của Phòng thương mại quốc tế (ICC) thành lập năm

1923… Ở khu vực Châu Á, các TrTTT xuất hiện muộn hơn: TrTTT

Kualalumpur thành lập năm 1978, TrTTT Quốc tế Hồng Kông (HKIAC)

thành lập năm 1985; TrTTT Quốc tế Singapore thành lập năm 1990…

Ở Việt Nam, TT ra đời khá muộn. Vào những năm 1960, TT ở Việt

Lê Thị Như Trang Luật 47

Đề án môn học

Nam ra đời và chia làm 2 loại, TT giải quyết tranh chấp trong nước và TT

giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong 2 loại này thì TT Kinh tế Nhà nước là

một cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh

tế. Bởi vậy, về bản chất, nó không phải là TTTM theo đúng nghĩa.

Đến tháng 7/1994, TT Kinh tế Nhà nước giải thể, nhường chỗ cho sự

ra đời của TT phi chính phủ, được đánh dấu bởi Nghị định 116/CP ngày

05/09/1994. Từ đó, TT Kinh tế đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các

doanh nghiệp về một cơ quan giải quyết tranh chấp linh hoạt, thuận tiện,

giữ được bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của NĐ 116 là

chưa quy định về hình thức TT vụ việc và tính được đảm bảo thi hành bằng

cưỡng chế Nhà nước đối với quyết định TT. Đây là nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến trong khoảng 10 năm (1994- 2003), ở Việt Nam chỉ có 5 TrTTT

Kinh tế được thành lập, và bản thân các Trung tâm này cũng chỉ hoạt động

cầm chừng.

Từ năm 2003, với sự ra đời của PLTTTM 2003, các TrTTT Kinh tế đã

có cơ sở pháp lý cao hơn để tổ chức và hoạt động nhằm từng bước đáp ứng

yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra đối với lĩnh vực giải quyết tranh

chấp thương mại.

b. Khái niệm Trọng tài- Trọng tài thương mại

Khái niệm TT, ta có thể hiểu là tài phán trung lập, chỉ người thứ ba

được cử ra làm trung gian để phân xử sự bất đồng giữa hai bên. Với ý

nghĩa này, TT đã xuất hiện từ rất lâu, có vai trò giải quyết các tranh chấp

theo yêu cầu của các bên.

Trong khoa học pháp lý, TT được nghiên cứu dưới những góc độ khác

nhau, nhưng chủ yếu là ở 2 phương diện: là một phương thức, và là một

thiết chế để giải quyết tranh chấp. Nếu như quan điểm coi TT là một thiết

chế để giải quyết tranh chấp gần như thiên về mặt hình thức nhiều hơn,

nhìn nhận sự tồn tại thực tế của tổ chức TT dưới dạng các TrTTT- cơ quan

tài phán độc lập, tồn tại song song với TA; thì quan điểm coi TT là một

Lê Thị Như Trang Luật 47

Đề án môn học

phương thức để giải quyết tranh chấp lại thiên về mặt bản chất nhiều hơn,

khái quát được các đặc trưng của TT khác với các hình thức giải quyết

tranh chấp khác.

Nhưng dù nhìn TT dưới góc độ nào thì tất cả đều có một điểm chung,

TT là một công cụ mà người ta sử dụng để giải quyết các tranh chấp theo

thủ tục đặc trưng của nó: do các bên thỏa thuận, vai trò trung lập, đưa ra

các quyết định có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành… Những đặc trưng

này thể hiện bản chất của TT là một phương thức tài phán tư, kết hợp được

hai mặt: thỏa thuận và tài phán.

Theo sự phát triển của lịch sử nhân loại, khi kinh tế thị trường với

những quy luật cơ bản của mình thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các

hoạt động kinh tế nói chung, và hoạt động thương mại nói riêng, thì TT chủ

yếu được sử dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại. Trong lĩnh vực

này, nó tỏ ra phủ hợp và có ưu thế hơn so với các phương thức giải quyết

tranh chấp khác. Phạm vi các vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng

TTTM rộng hay hẹp tùy vào quy định của pháp luật của mỗi quốc gia,

trong đó quan niệm về “thương mại” có vai trò rất quan trọng.

Trên thế giới, pháp luật của hầu hết các nước đều quan niệm “thương

mại” theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hoạt động của thương nhân liên

quan đến các mối quan hệ có bản chất thương mại.

Trong phần chú thích của Điều 1 Luật Mẫu về TTTM Quốc tế năm

1985 của UNCITRAL có quy định: “Khái niệm Thương mại cần phải được

giải thích theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các vấn đề phát sinh từ tất cả các

quan hệ có bản chất thương mại, dù có hợp đồng hay không có hợp đồng.

Quan hệ có bản chất thương mại bao hàm nhưng không chỉ giới hạn đối với

các giao dịch sau đây: Bất kỳ giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc

trao đổi hàng hóa hay dịch vụ, hợp đồng phân phối, đại diện thương mại

hoặc đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị, xây dựng, tư vấn

thiết kế cơ khí, li- xăng, đầu tư, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp

Lê Thị Như Trang Luật 47

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!