Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân vật trữ tình trong cắm nôm - dân ca dân gian tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
208
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1127

Nhân vật trữ tình trong cắm nôm - dân ca dân gian tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NH¢N VËT TR÷ T×NH TRONG C¾M N¤M –

D¢N CA D¢N GIAN TµY HUYÖN V¡N CHÊN, TØNH Y£N B¸I

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NH¢N VËT TR÷ T×NH TRONG C¾M N¤M –

D¢N CA D¢N GIAN TµY HUYÖN V¡N CHÊN, TØNH Y£N B¸I

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUẾ

Thái Nguyên – 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội

dung trích dẫn có nguồn gốc rõ rang, các kết quả trong luận văn là trung thực

và chưa được công bố trên bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Ngọc

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Huế -

người thầy đã tận tâm giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn quý thầy cô khoa Văn – Xã hội, bộ phận quản lý Khoa

học – Sau đại học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới ông Hà Đình Tỵ thôn Thiên Tuế, xã

Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, người đã giúp tôi trong quá

trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái,

trường THPT Sơn Thịnh, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên,

khích lệ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Ngọc

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan...................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu................................................................ 5

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 6

5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 7

6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 8

7. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 8

PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY Ở VĂN CHẤN – YÊN

BÁI VÀ MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......... 9

1.1. Khái quát về huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái......................................... 9

1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên......................................................... 9

1.1.2. Khái quát đặc điểm lịch sử của huyện Văn Chấn – Yên Bái ............ 11

1.1.3. Khái quát tình hình văn hóa xã hội................................................... 13

1.2. Ngƣời Tày ở Văn Chấn tỉnh Yên Bái ................................................... 14

1.2.1. Nơi cư trú và nguồn gốc tộc người................................................... 14

1.2.2. Đặc điểm văn hóa người Tày Văn Chấn .......................................... 15

1.3. Khái quát về Cắm Nôm – dân ca Tày – Văn Chấn, Yên Bái............ 20

1.3.1. Lịch sử Cắm Nôm Tày – Văn Chấn .................................................. 20

1.3.2. Thực tế lưu truyền diễn xướng, sinh hoạt của Cắm Nôm người

Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ............................................................. 21

Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 22

Chƣơng 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CẮM NÔM – DÂN CA

TÀY HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI...................................................... 23

iv

2.1.Nhân vật nữ trong Cắm Nôm................................................................. 24

2.1.1. Nhân vật nữ trên phương diện người yêu trong Cắm Nôm .............. 24

2.1.2. Nhân vật nữ trên phương diện người vợ, người mẹ trong Cắm Nôm... 29

2.1.3. Nhân vật nữ trên phương diện người con trong Cắm Nôm.............. 36

2.2. Nhân vật nam trong Cắm Nôm............................................................. 39

2.1.1. Nhân vật nam trên phương diện người yêu trong Cắm Nôm ........... 39

2.1.2. Nhân vật nam trên phương diện người chồng, người cha trong

Cắm Nôm..................................................................................................... 48

2.3. Nhân vật biểu tƣợng trong Cắm Nôm.................................................. 55

Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 60

Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

TRONG CẮM NÔM – DÂN CA TÀY HUYỆN VĂN CHẤN.................. 62

3.1. Ngôn ngữ Cắm Nôm mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ .. 62

3.2. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật ....................................................... 69

3.2.1. Biện pháp so sánh ............................................................................. 69

3.2.2. Biện pháp điệp................................................................................... 71

3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật..................................................... 77

3.3.1. Thời gian nghệ thuật ......................................................................... 78

3.3.1. Không gian nghệ thuật...................................................................... 82

3.4. Diễn xƣớng những khúc Cắm Nôm của ngƣời Tày ở Văn Chấn............. 89

3.4.1. Môi trường diễn xướng...................................................................... 89

3.4.2. Hình thức diễn xướng........................................................................ 92

3.4.3. Nhân vật diễn xướng ......................................................................... 92

Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 94

KẾT LUẬN.................................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Đất nước Việt Nam là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi

miền quê, mỗi vùng đất đều mang trong mình dấu ấn văn hoá riêng biệt, vừa

có những nét đặc thù, lại vừa thống nhất trong tính chỉnh thể của nền văn hoá

dân tộc Việt Nam. Văn hóa chính là nền tảng, là nhân tố quan trọng phản ảnh

trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của văn hóa dân gian, là

tài sản vô cùng quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca, lời ru, câu hò, truyện

kể…đều là những hạt ngọc ẩn chứa vẻ đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống.

Trong đó dân ca là một loại hình ca hát dân gian phản ánh vẻ đẹp trong tâm

hồn, tính cách con người Việt Nam, một bộ phận quan trọng của văn học dân

gian đã được người dân lưu giữ qua quá trình lịch sử và đã trở thành những

viên ngọc quý giá. Có thể nói, mỗi người dân Việt Nam không ai là không

thuộc trong mình đôi câu ca dao hay một vài làn điệu dân ca, ... điều đó khẳng

định rằng dân ca dân gian đã ăn sâu, bén rễ trong lòng mọi người dân ta.

1.2. Cùng với kho tàng phong phú dân ca dân gian người Việt, dân ca

dân gian các dân tộc thiểu số ở mọi vùng miền của tổ quốc đã góp phần quan

trọng trong việc làm giàu, làm đẹp hơn cho kho tàng văn học dân gian dân

tộc. Nó góp phần tạo nên vườn hoa muôn sắc muôn hương của cả nền văn học

cộng đồng dân tộc Việt Nam. Lời ca tiếng hát dân gian trở thành món ăn tinh

thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc Việt. Trong bức

tranh thổ cẩm đa màu sắc của các dân tộc thiểu số phía Bắc, người Tày được

nhắc đến như một tộc người điển hình về việc tạo dựng được cho mình một

gương mặt văn hóa thực sự phong phú và rực rỡ. Văn học dân gian Tày nói

chung và dân ca Tày nói riêng đã góp phần thể hiện sinh động gương mặt đó

với đầy đủ các khía cạnh về đời sống con người.

2

Dân ca dân gian Tày, Văn Chấn, Yên Bái phản chiếu bức tranh đời

sống, sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng trong các sinh hoạt vật chất

và tinh thần của con người nơi đây. Đó là tiếng hát trữ tình của nhân dân lao

động, của nhân vật trữ tình trong từng lời ca. Từ trước đến nay, đã có nhiều

công trình nghiên cứu về người Tày được tiến hành như tìm hiểu đời sống

tôn giáo, cội nguồn lịch sử, sự biến đổi văn hóa dân tộc Tày ở các địa

phương. Các công trình đó đã cung cấp khá toàn diện về văn hóa, văn học

nhưng trên thực tế chưa có công trình nào tìm hiểu, giới thiệu, nghiên cứu,

một cách hệ thống về Cắm Nôm – dân ca Tày ở Văn Chấn – Yên Bái. Cắm

Nôm – những làn điệu dân ca theo cách gọi địa phương của người Tày ở

Văn Chấn – là những làn điệu dân ca được nảy sinh từ đời sống tinh thần và

mang giá trị văn hóa, văn học vô cùng đặc sắc của chính cộng đồng người

Tày sinh sống ở nơi đây.

1.3. Bản thân học viên là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn

Ngữ văn tại Văn Chấn - nơi có nhiều người Tày sinh sống. Việc giới thiệu,

tìm hiểu dân ca dân gian của người Tày ở Văn Chấn một mặt giúp chúng

tôi nâng cao trình độ chuyên môn, mặt khác giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về

đời sống văn hoá, về những nét đẹp tâm hồn của người dân nơi mảnh đất

cửa ngõ miền Tây Bắc. Hơn thế, từ đó giúp bản thân người viết góp phần vào

việc giáo dục học sinh là con em người Tày ở đây nói riêng và người dân Văn

Chấn, Yên Bái nói chung niềm tự hào về truyền thống văn hóa của cha ông

mình và cùng các em hòa nhập vào hành trình về với bản sắc cội nguồn dân

tộc để ngày càng thêm yêu mảnh đất Văn Chấn quê hương. Đồng thời thể

hiện tiếng nói tri ân của chúng tôi với mảnh đất, con người Văn Chấn.

Xuất phát từ những lí do trên, và trên cơ sở kế thừa những thành tựu

của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Nhân vật trữ tình

trong Cắm Nôm – dân ca Tày, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. Chúng tôi

hi vọng rằng sau khi đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho

3

những ai yêu thích và tìm đến với văn học dân gian của đồng bào các dân tộc

thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

2. Lịch sử vấn đề

Dân tộc Việt Nam với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước vĩ đại,

văn học dân gian Việt Nam đã được nảy sinh và gắn bó từ truyền thống lịch

sử lâu dài đó của dân tộc của dân tộc. Trong kho tàng văn học dân gian, ca

dao dân ca chiếm một tỉ lệ lớn. Đây cũng là thể loại có giá trị sâu sắc về nội

dung, nghệ thuật, thể hiện tiếng nói tình cảm, đời sống tâm hồn người dân.

Chính vì lẽ đó, ca dao dân ca đã được sưu tầm, nghiên cứu từ rất sớm với

nhiều công trình khoa học công phu, hệ thống.

Trước Cách mạng tháng Tám, từ thời kì phong kiến, đã có một số công

trình sưu tầm, giới thiệu về ca dao dân ca Việt Nam. Tiêu biểu như cuốn Nam

phong giải trào của Trần Danh Án (1754 – 1794) và Ngô Đình Thái (? - ?), là

tuyển tập các bài ca dao dân ca Việt Nam viết bằng chữ Hán được soạn theo

lối Kinh thi. Hoặc như cuốn Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1890

– 1942), đây là một công trình sưu tập lớn tập hợp tới 6.500 câu tục ngữ và

hơn 850 bài ca dao dân ca được sưu tâm trong dân gian, cuốn sách mang tính

chất tiên phong trong việc bảo tồn văn học dân gian Việt Nam. Thời kì sau

Cách mạng tháng tám – 1945 có thể kể đến công trình Tục ngữ ca dao dân ca

của Vũ Ngọc Phan (1907 – 1987), xuất bản lần đầu năm 1956 và cho đến nay

đã tái bản trên dưới 10 lần, là công trình sưu tầm tập hợp được khá nhiều câu

tục ngữ ca dao của cộng đồng các dân tộc Việt Nam… Tiếp sau đó là rất nhiều

tập ca dao dân ca của các vùng miền đã được công bố, xuất bản như Dân ca

quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ, Hát Dậm Nam Hà, Hát ví Nghệ Tĩnh,

Dân ca Nam Trung Bộ, Dân ca Bình trị Thiên…

Song so với các công trình sưu tầm, nghiên cứu ca dao dân ca của

người Việt thì số lượng các công trình sưu tầm, nghiên cứu dân ca của các dân

4

tộc thiểu số trong đó có dân ca của người Tày còn khá khiêm tốn. Cũng đã có

một số các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về dân ca các dân tộc thiểu số

được chú ý giới thiệu như Dân ca Mường, Dân ca Mèo, Dân ca Thái, …

Nhưng những thập kỉ trở lại đây công tác sưu tầm và nghiên cứu văn

học dân gian các dân tộc thiểu số đã được quan tâm hơn và ngày càng có

nhiều công trình sưu tập, nhiều chuyên luận, bài viết được công bố. Riêng về

văn học dân gian Tày đã xuất hiện nhiều công trình sưu tập, nghiên cứu

…trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu, các bài báo, chuyên luận của

nhà nghiên cứu Vi Hồng giới thiệu về ca dao – dân ca Tày Nùng. Cụ thể như

công trình Sli lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng, (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1979),

với 5 chương viết, tác giả Vi Hồng đã giới thiệu về đời sống văn hóa, tinh

thần của hai dân tộc Tày - Nùng qua những làn điệu Sli, Lượn, qua hệ đề tài,

qua nội dung tư tưởng và nghệ thuật xây dựng hình tượng. Công trình cũng

chỉ rõ vai trò, sức sống của Sli, Lượn trong đời sống tinh thần của người Tày

– Nùng “ Ca hát để dịu khổ đau, bớt nhọc nhằn…Họ yêu, họ càng cất cao

tiếng Sli, lượn để cùng cảm thông trong mối tình yêu thương của bạn bè, bản

mường, đồng bào, đồng loại. Tiếng Sli, tiếng lượn do đó ngày càng nhiều như

nước, đông như rừng” [14, tr.5,6]. Ngoài ra có thể kể đến các công trình như:

Dân ca đám cưới Tày – Nùng của Nông Minh Châu, tác giả đã tập hợp hơn

100 bài hát đám cưới Tày –Nùng. Đặc điểm dân ca Tày – Nùng xứ Lạng của

Lộc Bích Kiệm. Rọi, dân ca Tày do Trương Lạc Dương, Nông Đình Tuấn, Võ

Quang Nhơn sưu tầm biên soạn (Nxb văn hóa dân tộc, 1970), v.v…

Trong những năm gần đây, có rất nhiều các đề tài, luận văn, luận án khoa

học tìm hiểu, giới thiệu, nghiên cứu vể dân ca Tày. Trong đó phải kể đến luận

văn Yếu tố tự sự trong dân ca Tày của Vũ Ánh Tuyết, Đại học Thái nguyên,

2008. Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống các dạng thức biểu hiện và

vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày. (Yếu tố tự sự là một phương tiện đắc

dụng để phản ánh hiện thực. Yếu tố tự sự với mục đích kể sự tả tình. Yếu tố tự

sự góp phần cá thể hóa nhân vật trữ tình …). Cùng với đó là luận văn Khảo sát

5

ý nghĩa hình ảnh trong ca dao – dân ca Tày, Nùng của Đỗ Vân Nga, Đại học

Thái Nguyên, 2013. Luận văn đã tiến hành khảo sát và phân loại hình ảnh trong

ca dao- dân ca Tày, Nùng bao gồm ba nhóm hình ảnh: Hình ảnh thiên nhiên, vũ

trụ; hình ảnh là vật dụng của con người trong sinh hoạt; hình ảnh liên quan đến

con người. Qua phân loại tác giả cũng đã làm rõ ý nghĩa xã hội và thẩm mĩ của

một số hình ảnh tiêu biểu trong ca dao – dân ca Tày - Nùng, v.v…

Điều này cho thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu về dân ca các dân tộc thiểu

số trong đó có dân ca dân tộc Tày đã và đang thu hút được sự quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học thuộc nhiều thế hệ. Tuy nhiên theo

sự khảo sát, tìm hiểu của chúng tôi ở tỉnh Yên Bái cách nay nhiều chục năm,

nhà thơ Hoàng Hạc đã phát hiện và giới thiệu với công chúng cả nước về khúc

then Khảm Hải (Vượt biển) của người Tày được lưu truyền tại Yên Bái, đến

nay then Khảm Hải đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước. Tiếp đó là công

trình của Hoàng Tương Lai Hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở

Yên Bái , công trình đã sưu tầm hơn 100 bài hát Quan làng ở địa phương và

chưa có công trình nào nghiên cứu, giới thiệu về Cắm Nôm - dân ca Tày ở

huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đặc biệt là việc tìm hiểu cụ thể về nhân vật trữ

tình được biểu hiện trong Cắm Nôm. Điều đó chính là lý do thúc đẩy chúng

tôi mong muốn được thực hiện đề tài “Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm –

dân ca Tày, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.”

. Với việc giới thiệu về Cắm Nôm, chúng tôi cũng hi vọng sẽ góp được

một tiếng nói vào việc quảng bá cho kho tàng văn học dân gian của người dân

Tày nơi đây.

3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài Cắm Nôm - dân ca của

người Tày, Văn Chấn, Yên Bái được tập hợp, sưu tập tại địa phương

6

- Đồng thời đề tài xem xét, nghiên cứu hệ thống nhân vật trữ tình nam,

nhân vật trữ tình nữ và nhân vật trữ tình biểu tượng trong Cắm Nôm.

- Đề tài xem xét thêm một số yếu tố khác có vai trò quan trọng trong

sinh hoạt Cắm Nôm như: Diễn xướng Cắm Nôm, người trình diễn, hát Cắm

Nôm, môi trường diễn xướng Cắm Nôm…

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đi sâu tìm hiểu về nguồn tư liệu dân ca Cắm Nôm ở địa phương Văn

Chấn - Yên Bái qua khảo sát, điền dã.

- Nghiên cứu nhân vật trữ tình trong dân ca Cắm Nôm của người Tày

ở Văn Chấn để thấy được thế giới tâm hồn, ước mơ, tình cảm, nguyện vọng,

đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú của người dân nơi đây.

- Qua tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm giới thiệu những giá trị của dân ca

Cắm Nôm người Tày ở Văn Chấn – Yên Bái.

4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

-Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài: (Tộc

người Tày, Cắm Nôm Tày, văn hoá, xã hội Tày ...).

- Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải Cắm Nôm Tày để chỉ ra được

những đặc điểm của nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca Tày huyện

Văn Chấn, tỉnh Yên

-Trong điều kiện có thể, sưu tầm, bổ sung thêm lời ca Cắm Nôm Tày

và tìm hiểu thêm một số loại hình văn học dân gian gần gũi với Cắm Nôm lưu

truyền ở địa phương để đề tài được cập nhật và được nhìn nhận nhiều góc độ.

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp sưu tầm, khảo sát: Để có được tư liệu trong quá trình khảo

sát chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm, điền dã và khảo sát thực địa.

7

Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm chúng tôi giúp đưa ra

được những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo về thực tế lưu truyền

Cắm Nôm của người Tày ở Văn Chấn.

Phương pháp tổng hợp, hệ thống: Phương pháp này nhằm đặt dân ca Cắm

Nôm Tày ở Văn Chấn vào hệ thống chung của nền dân ca Tày Việt Nam.

Phương pháp phân tích, so sánh: Phương pháp này giúp chỉ ra những

điểm giống và điểm khác trong Cắm Nôm Tày với dân ca Tày ở một số địa

phương khác và với dân ca của một số dân tộc khác.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này dùng để lý

giải cho những đặc điểm của Cắm – Nôm Tày huyện Văn Chấn. Kiến thức và

phương pháp luận của nhiều ngành khác nhau như : lịch sử, địa lý, dân tộc

học, văn hóa học... sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu đề tài này.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Về địa bàn: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Văn Chấn,

tỉnh Yên Bái.

- Về tác phẩm: Đề tài chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi số lượng lời bài

ca Cắm Nôm của người Tày ở Văn Chấn – Yên Bái được ông Hà Đình Tỵ -

nhà trí thức Tày địa phương, hội viên Chi hội văn nghệ dân gian tỉnh Yên Bái

sưu tầm, tập hợp và đã dịch ra tiếng phổ thông.

Ngoài ra, có thêm một số bài Cắm Nôm Tày còn lưu truyền trong dân

gian Văn Chấn do chúng tôi sưu tầm gần đây trong quá trình điền dã.

Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ nghiên cứu Cắm Nôm

- dân ca của người Tày, Văn Chấn, Yên Bái (các tư liệu khác chỉ dùng để so

sánh khi cần thiết).

8

6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục…

có kết cấu ba chương:

Chương 1. Khái quát về người Tày ở Văn Chấn – Yên Bái và một số vấn đề

lí luận có liên quan đến đề tài

Chương 2. Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca Tày huyện Văn

Chấn, tỉnh Yên Bái.

Chương 3 . Nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân

ca Tày, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

7. Đóng góp của luận văn

- Đóng góp thêm một tư liệu về dân ca Tày – những bài ca Cắm Nôm

Tày ở Văn Chấn, Yên Bái.

- Bước đầu tìm hiểu nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca của

người Tày ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Từ đó làm rõ giá trị nội dung và

nghệ thuật của Cắm Nôm.

- Góp phần giới thiệu văn hoá của người Tày qua Cắm Nôm.

9

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY Ở VĂN CHẤN – YÊN BÁI VÀ MỘT SÔ

VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi không có tham vọng đi sâu

vào mọi vấn đề thuộc điều kiện, tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của huyện

Văn Chấn – Yên Bái mà chỉ đi vào tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự

hình thành và lưu truyền Cắm Nôm Tày. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu,

tìm hiểu chúng tôi tập trung vào hai phương diện cụ thể: Vùng đất, con người

và văn hoá, văn học dân gian huyện Văn Chấn và Điều kiện tự nhiên, lịch sử

tộc người Tày và văn hoá văn học dân gian Tày huyện Văn Chấn. Đây chính

là những yếu tố có tác động sâu sắc đến đối tượng nghiên cứu.

1.1. Khái quát về huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Văn Chấn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở phía Tây

Bắc của Tổ quốc. Trên tọa độ địa lý: từ 200

20‟ đến 210

45‟vĩ độ Bắc; từ

1040

20‟ đến 1040

53‟ kinh độ Đông. Diện tích của huyện hiện nay khoảng

1.205,2 km. Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Đông và

phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ ( các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa),

phía Tây giáp tỉnh Sơn La (huyện Phù Yên) và huyện Trạm Tấu, phía Tây

Bắc giáp huyện Mù Cang Chải. So với các đơn vị hành chính cấp huyện trong

tỉnh và cả nước thì Văn Chấn là một trong những huyện rộng về diện tích và

đông về số dân. Địa bàn huyện án ngữ một số tuyến đường chiến lược của

Tây Bắc nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng; có vùng đồng bằng rộng lớn

thứ hai ở Tây Bắc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!