Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
Khoa Công Nghệ Thông Tin
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY | BẬC CAO ĐẲNG
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
| 2017 – Lưu hành nội bộ |
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang i
LỜI TÁC GIẢ
Bước chân vào ngưỡng cửa trường cao đẳng, đại học, một
môi trường hoàn toàn mới mẻ với học sinh phổ thông
trung học, đòi hỏi các em phải nỗ lực và tự kiểm soát mọi
hành vi, hoạt động của mình như những người trưởng
thành, sẵn sàng bước vào đời sống nghề nghiệp đầy cạnh
tranh sau này. Đây là thời điểm rất cần một sự hướng dẫn
đủ rộng để các em có thể nhận thức được những khó khăn
trước mắt cũng như con đường mà các em sẽ đi như thế
nào, để các em có thể tự định hướng cho mình.
Môn học sẽ là cánh cổng tri thức ban đầu, giúp các em có
thể dễ dàng hình dung được con đường nghề nghiệp mà
các em đã chọn, những cơ hội nghề nghiệp, những thách
thức, khó khăn sẽ gặp phải cũng như kế hoạch dự kiến các
em sẽ được trải qua như thế nào trong suốt ba năm học ở
trường. Hi vọng đây sẽ là hành trang ban đầu đủ tốt để các
em tự tin bước tiếp cùng các thầy cô trong suốt đời sống
sinh viên đầy sôi động và thách thức của mình ./.
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang ii
GIỚI THIỆU
Học phần Nhập môn Công nghệ Thông tin & Truyền thông là học phần rất
quan trọng và bắt buộc với các chương trình đào tạo theo mô hình CDIO. Đây là
học phần cơ sở ngành giúp sinh viên ngành Công nghệ thông tin và sinh viên
ngành Truyền thông & Mạng máy tính có cái nhìn tổng quan về ngành học, về các
kiến thức, kỹ năng cần có, về phương pháp học tập phù hợp, từ đó hình thành tâm
thế, động cơ học tập đúng đắn để các em có thể tiếp tục theo học các môn chuyên
ngành. Thông qua các hoạt động học tập, sinh viên còn có thể hoàn thiện dần tính
chủ động, tích cực, khả năng tự học, tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng giao tiếp điện tử và thói quen tuân thủ các quy định làm việc trong môi
trường chuyên nghiệp
Giáo trình này được biên soạn dựa theo đề cương môn học “Nhập môn Công nghệ
thông tin và truyền thông” mới xây dựng theo mô hình CDIO của Khoa Công nghệ
thông tin Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Mặc dù nhóm biên soạn đã rất cố
gắng, song do đây là môn học hoàn toàn mới nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những sai sót về nội dung lẫn hình thức, nhóm rất mong nhận được sự gó p ý chân
thành từ các quý thầy cô và các em sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện
hơn.
Nhóm tác giả
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang iii
MỤC LỤC
1..............................................................................................................................................................................1
HỆ THỐNG KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN, TRUYỀN THÔNG & MẠNG MÁY TÍNH................................................................................................1
1.1 | HỆ THỐNG THÔNG TIN ......................................................................................................................................2
1.2 | HỆ THỐNG PHẦN MỀM.......................................................................................................................................3
1.2.1 | PHẦN MỀM HỆ THỐNG....................................................................................................................3
1.2.2 | PHẦN MỀM ỨNG DỤNG...................................................................................................................4
1.2.3 | FIRMWARE VÀ PHẦN MỀM NHÚNG (EMBEDDED SOFTWARE)...................................5
1.2.4 | CẤU TRÚC PHÂN LỚP HỆ THỐNG MÁY TÍNH........................................................................6
1.2.5 | QUY TRÌNH CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM.....................................................7
1.3 | HỆ THỐNG PHẦN CỨNG.....................................................................................................................................9
1.3.1 | MÁY TÍNH (COMPUTER).................................................................................................................9
1.3.2 | CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH................................................ 11
1.3.3 | KIẾN TRÚC MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH................................................................................ 12
1.3.4 | CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN THÔNG................................................................................................. 13
1.4 | DỮ LIỆU, DỮ LIỆU SỐ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU............................................................................................. 13
1.4.1 | DỮ LIỆU, DỮ LIỆU SỐ VÀ CÁCH BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
14
1.4.2 | CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU........................................................... 19
1.5 | SỰ KẾT NỐI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG TRÊN MẠNG.................... 20
1.5.1 | MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG.................................................................................. 21
1.5.2 | NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN BÊN TRONG MẠNG MÁY TÍNH.............................................. 23
1.5.3 | MẠNG INTERNET............................................................................................................................ 25
1.5.4 | ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (CLOUD COMPUTING).................................................................... 25
1.6 | YÊU CẦU VỚI YẾU TỐ CON NGƯỜI KHI LÀM VIỆC TRONG MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN26
1.6.1 | KỸ SƯ PHẦN MỀM (SOFTWARE ENGINEER)...................................................................... 26
1.6.2 | LẬP TRÌNH VIÊN (PROGRAMMER) ......................................................................................... 27
1.6.3 | LẬP TRÌNH VIÊN HỆ THỐNG (SYSTEM PROGRAMMER) ............................................... 28
1.6.4 | NHÂN VIÊN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG (SYSTEM ANALYST)....................... 29
1.6.5 | CHUYÊN VIÊN BẢO MẬT THÔNG TIN TRÊN MẠNG (NETWORK SECURITY
SPECIALIST)........................................................................................................................................................... 30
1.6.6 | NHÂN VIÊN THIẾT KẾ MẠNG (NETWORK ARCHITECT)............................................... 30
1.6.7 | NHÂN VIÊN QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (DATABASE ADMINISTRATOR)............... 31
1.6.8 | NHÂN VIÊN QUẢN TRỊ MẠNG (NETWORK ADMINISTRATOR)................................... 32
1.6.9 | NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN WEB (WEB DEVELOPER)........................................................ 33
1.6.10 | NHÂN VIÊN QUẢN TRỊ WEB (WEBMASTER)................................................................. 34
1.6.11 | NHÂN VIÊN KIỂM THỬ PHẦN MỀM (TESTER)............................................................. 34
1.6.12 | NHÂN VIÊN HỖ TRỢ KỸ THUẬT (COMPUTER TECH SUPPORT)........................... 35
1.6.13 | NHÂN VIÊN THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ (GRAPHIC DESIGNER)............................................. 36
1.7 | BÀI TẬP CHƯƠNG I............................................................................................................................................ 37
2...........................................................................................................................................................................39
ĐẶC TRƯNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC39
2.1 | VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC .............................................................. 40
2.2 | CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN............................................................................ 40
2.3 | CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA........................................................................................... 41
2.3.1 | CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KỸ
NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN............................ 42
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang iv
2.3.2 | CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC, KỸ
NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH 47
2.4 | BÀI TẬP CHƯƠNG II.......................................................................................................................................... 51
3...........................................................................................................................................................................53
MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.......................53
3.1 | TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP............................................................................................................................... 54
3.1.1 | KHÁI NIỆM......................................................................................................................................... 54
3.1.2 | PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP........................................................................... 54
3.2 | TÌM KIẾM THÔNG TIN ..................................................................................................................................... 57
3.2.1 | TÌM KIẾM TỪ MỘT TRANG WEB CỤ THỂ............................................................................. 57
3.2.2 | TÌM KIẾM TỪ TRANG www.catalog.com .............................................................................. 58
3.2.3 | SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM................................................................................................... 59
3.2.4 | CÁC GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM .................................................................................. 60
3.3 | ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN TRÊN MẠNG....................................................................................................... 61
3.3.1 | TÍNH CHÍNH XÁC............................................................................................................................. 62
3.3.2 | THẨM QUYỀN ................................................................................................................................... 62
3.3.3 | TÍNH CHỦ QUAN HAY KHÁCH QUAN...................................................................................... 63
3.3.4 | TÍNH CẬP NHẬT............................................................................................................................... 63
3.4 | ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ................................................................................................................................ 63
3.4.1 | Một số khái niệm liên quan đến đạo đức công nghệ thông tin..................................... 63
3.4.2 | Một số hình thức phân phối phối và sử dụng phần mềm ............................................... 64
3.4.3 | Một số hành vi được xem là vi phạm đạo đức công nghệ thông tin ........................... 64
3.5 | | BÀI TẬP CHƯƠNG 3........................................................................................................................................ 65
4...........................................................................................................................................................................67
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM..........................................................................................................................67
4.1 | LÀM VIỆC NHÓM (Teamwork)..................................................................................................................... 68
4.1.1 | KHÁI NIỆM VỀ NHÓM.................................................................................................................... 68
4.1.2 | QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM.......................................................... 68
4.2 | KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM............................................................................................................................ 69
4.2.1 | KỸ NĂNG TỔ CHỨC NHÓM.......................................................................................................... 69
4.2.2 | KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ..................................... 70
4.3 | NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ NHÓM HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ....................................................................... 71
4.3.1 | YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÓM ............................................................................................................. 71
4.3.2 | YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM....................................................... 72
4.4 | CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÓM................................................................................................................... 72
4.4.1 | MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG.......................................................................................................... 72
4.4.2 | MÔ HÌNH THAM GIA...................................................................................................................... 72
4.4.3 | MÔ HÌNH NGANG ............................................................................................................................ 73
4.4.4 | MÔ HÌNH TƯ VẤN........................................................................................................................... 73
4.5 | VAI TRÒ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ............................................................................................ 73
4.5.1 | VAI TRÒ CỔ ĐỘNG (ENCOURAGER)........................................................................................ 74
4.5.2 | VAI TRÒ LIÊN KẾT (COMPROMISER)..................................................................................... 74
4.5.3 | VAI TRÒ LÃNH ĐẠO (LEADER)................................................................................................. 75
4.5.4 | VAI TRÒ TÓM TẮT (SUMMARISER/CLARIFIER)............................................................... 75
4.5.5 | VAI TRÒ ĐƯA RA Ý TƯỞNG (IDEAS PERSON).................................................................... 75
4.5.6 | VAI TRÒ ĐÁNH GIÁ (EVALUATOR)......................................................................................... 75
4.5.7 | VAI TRÒ THƯ KÝ (RECORDER)................................................................................................. 75
4.6 | BÀI TẬP CHƯƠNG 4 .......................................................................................................................................... 76
5...........................................................................................................................................................................78
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang v
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐIỆN TỬ....................................................................................................................78
5.1 | KHÁI NIỆM GIAO TIẾP ĐIỆN TỬ................................................................................................................. 79
5.2 | CÁC TIÊU CHUẨN GIAO TIẾP ĐIỆN TỬ.................................................................................................... 79
5.3 | LÀM VIỆC VỚI THƯ ĐIỆN TỬ (EMAIL).................................................................................................... 81
5.3.1 | TẠO MỘT TÀI KHOẢN EMAIL .................................................................................................... 81
5.3.2 | CÁC BƯỚC GỬI THƯ ĐIỆN TỬ................................................................................................... 83
5.4 | MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAO TIẾP ĐIỆN TỬ KHÁC................................................................................ 85
5.4.1 | TIN NHẮN VÀ VĂN BẢN ............................................................................................................... 85
5.4.2 | HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH............................................................................................................. 86
5.4.3 | CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI.......................................................................................................... 87
5.5 | BÀI TẬP CHƯƠNG 5 .......................................................................................................................................... 87
6...........................................................................................................................................................................89
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................................................89
6.1 | MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................................................................................................... 90
6.1.1 | VẤN ĐỀ (PROBLEM)....................................................................................................................... 90
6.1.2 | GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 91
6.2 | QUY TRÌNH VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................... 92
6.3 | GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ...................................................................................100
6.3.1 | ĐỊNH NGHĨA....................................................................................................................................100
6.3.2 | GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.................................................................102
6.4 | KỸ THUẬT, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................107
6.4.1 | BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ (KỸ THUẬT XƯƠNG CÁ)..................................................................107
6.4.2 | SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY..............................................................................................................108
6.4.3 | NÃO CÔNG (BRAINSTORMING)..............................................................................................109
6.5 | BÀI TẬP CHƯƠNG 6 ........................................................................................................................................110
7........................................................................................................................................................................ 111
ĐỒ ÁN MÔN HỌC.......................................................................................................................................... 111
7.1 | MỤC TIÊU.............................................................................................................................................................112
7.2 | CÁC CHUẨN ĐẦU RA CỦA ĐỒ ÁN...............................................................................................................112
7.3 | MỐC THỜI GIAN................................................................................................................................................112
7.4 | DANH SÁCH ĐỒ ÁN..........................................................................................................................................112
7.4.1 | ĐỒ ÁN SỐ 1.......................................................................................................................................112
7.4.2 | ĐỒ ÁN SỐ 2.......................................................................................................................................113
7.4.3 | ĐỒ ÁN SỐ 3.......................................................................................................................................114
7.5 | ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN..............................................................................................................................................115
7.5.1 | ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM ...........................................................................115
7.5.2 | ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ...........................................................................116
7.5.3 | ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VÀ TƯ DUY HỆ THỐNG..........................117
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang 1
1. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC
TRƯNG CƠ BẢN CỦA NGÀNH CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG &
MẠNG MÁY TÍNH
Đây là chương rất quan trọng nhằm giúp sinh viên có
khả năng:
- Trình bày một cách hệ thống, logic các khái
niệm cơ bản thuộc ngành Công nghệ Thông tin,
ngành Truyền thông và Mạng máy tính;
- Giải thích được những kỹ năng, thái độ, công
cụ, thiết bị, phần mềm cần thiết khi tham gia thị
trường lao động trong lĩnh vực Công nghệ
Thông tin và Truyền thông ở Việt Nam và các
nước trong khu vực.
Qua đó, sinh viên dễ dàng hình dung được con đường
nghề nghiệp mà các em đã chọn, những cơ hội nghề
nghiệp, những thách thức, khó khăn sẽ gặp phải để có
thể hình thành động cơ học tập đúng đắn cho mỗi em.
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang 2
1.1 | HỆ THỐNG THÔNG TIN
Hệ thống thông tin (Information System) là một hệ thống bao gồm 6 thành phần
cơ bản sau: Con người (People), Quy trình thực hiện (Procedure), Phần cứng
(Hardware), Phần mềm (Software), Dữ liệu (Data) và Sự kết nối (Connectivity).
Hình 1. Ví dụ về một hệ thống thông tin
Trong đó:
Con người: Là những người sử dụng/điều hành/vận hành hệ thống. Đây là thành
phần quan trọng nhất của một hệ thống thông tin. Hệ thống chỉ có thể được vận
hành hiệu quả nếu nhân tố Con người được đào tạo có đủ kiến thức, kỹ năng và
thái độ làm việc phù hợp trong ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
Quy trình thực hiện: Là toàn bộ các quy tắc, hướng dẫn mà nhân tố Con người
phải tuân theo trong quá trình vận hành một hệ thống thông tin.
Phần mềm: Là các chương trình máy tính (Programs) chứa các câu lệnh tuần tự
(step-by-step instructions) mà máy tính có thể “hiểu” được và thực hiện theo. Mục
đích của phần mềm là nhằm chuyển đổi những dữ liệu (data - sự kiện chưa được
xử lý) ở đầu vào thành thông tin cần thiết (information – sự kiện đã được xử lý).
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang 3
Phần cứng: Có thể coi là toàn bộ các thiết bị dùng để xử lý dữ liệu (data) và cho
ra thông tin (information) hoặc các thiết bị dùng để kết nối. Phần cứng được điều
khiển bởi phần mềm.
Dữ liệu: Là toàn bộ các sự kiện thô chưa được xử lý bao gồm văn bản, hình ảnh,
âm thanh… Dữ liệu là vật mang thông tin.
Sự kết nối: Là sự gắn kết các thành phần của một Hệ thống thông tin lại với nhau,
hoặc giữa các hệ thống thông tin với nhau bằng những thiết bị phần cứng cũng
như các chương trình phần mềm chuyên dụng.
1.2 | HỆ THỐNG PHẦN MỀM
Có bốn loại phần mềm cơ bản đó là Phần mềm hệ thống (System software), Phần
mềm ứng dụng (Application software), Phần mềm nhúng (Embedded software)
và Firmware.
1.2.1 | PHẦN MỀM HỆ THỐNG
Là một tập hợp các phần mềm chuyên dụng cho phép các phần mềm khác (như
Word, Excel, Powerpoint…) hoặc người sử dụng có thể dễ dàng tương tác và điều
khiển các thiết bị phần cứng máy tính (Có thể hiểu phần mềm hệ thống như một
tầng trung gian giữa người sử dụng, phần mềm ứng dụng và phần cứng máy tính).
Phần mềm hệ thống lại có thể chia làm nhiều loại khác nhau:
Hệ điều hành (Operating System): Là hệ thống phần mềm tạo ra một “môi trường
bao quanh” các thiết bị phần cứng cho phép các Phần mềm ứng dụng hoặc người
sử dụng có thể dễ dàng tương tác, điều khiển các thiết bị phần cứng này. Như vậy,
hầu như mọi thao tác của người sử dụng trên các thiết bị phần cứng đều thông
qua Hệ điều hành. Hay nói cách khác, Hệ điều hành có vai trò như một “tầng”
trung gian giữa con người với các thiết bị phần cứng (Quản lý tài nguyên, cung cấp
giao diện người dùng và chạy các ứng dụng).
Hệ điều hành nếu theo góc nhìn về thể loại phần cứng sử dụng sẽ được chia
thành: Hệ điều hành cho máy tính lớn (Mainframe), hệ điều hành cho máy chủ
(Server), hệ điều hành cho máy tính cá nhân, hệ điều hành cho SmartPhone, Hệ
điều hành cho các máy chuyên biệt…
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang 4
Hệ điều hành nếu theo góc nhìn của người sử dụng thì có thể được chia thành:
Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng (các chương trình được thực hiện tuần
tự), hệ điều hành đa nhiệm một người dùng (nhiều chương trình có thể được thực
hiện đồng thời), hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng (có thể quản lý được
nhiều người dùng trên cùng một máy).
Phần mềm tiện ích (Utilities): Là các phần mềm được thiết kế hỗ trợ cho việc
phân tích, cấu hình, tối ưu hoặc bảo trì cho một hệ thống máy tính (Các chương
trình quét virus, nén đĩa, nén tệp, backup dữ liệu, chia ổ đĩa, mã hoá và giải mã dữ
liệu, theo dõi mạng, chống phân mảnh ổ đĩa…).
Phần mềm điều khiển (Drivers): Là các phần mềm được thiết kế đặc biệt, chạy
thường trú cùng với hệ điều hành trong bộ nhớ nhằm làm cầu nối điều khiển giữa
các thiết bị phần cứng cắm thêm vào hệ thống máy tính và hệ điều hành giúp cho
các thiết bị phần cứng này có thể tương tác dễ dàng với phần còn lại của hệ thống
máy tính.
Các bộ chuyển đổi ngôn ngữ (Language translators): Dùng để chuyển đổi các
câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó (C, C++, Java…) sang ngôn
ngữ mà máy tính có thể hiểu và xử lý được (ngôn ngữ máy): Đó là chuỗi các giá trị
0 và 1 tương ứng với các trạng thái mở hoặc đóng của mạch điện (hoặc trạng thái
không có điện-có điện, không thông mạch – thông mạch…).
1.2.2 | PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
Là các chương trình máy tính được thiết kế cho những người sử dụng đầu cuối
(end user) nhằm thoả mãn những nhu cầu hoặc công việc thường ngày của họ.
Phần mềm ứng dụng có thể chia thành ba loại:
Phần mềm ứng dụng cơ sở (Basic Applications): Là những phần mềm thông
dụng được sử dụng trong hầu hết các ngành, lĩnh vực khác nhau. Đó là những
phần mềm mà hầu hết mọi vị trí công việc đều cần đến trong thế kỷ 21 (Các web
browse, phần mềm xử lý văn bản, phần mềm thuyết trình, phần mềm bảng tính, hệ
thống quản lý cơ sở dữ liệu…). Học phần Tin học đại cương sẽ giúp sinh viên làm
chủ những ứng dụng loại này.
Phần mềm ứng dụng chuyên biệt (Specialized Applications): Là những phần
mềm chuyên dụng được sử dụng cho một hoặc một số lĩnh vực cụ thể (Các phần
mềm xử lý đồ hoạ, CAD, CAM, ORCAD, Mathlab,…). Sinh viên từng chuyên ngành cụ
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang 5
thể sẽ được tìm hiểu sâu hơn các loại phần mềm này (Ví dụ sinh viên ngành cơ khí
sẽ được tìm hiểu về CAD, sinh viên ngành điện tử sẽ tìm hiểu về ORCAD…).
Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động: Những phần mềm thiết kế để có thể
hoạt động trên các thiết bị Smartphone.
1.2.3 | FIRMWARE VÀ PHẦN MỀM NHÚNG (EMBEDDED
SOFTWARE)
Firmware là tập hợp những đoạn mã lệnh được nhà sản xuất phần cứng ghi “cố
định” (firmly) vào một loại bộ nhớ mà nội dung của nó không bị thay đổi bởi
người sử dụng hay bị mất khi mất điện. Các đoạn mã này thường gắn liền (nhúng)
với một hệ thống phần cứng và được sử dụng khi hệ thống khởi động. ROM-BIOS
của máy vi tính là một ví dụ điển hình của phần mềm Firmware. Do đặc tính
Firmware thường được gắn cố định với phần cứng tương ứng mà một số tài liệu
còn gọi đồng nhất Firmware với Phần mềm nhúng. Tuy nhiên, thực chất hai loại
phần mềm này có những điểm khác biệt.
Hệ thống nhúng (Embedded System) là tổ hợp của phần cứng và phần mềm
tương tác với nhau tạo nên một bộ phận của một hệ thống lớn hơn. Bộ phận này
có khả năng “tự hoạt động” khi được kích hoạt mà không cần có sự can thiệp của
con người và những hoạt động này thường đáp ứng các sự kiện thời gian thực.
Lò vi sóng, máy giặt, đồ chơi điện tử, máy in, máy ATM, rada, thang máy, vệ tinh…
là những ví dụ của hệ thống nhúng. Phần mềm điều khiển hoạt động của một hệ
thống nhúng gọi là Phần mềm nhúng (được lập trình một lần và ghi cứng vào bộ
nhớ).
Tài liệu giảng dạy Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông Trang 6
Hình 2. Ví dụ về hệ thống nhúng
Ở ví dụ trên hình 2, hệ thống nhúng sẽ chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của
tủ lạnh (theo chương trình định sẵn – phần mềm nhúng) tuỳ theo các sự kiện thời
gian thực mà hệ thống nhận được qua các cảm biến của tủ lạnh (về độ lạnh hiện
tại, cửa tủ được mở hay đóng…).
1.2.4 | CẤU TRÚC PHÂN LỚP HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình 3. Cấu trúc phân lớp của hệ thống máy tính
Máy tính điện tử được thiết kế phân lớp theo nhiều mức khác nhau, mỗi mức sẽ
đảm nhiệm một chức năng riêng biệt. Nhờ có sự phân mức này mà hiệu quả khai
thác hệ thống máy tính được nâng cao. Về cơ bản, hệ thống máy tính được phân
làm 4 mức khác nhau (Hình 3).
- Mứ c dướ i cù ng là mứ c logic so . Ơ mứ c này chı̉ đơn thuan là các thiet bị phan
cứ ng kết hợp lại với nhau trên các mạch logic và chưa the hoạ t động, chú ng tạ o
nên “bộ xương” củ a chiec má y tı́nh.
- Mứ c thứ hai (mứ c vào ra cơ sở ): ở mứ c nà y ngườ i ta thiet ke các đoạn chương
trı̀nh phụ c vụ cho mọ i giao tiep cơ bản củ a cá c thiet bị phan cứ ng vớ i bên ngoài
theo các chuẩn đã định sẵn. Chı́nh nhờ mứ c hai này mà mọ i chương trı̀nh ở mứ c
trên khi truy xuất tớ i cá c thiet bị phan cứ ng khô ng can quan tâm xem các thiet bị
đó đượ c thiet ke như the nào? Do hãng nà o sả n xuat... Ðieu này sẽ giú p cho hệ
tho ng trở nên mem dẻo hơn rat nhieu.