Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên đại học an giang tại khu mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Trường Đại Học An Giang hiện nay có thêm một khu trung tâm tại địa điểm mới với
diện tích gần 40 ha với khoảng 200 phòng học thuộc 4 nhà: A-B-C-D, cơ sở vật chất kiên cố
và trang thiết bị phục vụ học tập tương đối đầy đủ. Ngoại trừ khoa Sư phạm, sinh viên các
khoa khác hiện nay đang học tập tại “nhà riêng” của mình. Có thể nói, khu trung tâm là
nguồn động lực để các bạn sinh viên có thể phát huy hết khả năng của mình khi học tập tại
một nơi rộng lớn và đầy đủ trang thiết bị như vậy.
Có thể vì mới thành lập nên trường không thể tránh khỏi thiếu sót, một thiếu sót tại ngôi
trường mới là không có căn tin cho sinh viên. Vì không gian trường rất rộng nên khoảng
cách từ cổng trường vào các nhà khá xa nhưng dịch vụ ăn uống lại nằm ngoài cổng trường.
Những sinh viên phải học tiết đầu tiên thì không chuẩn bị kịp cho bữa sáng của mình và
đành phải đợi giờ ra chơi mới có thể đi ăn sáng. Nhưng vấn đề ở đây, giờ ra chơi có hạn mà
sinh viên phải học ở lầu 4 thì thật sự khó khăn khi quyết định đi ăn vì sợ không kịp giờ vào
lớp.
Vì vậy, nghiên cứu “ nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại
khu mới” là công việc cần thiết nhằm có thể làm giảm sự khó khăn trong nhu cầu ăn uống
của sinh viên, đồng thời đây có thể là một ý kiến đóng góp nhằm khắc phục thiếu sót của
trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đạt hai mục tiêu sau:
♦ Nhận biết nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên.
♦ Tìm hiểu cụ thể nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của sinh viên.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu tại khu mới trường Đại học An giang
Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và khoa Nông nghiệp – Tài nguyên
thiên nhiên.
Tại khu mới, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và khoa Nông nghiệp – Tài nguyên
thiên nhiên có số lượng sinh viên đông hơn các khoa còn lại. Mặt khác, do căn tin chưa có và
dịch vụ ăn uống khá xa nên nhu cầu cần có căn tin trong trường giữa các khoa như nhau. Vì
vậy, hai khoa này được lấy đại diện để tiến hành khảo sát trong tổng số năm khoa tại khu mới.
SVTH: CHÂU KIM CHÂU Trang 1