Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông thị xã điện bàn tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ HỒNG SƯƠNG
NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Đà Nẵng – Năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ HỒNG SƯƠNG
NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 831 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giảng viên hướng dẫn: TS. HOÀNG THẾ HẢI
Đà Nẵng – Năm 2022
111
HIGH SCHOOL STUDENTS' NEED FOR VOICE CONSULTATION DIEN
BAN TOWN, QUANG NAM PROVINCE
Major: Psychology
Full name of Master student: Dang Thi Hong Soong
Supervisors: Prof. Hoang The Hai
Training institution: The University ofDa Nang- University �fScience and Education
Abs�:u-act:
Career counseling is an important and indispensable activity in today's high schools to help students
improve their understanding of the profession. Career guidance activities include many contents and
are carried out in many different forms, of which career counseling is a highly effective model in
assisting students in choosing a career. On the basis of analyzing different conceptions of the need for
career counseling, I define the need for career counseling of high school students as an indispensable
requirement that students find to be satisfied in order to improve their career. raise awareness of
occupational characteristics, social needs for the profession and understanding of their own
psychological characteristics to choose an appropriate career, thereby contributing to the formation of
professional personality development at this age. Through the actual survey, it shows that the
vocational counseling with the forms and contents of career guidance that the school uses for students
with an average frequency of implementation, does not satisfy the needs of career counseling of the
students. while the need for advice on the content and form of career guidance of students in Dien Ban
town is at a high level. They expect the amount of career-savvy counseling that can meet their career
choice needs. In the process of choosing a career, they themselves also faced many difficulties that
they could not solve by themselves. Besides, there are many factors affecting career choice that make
them not have the right view of job opportunities after graduation. The average score result of the need
for career counseling of students in the experimental group after participating in the pedagogical
impact experiment has significantly decreased in the content, form and force of career counseling.
Along with that, the impact experiment also helps students improve their awareness of the meaning of
career counseling and self-assessment in the matter of choosing a career. Measures are mainly aimed
at satisfying and satisfying the content, form and force of career counseling for students studying at
high schools. Career counseling plays a very important role in the career choice of young generations
who are on the way to finding a suitable, right future career for themselves, useful for society.
Therefore, the results that I obtained prove the hypothesis that the topic posed is consistent with the
actual research results.
Key words: Career counseling; High School Students; Meeting the needs of career counseling;
Experimenting with students' need for career counseling.
Supervior 's confirmation Student
Prof. Hoang The Hai Dang Thi Hong Suong
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu........................................................................2
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
8. Đóng góp của đề tài ............................................................................................4
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..................................................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung
học phổ thông ..................................................................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài..............................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước ..............................................................................6
1.2. Lý luận chung về nhu cầu.......................................................................................10
1.2.1. Khái niệm nhu cầu ......................................................................................10
1.2.2. Đặc điểm của nhu cầu.................................................................................11
1.2.3. Các mức độ của nhu cầu .............................................................................12
1.3. Lý luận chung về tư vấn .........................................................................................12
1.3.1. Khái niệm tư vấn.........................................................................................12
1.3.2. Sự khác nhau giữa tư vấn và các hình thức giúp đỡ thân chủ khác............14
1.4. Lý luận chung về hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp......................................15
1.4.1. Khái niệm hướng nghiệp ............................................................................15
1.4.2. Tư vấn hướng nghiệp..................................................................................15
1.4.3. Các nội dung tư vấn hướng nghiệp.............................................................16
1.4.4. Các hình thức tư vấn hướng nghiệp............................................................18
1.4.5. Các lực lượng tư vấn hướng nghiệp ...........................................................20
1.4.6. Một số nguyên tắc tư vấn hướng nghiệp ....................................................21
1.5. Học sinh trung học phổ thông và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung
học phổ thông ................................................................................................................23
1.5.1. Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh trung học phổ thông........................23
1.5.2. Hoạt động lao động và sự hình thành xu hướng nghề nghiệp ....................25
1.5.3. Khái niệm nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
.......................................................................................................................................26
v
1.5.4. Biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
.......................................................................................................................................27
1.5.5. Các mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ
thông ..............................................................................................................................29
1.5.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung
học phổ thông ................................................................................................................30
Tiểu kết chương 1..........................................................................................................33
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................34
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................................34
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................37
2.3. Triển khai nghiên cứu.............................................................................................38
2.3.1. Nghiên cứu lý luận......................................................................................38
2.3.2. Nghiên cứu thực trạng ................................................................................38
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................39
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu..................................................39
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..........................................................39
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................42
2.4.4. Phương pháp quan sát.................................................................................43
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể...............................................43
2.4.6. Phương pháp chuyên gia.............................................................................44
2.4.7. Phương pháp thực nghiệm tác động ...........................................................44
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học....................................46
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................46
Chương 3. THỰC TRẠNG NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN – TỈNH QUẢNG
NAM..............................................................................................................................47
3.1. Thực trạng hoạt động lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông....47
3.1.1. Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ............................47
3.1.2. Những khó khăn thường gặp khi chọn nghề của học sinh trung học phổ
thông ..............................................................................................................................50
3.2. Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông.....51
3.2.1. Các nội dung tư vấn hướng nghiệp được nhà trường thực hiện .................51
3.2.2. Các hình thức tư vấn hướng nghiệp được nhà trường sử dụng ..................52
3.2.3. Các cán bộ tiến hành hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ..........53
3.3. Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông ........54
3.3.1. Đánh giá của học sinh về sự cần thiết của hoạt động tư vấn hướng nghiệp
.......................................................................................................................................54
3.3.2. Nhu cầu tư vấn của học sinh ở các nội dung hướng nghiệp .......................55
3.3.3. Nhu cầu tư vấn của học sinh ở các hình thức hướng nghiệp ......................57
vi
3.3.4. Nhu cầu về cán bộ đảm nhiệm công tác tư vấn hướng nghiệp...................58
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học
phổ thông .......................................................................................................................60
3.5. Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp đáp ứng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh trung học cơ sở thị xã Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam.......................................62
3.5.1. Biện pháp đáp ứng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh .................62
3.5.2. Kết quả thực nghiệm các biện pháp tác động nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ..........................................................68
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1. Khách thể nghiên cứu 40
3.1.
Những dự định của học sinh sau khi học xong trung học
phổ thông 47
3.2.
Mức độ quan trọng của các yếu tố khi lựa chọn nghề
nghiệp 49
3.3. Những khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp 50
3.4.
Các nội dung tư vấn hướng nghiệp được nhà trường thực
hiện 52
3.5. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục hướng nghiệp 52
3.6.
Đánh giá của học sinh về sự cần thiết của hoạt động tư
vấn hướng nghiệp 54
3.7. Nhu cầu về nội dung tư vấn hướng nghiệp 55
3.8. Nhu cầu về hình thức tư vấn hướng nghiệp 57
3.9.
Nhu cầu về cán bộ đảm nhiệm công tác tư vấn hướng
nghiệp 58
3.10. Mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT 60
3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp 60
3.12.
Sự thay đổi nhận thức về ý nghĩa của hoạt động TVHN
sau thực nghiệm 68
3.13.
Sự thay đổi của học sinh khi đánh giá bản thân mình
trong TVHN sau thực nghiệm 69
3.14.
Sự hài lòng về các nội dung tư vấn hướng nghiệp sau thực
nghiệm 70
3.15.
Sự hài lòng của học sinh về hình thức TVHN sau thực
nghiệm 71
3.16.
Sự hài lòng của học sinh về nhu cầu lực lượng TVHN sau
thực nghiệm 72
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1. Thời điểm lựa chọn nghề 48
3.2.
Hỗ trợ xã hội khi học sinh gặp khó khăn trong
chọn nghề 53
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hướng nghiệp là một trong những nội dung hoạt động quan trọng ở các trường
phổ thông hiện nay. “Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và chủ trương đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường
giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả trong cách định hướng
nghề nghiệp cho học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp
tục đi đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội” [27, tr 238].
Hoạt động hướng nghiệp bao gồm nhiều nội dung, được thực hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau, trong đó tư vấn hướng nghiệp là mô hình hoạt động có hiệu quả cao
trong việc hỗ trợ học sinh (HS) lựa chọn ngành nghề.
Tuổi thanh niên học sinh là tuổi tự xác định lao động – nghề nghiệp. Nhu cầu
cuộc sống đặt ra vấn đề phải lựa chọn nghề nghiệp, càng cuối cấp các em càng hiểu
được rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào sự đúng đắn của việc lựa chọn nghề
nghiệp. Tuy nhiên đây là một vấn đề phức tạp, không phải học sinh nào cũng lựa chọn
được một cách đúng đắn.
Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) giúp các em định hướng và giải quyết những khó
khăn, vướng mắc và mâu thuẫn liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân.
TVHN còn giúp HS tự đánh giá được hứng thú, sở thích, năng lực nghề nghiệp của bản
thân để từ đó lựa chọn ngành nghề phù hợp với đặc điểm tâm lý của cá nhân và yêu cầu
của xã hội. Về mặt xã hội, nhằm làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên, cũng như
đảm bảo sự phân bố nguồn lực trong cơ cấu xã hội. Mặc dù TVHN có vai trò rất quan
trọng trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của HS, trong thực tế, các dịch vụ TVHN
còn rất ít. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về nhu cầu TVHN chưa nhiều, chưa làm rõ nhu
cầu TVHN của HS. Chính vì vậy, cần thiết phải có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu
về TVHN, từ đó phát triển ngành tư vấn tâm lý đáp ứng tốt nhu cầu của HS.
Ở nước ta, việc tự xác định nghề nghiệp của thanh niên học sinh hiện nay bộc lộ
một số khuyết điểm. Nhiều thanh niên cho đến nay khi kết thúc trung học phổ thông
(THPT) vẫn chưa xác định cho mình một nghề nghiệp để theo đuổi, mơ hồ về cuộc
sống lao động tương lai. Một định hướng khác là sự định hướng phiến diện vào việc
học tập ở đại học. Tâm thế này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các em nếu không hiện thực
hóa được mong muốn – các em sẽ cảm thấy nặng nề, đổ vỡ hi vọng vào tương lai. Sự
định hướng nghề nghiệp trong nhiều trường hợp dẫn đến tình trạng học lệch – khi các
em chỉ chú trọng đến những môn học gắn trực tiếp đến nghề đã chọn, do đó dẫn đến sự
phiến diện trong phát triển nhân cách [21, tr 88]. Từ đó cho thấy nhu cầu tư vấn hướng
nghiệp của học sinh THPT rất cần thiết, quan trọng, cần coi trọng và thực hiện tốt để
các em có định hướng được đúng nghề nghiệp mình sẽ cống hiến trong tương lai.
2
Thị xã Điện Bàn là một thị xã đồng bằng ven biển phía bắc của tỉnh Quảng Nam,
nằm ngay sát Thành phố Hội An_một trung tâm du lịch văn hóa miền Trung. Đây là
một thị xã đang trong quá trình phát triển nhanh để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế,
văn hóa du lịch của trung tâm kinh tế chính trị miền Trung Việt Nam. Trên thực tế
chưa có công trình nghiên cứu nào về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh
THPT trên địa bàn. Hiện nay, có nhiều HS gặp khó khăn trong việc định hướng và lựa
chọn nghề nghiệp như: còn mơ hồ về các ngành nghề, lựa chọn mang tính nước đôi,
cảm tính, chủ quan, mâu thuẫn, bất đồng giữa cha mẹ và con cái… Các trường THPT
trên thị xã đều chưa có trung tâm tư vấn nên các em thường phải tự giải quyết những
khó khăn trong cuộc sống nói chung và vấn đề hướng nghiệp nói riêng, những cách
thức đó chưa mang lại hiệu quả, thậm chí dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn. Kết quả
điều tra ban đầu về nhu cầu tư vấn tâm lý của HS THPT thị xã Điện Bàn cho thấy HS
có nhu cầu cao đối với tư vấn tâm lý, trong đó đặc biệt ưu tiên là TVHN. Lý do chung
nhất được các em đưa ra là TVHN có thể giúp các em định hướng đúng đắn nghề
nghiệp tương lai.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu
tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng
Nam”. Việc tìm hiểu thực trạng nhu cầu TVHN của HS THPT thị xã sẽ cho chúng ta
biết được những khó khăn tâm lý liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp và nhu cầu
TVHN của học sinh để từ đó đề ra các cách thức, biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu
TVHN của các em.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực trạng nhu cầu TVHN của HS THPT thị xã Điện Bàn,
Quảng Nam, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu TVHN cho HS
THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhu cầu TVHN của HS THPT.
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu TVHN của HS Trường THPT thị xã Điện Bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu TVHN cho HS
THPT.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng
Nam.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh THPT thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
3
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1. Về nội dung nghiên cứu
Nội dung và mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh THPT.
5.2. Về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung ở một số trường THPT thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam:
Nguyễn Duy Hiệu, Lương Thế Vinh, Nguyễn Khuyến, Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ.
6. Giả thuyết khoa học
HS trường THPT thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam có nhu cầu TVHN ở nhiều
nội dung và với các mức độ khác nhau.
Có sự khác biệt giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu TVHN giữa các nhóm khách
thể khảo sát.
Mặc dù vậy, HS vẫn chưa được tiếp cận với hoạt động TVHN vì nhiều trở ngại
khác nhau. Nếu tìm hiểu được nhu cầu của HS THPT đối với TVHN thì có thể đề xuất
những biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu này của các em.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết,
phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết các vấn đề có liên quan để hình
thành cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng các phiếu khảo sát bao gồm một hệ thống câu hỏi nhằm tìm hiểu thực
trạng nhu cầu TVHN của HS THPT trên thị xã Điện Bàn.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này
nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này bổ trợ cho phương pháp điều tra. Cụ thể quan sát thái
độ và những biểu hiện xúc cảm của HS học sinh khi tham gia các hoạt động tư vấn
hướng nghiệp.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể
Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu toàn diện đời sống tâm lý của một số
trường hợp điển hình để có các kiến giải sâu sắc và chính xác hơn về những khó khăn
của HS trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nguyên nhân gây ra khó khăn và nhu cầu tư
TVHN, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu TVHN của HS. Từ đó đề xuất hệ thống biện
pháp đáp ứng nhu cầu TVHN của HS.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp chuyên gia góp ý cho việc xây dựng bảng hỏi, xây dựng
các nội dung thực nghiệm và tổ chức thực nghiệm tác động nhằm đáp ứng nhu cầu
4
TVHN của HS.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm tác động
Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp đáp ứng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý kết quả thu được.
Cách xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán ứng dụng trong giáo dục học và
tâm lý học.
8. Đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu về lý luận góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận
về nhu cầu trong tâm lý học, nhu cầu TVHN của HS THPT trong tâm lý hướng
nghiệp, làm tư liệu lý luận trong hoạt động đào tạo chuyên viên TVHN, trong nghiên
cứu tâm lý học nói chung.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng đã cung cấp hệ thống tư liệu về thực trạng nhu
cầu TVHN trong hoạt động TVHN, giúp cho các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ làm
công tác TVHN, giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp có thêm tư liệu nhằm nâng cao chất
lượng của hoạt động TVHN.
- Các biện pháp được đề xuất sẽ là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý giáo
dục cũng như các bậc cha mẹ học sinh, chuyên viên TVHN, GV chủ nhiệm lớp vận
dụng nâng cao hiệu quả hoạt động TVHN.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học
phổ thông.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học
sinh trung học phổ thông thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học
sinh trung học phổ thông
Có thể nói, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp đã và đang là một trong những đề tài
được các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm. Việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ
được phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Anh.... mà ở cả những
nước đang phát triển cũng rất quan tâm, trong đó có Việt Nam.
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Từ khi ra đời, tư vấn hướng nghiệp với những công việc thực tế trong việc trợ
giúp cá nhân có những quyết định liên quan đến nghề nghiệp được xem như là nền
tảng của ngành tư vấn. Việc áp dụng các thang đo để nhận biết về đặc điểm tâm lý bản
thân, phổ biến rộng rãi các tài liệu hướng dẫn, phát triển các trung tâm tư vấn… đã làm
cho tư vấn nói chung và tư vấn hướng nghiệp nói riêng trở thành lĩnh vực có ứng dụng
rộng rãi trong xã hội.
TVHN được đặt nền móng từ giữa thế kỷ 19, với sự đóng góp lớn của Francis
Galton, Wilheim Wundt, Jamesn Cattell, Frank Parsons, Robert Yerkes, E.K.Strong…
Không chỉ nghiên cứu chung về con người, nghiên cứu về các phương pháp đo lường
các đặc điểm thể chất và tâm lý của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ như Wundt,
Galton, Binet, Henri, Hall, Cattell… năm 1908, Parsons đã mô tả tiến trình TVHN một
cách có hệ thống trong những bài giảng của mình. Năm 1909, quyển sách có tựa đề
“Choosing a Vocation”, tức là “Chọn lựa một nghề”, của Parsons đã được xuất bản.
Trong ấn phẩm này, ông bàn luận về vai trò của các nhà tư vấn và các kỹ thuật có thể
sử dụng trong TVHN. Với nỗ lực mang tính tiên phong, Parsons đã thành công trong
việc xác định và khởi xướng một ngành nghề mới, đó chính là tư vấn hướng nghề.
Ngày nay, Parsons thường được nhắc tới như “cha đẻ của hoạt động hướng dẫn nghề
nghiệp” (Father of Vocational Guidance) trong giáo dục Mỹ [13].
Vào đầu những năm 1950, Ginzberg, Ginsurs, Axelrad và Herma (1951), Roe
(1956), và Super (1957) đã phát triển các lý thuyết lựa chọn nghề và phát triển nghề.
Những lý thuyết này đã trở thành điểm mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của
chuyên ngành TVHN và khơi nguồn cho một loạt các dự án nghiên cứu về các chương
trình TVHN.
Vấn đề dự định chọn nghề của thanh niên, HS cũng được nhiều tác giả quan tâm.
E.A. Klimov cho rằng, khi xem xét vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cần chú ý tới hai mặt
gắn bó với nhau, đó là đánh giá giá trị nghề và những tác động khách quan ảnh hưởng
đến lựa chọn nghề. E.A. Klimov đã chỉ ra 10 nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn