Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những biến đổi về văn hóa tổ chức cộng đồng của người S’tiêng tại Sok Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI XTIÊNG
TẠI SOK BOM BO, XÃ BÌNH MINH, HUYỆN BÙ ĐĂNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI XTIÊNG
TẠI SOK BOM BO, XÃ BÌNH MINH, HUYỆN BÙ ĐĂNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội nhân văn
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Nguyệt Minh (Chủ nhiệm) Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Nam/nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: DN09 Năm thứ: 4 /4
Ngành học: Đông Nam Á học
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Đặng Thị Quốc Anh Đào
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
Tên đề tài: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
CỦA NGƯỜI XTIÊNG TẠI SOK BOM BO, XÃ BÌNH MINH, HUYỆN BÙ ĐĂNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Nguyệt Minh (Chủ nhiệm)
Nguyễn Thị Hương
Lớp: DN09 Khoa: Đông Nam Á học Năm thứ: 4 Số năm đào
tạo: 4
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Đặng Thị Quốc Anh Đào
2. Mục tiêu đề tài:
Thực hiện đề tài chúng tôi hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
- Cung cấp thông tin tổng hợp và tương đối đầy đủ về văn hóa tổ chức cộng
đồng người Xtiêng tại Sok Bom Bo.
- Nhìn nhận, đánh giá những yếu tố tác động và làm biến đổi văn hóa tổ chức
cộng đồng người Xtiêng tại Sok Bom Bo.
- Giới thiệu về những chính sách của bảo tồn và phát triển văn hóa tổ chức
cộng đồng người Xtiêng đã và đang được triển khai.
- Đưa ra những kiến nghị cá nhân về việc bảo tồn văn hóa tổ chức cộng đồng
người Xtiêng trước những tác động từ bên ngoài.
3. Tính mới và sáng tạo:
Trước đây tuy cũng có một số công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa người
Xtiêng nhưng vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp về văn hóa tổ chức
cộng đồng – một trong những phương diện quan trọng và mang tính bao quát nhất của
một nền văn hóa.
Hướng đến đối tượng nghiên cứu chính là những biến đổi trong văn hóa tổ chức
cộng đồng người Xtiêng chúng tôi mong muốn tạo ra một hướng đi mới trong nghiên cứu
về người Xtiêng nói chung và văn hóa Xtiêng nói riêng.
4. Kết quả nghiên cứu:
Sau một quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành đề tài “Những biến đổi về
văn hóa tổ chức cộng đồng của người Xtiêng tại Sok Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước” với những thành quả chính như sau:
- Cung cấp được những thông tin chính yếu nhất về văn hóa tổ chức
cộng đồng người Xtiêng tại Sok Bom Bo.
- Nêu và phân tích những nguyên nhân quan trọng làm biến đổi văn
hóa tổ chức cộng của đồng bào.
- Giới thiệu về những biện pháp đã và đang được thực hiện nhằm bảo
tồn và phát huy văn hóa tổ chức cộng đồng. Cùng với đó chúng tôi cũng có những
đề xuất, kiến nghị cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tổ chức
cộng đồng
Ngày 18 tháng 04 năm 2013
Trịnh Thị Nguyệt Minh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài: Những biến đổi về văn hóa tổ chức cộng đồng của người Xtiêng tại
Sok Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đặng, tỉnh Bình Phước
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Nguyệt Minh
1. Hình thức trình bày:
Hình thức trình bày đúng quy định. Bố cục hợp lý và hài hòa giữa các chương.
Văn phong chặt chẽ, rõ ràng.
2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu:
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp trong quá trình thực hiện
đề tài nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Bằng phương pháp nghiên cứu thực địa tác
giả đã thu thập được các thông tin khoa học thực tế có giá trị. Tác giả đã chọn những tư
liệu có sẵn của các nhà nghiên cứu đi trước một cách chọn lọc để có được nền tảng lý
luận tốt cho đề tài.
3. Nội dung khoa học:
Công trình nghiên cứu với 45 trang được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Sok Bom Bo và cộng đồng người Xtiêng tại Sok
Bom Bo
Trong chương này, tác giả trình bày những kiến thức tổng quan về Sok Bom Bo
cũng như về người Xtiêng tại Sok Bom Bo bao gồm: lịch sử hình thành, vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên của Sok Bom Bo; khái quát về tộc người Xtiêng với các nét đặc trưng
tộc người, khái quát về văn hóa vật chất và tinh thần, hoạt động kinh tế chủ yếu… Ngoài
ra, còn có các khái niệm liên quan đến đề tài.