Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tám tháng đấu tranh du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (7/1941 – 2/1942)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176
171
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ TÁM THÁNG ĐẤU TRANH
DU KÍCH TRÊN CĂN CỨ ĐỊA BẮC SƠN – VÕ NHAI (7/1941 – 2/1942)
Ngô Ngọc Linh*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc kỳ, quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai mà
Cứu quốc quân là lực lượng nòng cốt, đã tiến hành Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng
bố (7/1941-2/1942) hết sức oanh liệt và sôi nổi trên căn cứ địa cách mạng của mình. Những thắng
lợi của cuộc đấu tranh ấy đã để lại cho Đảng ta và cách mạng Việt Nam những bài học kinh
nghiệm có giá trị trên nhiều phương diện. Quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai đã ghi tên mình vào
những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Từ khóa: Đấu tranh du kích, du kích, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.
Cuộc đấu tranh du kích chống địch khủng bố
trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (từ tháng
7/1941 đến tháng 2/1942) là một quá trình
chiến đấu vô cùng gian khổ của quân và dân
ta. Dù cho quá trình đấu tranh đó còn một vài
hạn chế do hoàn cảnh lịch sử song đã để lại
cho Đảng ta và cách mạng Việt Nam nhiều
bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá, đặc biệt là
về vấn đề đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành
chính quyền và đặc biệt là về những vấn đề liên
quan của một cuộc chiến tranh du kích.*
Vấn đề “Tám tháng đấu tranh du kích trên
căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai” là vấn đề đã
được chúng tôi đề cập đến trong công trình
nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Khoa học
và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 79,
số 3, năm 2011. Tuy nhiên, trong phạm vi của
nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng đưa ra và
phân tích sâu về sự kiện quan trọng này trên
góc độ những bài học kinh nghiệm mà Tám
tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố
trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đã để cho
phong trào cách mạng Việt Bắc nói riêng và
phong trào cách mạng Việt Nam nói chung;
Từ đó, chúng ta có thể có những nhận định
đúng đắn, chính xác về vị trí, vai trò của sự
kiện lịch sử này trong tiến trình cách mạng
Việt Nam.
Quán triệt đường lối chỉ đạo chiến lược
cách mạng của Đảng và những quan điểm
của Hồ Chí Minh về đấu tranh du kích đối
với lực lượng vũ trang cách mạng
*
Tel: 0983.851.565; Email: [email protected]
Ngay từ khi Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ đến
Tám tháng đấu tranh du kích chống địch
khủng bố, lực lượng quân du kích luôn nhận
được sự chỉ đạo tích cực, sự hỗ trợ kịp thời
của Trung ương Đảng ta. Ngay trong Khởi
nghĩa Bắc Sơn, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc
kỳ đã cử ngay cán bộ lên tăng cường cho
quân du kích, cùng với cán bộ, đảng viên tích
cực xây dựng lực lượng du kích Bắc Sơn và
khu du kích Bắc Sơn (hai Ủy viên Xứ ủy Bắc
kỳ là Trần Đăng Ninh và Nguyễn Thành
Diên). Tại đây, các cán bộ Xứ ủy tham gia
trực tiếp lãnh đạo đội phát triển lực lượng du
kích quân, cơ sở cách mạng của quần chúng
và đấu tranh với quân thù. Tuy nhiên, do Cứu
quốc quân còn quá non trẻ và mỏng về lực
lượng, vũ khí thô sơ nên đã bị thực dân Pháp
khủng bố và phải rút vào hoạt động bí mật.
Khi phong trào ở Bắc Sơn đang còn lúng
túng, chưa có hướng đi thì Hội nghị lần thứ
bảy của Trung ương Đảng đã họp và vạch ra
phương hướng tiến lên của phong trào cách
mạng và đội du kích Bắc Sơn. Đồng chí
Hoàng Văn Thụ được Hội nghị phân công
trực tiếp lãnh đạo phong trào Bắc Sơn – Võ
Nhai. Trung ương Đảng còn phát động một
phong trào ủng hộ Bắc Sơn khởi nghĩa trong
toàn quốc và phong trào diễn khá sôi nổi, nhất
là ở các tỉnh lân cận. Sau đó, đồng chí Lương
Văn Chi - Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ
và một số cán bộ ở dưới xuôi lên tăng cường
cho căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Nhờ đó, đến
thời điểm đầu năm 1941, khu căn cứ địa Bắc
Sơn – Võ Nhai dần hình thành dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Xứ ủy
Bắc kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn