Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những chính sách thương mại ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2005 – 2006
Ngoại thương:
Thể chế và tác động
Phát trịển, thương mại, v WTO
Phần III: Những chính sách thương mại ảnh
hưởng đến thương mại hàng hoá
Bernard Hoekman 1 Biên dịch: Lê Minh Tâm
Hiệu đính: Trương Quang Hùng
NHỮNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
Các rào cản thương mại thiết lập tại biên giới vẫn còn khá phổ biến ở một số vùng trên thế
giới. Thuế suất trung bình (không tính trọng số) ở Nam Á là trong khoảng 25 phần trăm hay
cao hơn, cao hơn nhiều so với mức trung bình là 10 phần trăm ở Đông Á, Mỹ La Tinh, Đông
Âu hay Trung Á. Các rào cản phi thuế quan cũng vẫn còn là một trở ngại lớn ở nhiều nước.
Đồng thời, các nước công nghiệp cũng duy trì mức thuế cao đối với những hàng hóa “nhạy
cảm” – phần lớn là các sản phẩm hàm lượng sức lao động cao hay các sản phẩm nông
nghiệp. Trong Chương 11, Sam Laird cung cấp một cái nhìn khái quát về các rào cản thuế
quan và phi thuế quan còn tồn tại và những tác động của nó. Các phụ lục của ấn phẩm này,
do Francis Ng, Marcelo Olarreaga và Alessandro Nicita viết, cũng cho những bạn đọc quan
tâm một dữ liệu chi tiết về các mô hình thương mại và bảo hộ phổ biến vào cuối những năm
1990.
Bảo hộ ở các nước công nghiệp gây ra chi phí cho các nước đang phát triển ước nhiều hơn
khoản tiền 45 tỉ USD trợ giúp phát triển mà các nước này nhận được hàng năm. Bảo hộ ở các
nước đang phát triển ước gây một khoản chi phí khoảng 250 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Con số này là chưa tính đến tác động các bảo hộ dự phòng (chống phá giá và phòng vệ) và tệ
nạn quan liêu trong quá trình thông quan. Lợi ích của việc giảm các rào cản thương mại rõ
ràng là rất lớn.
Việc cho các nước kém phát triển (LDCs) cơ chế tiếp cận không hạn ngạch và không thuế
quan vào thị trường các nước công nghiệp đã thu hút nhiều sự chú ý. Điều này rất quan trọng
cho các nước này vì những hình thức bảo hộ hiện tại đã phân biệt đối xử họ, như đã được
Olarreaga và Ng. minh họa trong Chương 12. Sự ưu đãi tiếp cận các thị trường sẽ rất có ích
cho các nước kém phát triển (LDCs) nhưng lại là chi phí cho các nước đang phát triển. Chi
phí này, tuy nhiên, rất hạn chế vì nền kinh tế các LDC rất nhỏ. Minh chứng của tác động lớn
hơn là những ưu đãi chỉ có giá trị hạn chế. Một lý do mà chúng thường có điều kiện về các
quy định về xuất xứ. Chương 13 của Luis Jorge Garay và Rafael Cornejo; Chương 14 của
Stefano Inama Tình huống 13.1 của Gomi Senadhira (về Hoa Kỳ–Châu Phi Luật về Cơ Hội
và Tăng Trưởng) cho thấy rằng các quy định về xuất xứ có tính giới hạn và có thể làm tăng
các chi phí tuân thủ (quan liêu).
Quan liêu cũng là một yếu tố quan trọng trong thủ tục thông quan nói chung. Vì vậy, các
nước đang phát triển đang đối diện với một chương trình lớn và quan trọng tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại. Chương trình này một phần phải được thực hiện cùng với sự tiếp
cận thị trường nhưng chủ yếu là nội địa – ví dụ việc đơn giản hóa các quy định về xuất xứ có
thể thực hiện theo WTO (xem Chương 14). Phần nội địa của chương trình là rất quan trọng
và yêu cầu cả việc củng cố thể chế cũng như thay đổi chính sách. Cá biệt liên quan đến các
thảo luận ở Phần III là những cải cách bộ máy hành chính hải quan và tạo thuận lợi cho
thương mại. Có nhiều lĩnh vực mà những tố chức quốc tế rất năng động và khu vực tư nhân
có thể là một phần của giải pháp –ví dụ, việc cung cấp các dịch vụ chứng nhận hay kiểm
định.
Kinh nghiệm ở các quốc gia cho thấy rằng củng cố chính sách và tổ chức hải quan để giảm
chi phí giao dịch, định kiến chống xuất khẩu và tham nhũng là rất quan trọng trong việc cải