Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những chuyển biến về mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 4 (91) Nghiên cứu - Trao đổi
12/2012 205 1 206 12/2012
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ MÔ HÌNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
ĐẾN NĂM 2020
TS. Dương Minh Tuấn*
Tóm tắt
Bước vào thập niên đầu của thế kỷ 21 đến nay, Nhật Bản đang phải
đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Tình trạng giảm phát, đồng
Yên tăng giá trong suốt hai “thập kỷ mất mát” vừa qua, cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009 và gần đây nhất là động đất,
sóng thần và sự cố hạt nhân tháng 3/2011, được xem là “khủng hoảng
trong khủng hoảng”, đã giáng những tổn thất hết sức nặng nề đối với
nền kinh tế và người dân Nhật Bản. Nhằm góp phần vượt qua những
thách thức trên, đặc biệt là khắc phục về cơ bản tình trạng giảm phát và
suy thoái của nền kinh tế, Nhật Bản đã đề ra Chiến lược tăng trưởng mới
vào năm 2010, có điều chỉnh, bổ sung năm 2011 với định hướng chú
trọng tăng cầu và việc làm thông qua cải cách thể chế, chính sách kinh tế
bao gồm cả kinh tế quốc tế và các biện pháp tài khóa và tiền tệ, tăng
cường sử dụng các công cụ của thị trường và khuyến khích đầu tư tư
nhân. Để làm sáng tỏ những vấn đề trên, bài viết này sẽ đề cập đến
những nội dung chủ yếu về nhận thức mới đối với mô hình tăng trưởng
của Nhật Bản hiện nay, những chuyển biến mới của Chiến lược tăng
trưởng kinh tế và các giải pháp thực hiện đến năm 2020 cũng như sự
* Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
điều chỉnh, bổ sung các giải pháp và tiến trình thực hiện Chiến lược tăng
trưởng mới từ sau thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân năm
2011 đến năm 2020.
Nhận thức mới về sự chuyển biến trong mô hình tăng trưởng
kinh tế của Nhật Bản trong những năm gần đây
Tính đến nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng tiếp tục
trì trệ sau hơn hai thập kỷ mất mát kể từ sau sự đổ vỡ của nền kinh tế
bong bóng vào đầu những năm 1990. Điều này đã dẫn đến sự mất lòng
tin vào tương lai phát triển của Nhật Bản. Các nguyên nhân chính của sự
nhìn nhận một cách bi quan kéo dài ở Nhật Bản là sự trì trệ của nền kinh
tế, sự thâm hụt tài chính quá mức và mất lòng tin vào hệ thống an sinh xã
hội. Trước thực trạng trên, nội các mới đã hướng đến việc hình thành
Chiến lược tăng trưởng mới như một giải pháp có tính tổng thể nhằm đạt
đến một “nền kinh tế vững mạnh”, “nền tài chính công bền vững” và “hệ
thống an sinh xã hội phát triển”, đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng suy
thoái kinh tế đã kéo dài hơn hai thập kỷ qua và tạo nên sự hồi sinh mới
cho đất nước này.
Chiến lược tăng trưởng mới được hình thành dựa trên những nhận
thức và tiếp cận mới so với hai cách tiếp cận chính sách trước đây đã
từng đem lại những thành công đáng kể trong những giai đoạn phát triển
kinh tế nhất định nhưng lại tỏ ra không thích ứng với những chuyển biến
mới trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, không đưa nước này
thoát khỏi tình trạng giảm phát và suy thoái suốt hai thập kỷ qua.
Nhận thức và cách tiếp cận thứ nhất
, 12/2012:
205-226.