Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp bán lẻ việt nam trong quá trình gia nhập wto.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, khi toàn cầu hóa về nền kinh
tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở
nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng
phát triển.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Là một nước đang phát triển,
việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới làm cho Việt Nam phải đẩy
mạnh khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới cũng như nó đã và đang đặt ra cho
chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức mới.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ các
rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều
đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển
của thế giới. Đang chiếm tới hơn 90% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, các
doanh nghiệp bán lẻ ờ Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế nước ta
ngày càng phát triển và hội nhập. Trong xu thế này Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn
nữa tới các doanh bán lẻ.Vậy hiện nay các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang có được
những cơ hội nào? Và gặp phải những thách thức gì? Và chúng ta phải có những chiến lược
như thế nào nhằm giúp cho doanh nghiệp bán lẻ nước ta có thể đứng vững khi hội nhập.
Chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích đề tài:
“NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO”.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái quát tình hình nước ta trước khi gia nhập WTO:
Sau 11 năm kiên trì đàm phán, chúng ta đã kết thúc đàm phán cả song phương và đa
phương để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo phương án đề ra. Việt Nam
chính thức gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 , trong quá tình hội nhập đó, Việt Nam đã có
những bước tiến rõ rệt trên các lĩnh vực, tính đến năm 2006:
- Kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm ước tăng 8,2% (kế hoạch là 8%).
GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương 720 USD. Giá trị tăng thêm
của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4 - 3,5% (kế hoạch là 3,8%), ngành công
nghiệp và xây dựng tăng 10,4 - 10,5% (kế hoạch là 10,2%), ngành dịch vụ tăng 8,2 - 8,3% (kế
hoạch là 8%).Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 20% (kế hoạch là 16,4%). Sản lượng
1