Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhu cầu "học thuật hóa" trong xử lý vấn đề tranh chấp tại Biển Đông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 2 (93) Nghiên cứu - Trao đổi
6/2013 81 1 82 6/2013
NHU CẦU “HỌC THUẬT HÓA” TRONG XỬ LÝ
VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG
Trương Minh Huy Vũ*
- Nguyễn Thế Phương**
Tóm tắt
“Học thuật hóa” là xây dựng những kiến thức - chuẩn mực chung,
tập hợp lý lẽ, thu thập bằng chứng về một hiện tượng hay đối tượng nào
đó cần nghiên cứu. Hiện tượng hay đối tượng này trước đây có thể được
nói, viết, bàn luận nhiều, nhưng thiếu hoặc chưa có một nền tảng khoa
học vững chắc để đưa ra nhận xét hay kết luận. “Ngoại giao học thuật”
là công tác tác động, ảnh hưởng hay truyền tải một lý lẽ, lập luận hay
quan điểm nào đó trên các diễn đàn thế giới bằng học thuật, hay thông
qua cộng đồng khoa học thế giới. Thực hiện ngoại giao học thuật, các
học giả Việt Nam sẽ đấu tranh chống sự tuyên truyền một chiều của đối
phương, mang nhiều mô thức chính trị xâm phạm chủ quyền và lợi ích
của Việt Nam, đồng thời xây dựng nhận thức đúng đắn, chính xác về chủ
quyền của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Nhìn nhận “học thuật
hóa” như một trong những trụ cột chính sách Biển Đông của Việt Nam,
bài viết sẽ phân tích câu hỏi tại sao giới học giả Việt Nam và các nghiên
* Trương Minh Huy Vũ (Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, CHLB Đức), giảng viên Khoa Quan
hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, hiện nay đang là
Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Kinh tế - Chính trị Quốc tế tại Đại học Bonn, CHLB Đức.
Những quan điểm trong bài là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết phản ánh
quan điểm của bất kỳ cơ quan nào, kể cả cơ quan nơi tác giả đang công tác hay học tập.
** Nguyễn Thế Phương, thành viên nhóm Nghiên Cứu Trẻ (Irys) thuộc khoa Quan hệ
Quốc tế, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM.
cứu của họ lại quan trọng trong việc nâng cao lợi thế của Việt Nam
trong tranh chấp. Thông qua hai góc nhìn chủ yếu, từ các tác động bên
ngoài đến những ảnh hưởng bên trong, thì chiến lược ngoại giao học
thuật dựa trên “học thuật hóa” được đánh giá là cần thiết trong bối cảnh
tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc quá chênh lệch như
hiện nay. Bài viết cũng sẽ liệt kê một số bước đi cần thiết nhằm tăng
cường và phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả của “học thuật hóa”
trong vấn đề Biển Đông.
Dẫn luận
“Học thuật hóa” là xây dựng những kiến thức - chuẩn mực chung,
tập hợp lý lẽ, thu thập bằng chứng về một hiện tượng hay đối tượng nào
đó cần nghiên cứu. Hiện tượng hay đối tượng này trước đây có thể được
nói, viết, bàn luận nhiều, nhưng thiếu hoặc chưa có một nền tảng khoa
học vững chắc để đưa ra nhận xét hay kết luận. “Ngoại giao học thuật” là
công tác tác động, ảnh hưởng hay truyền tải một lý lẽ, lập luận hay quan
điểm nào đó trên các diễn đàn thế giới bằng học thuật, hay thông qua cộng
đồng khoa học thế giới. Thực hiện ngoại giao học thuật, các học giả Việt
Nam sẽ đấu tranh chống sự tuyên truyền một chiều của đối phương mang
nhiều mô thức chính trị xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Việt Nam,
đồng thời xây dựng nhận thức đúng đắn, chính xác về chủ quyền của Việt
Nam trong cộng đồng quốc tế. Bài viết lập luận rằng, trong bối cảnh tranh
chấp Biển Đông hiện nay đang rất căng thẳng giữa Trung Quốc và các bên
liên quan như Việt Nam và Phi-líp-pin, thì việc tăng cường đa dạng hóa
các biện pháp bảo vệ chủ quyền cũng như tận dụng lợi thế của quốc gia để
nâng cao hiệu quả của các biện pháp đó là cần thiết. Chính vì thế, “học
thuật hóa” và “ngoại giao học thuật” cần được xem như là một trong
những trụ cột cho chính sách Biển Đông của Việt Nam.
, 3/62013: 113 8-98-140. .