Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân vật trong tiểu thuyết yoshimoto banana.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT YOSHIMOTO BANANA
Người hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Phương Khánh
Người thực hiện:
Nguyễn Diệu Huyền
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đến với xứ sở “mặt trời mọc” những thập niên gần đây, ta thấy một nền kinh tế
phát triển nhanh với những thành tựu khoa học tiến bộ. Cùng với phát triển về kinh tế
thì nền văn hóa Nhật Bản cũng đồng thời lan truyền rộng khắp các nước. Nói đến
Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến những phong cảnh tươi đẹp, những lễ hội đậm đà
bản sắc dân tộc bên cạnh đó đất nước này còn có một nền văn học phát triển với nhiều
tài năng nở rộ. Văn học Nhật Bản đương đại là một sự phát triển tiếp nối truyền thống
của văn học Nhật Bản của các thế kỷ trước, với tên tuổi của các nhà văn lớn như
Y.Kawabata và Oe Kenzaburo, Murasaki Shikibu, Akutagawa Ryunosuke, Mishima
Yukio…Trong đó nổi lên bộ ba nhà văn: Haruki Murakami, Murakami Ryu và
Yoshimoto Banana. Gần đây cây bút nữ Yoshimoto Banana là một hiện tượng nổi bật
trên văn đàn Nhật Bản, một cây bút mà danh tiếng và sức ảnh hưởng không những ở
trong nước mà còn lan rộng tới các nước trên thế giới.
Yoshimoto Banana bước vào văn đàn một cách nhẹ nhàng như chính văn phong
của cô, điều đó đã tạo nên một hiện tượng “Bananamania” trong văn học Nhật Bản.
Những nhân vật trong tác phẩm của cô đã cho ta một cái nhìn sâu sắc về thế hệ trẻ ở
Nhật Bản cuối thế kỉ XX. Những nhân vật trong tác phẩm của cô đã cho ta một cái
nhìn sâu sắc về thế hệ trẻ ở Nhật Bản cuối thế kỉ XX. Khởi nguồn từ tiểu thuyết
Kitchen sau đó là những tiểu thuyết đã đưa cô lên một tầm cao như N.P,Vĩnh biệt
Tugumi, Amrita… Ở cô cũng như những nhà văn tài năng khác, vừa có sự pha trộn
giữa hiện đại và truyền thống, giữa tính quốc tế và bản sắc dân tộc. Nghiên cứu tác
phẩm của Yoshimoto Banana dưới góc nhìn về nhân vật chúng ta sẽ khám phá thêm
phong cách nghệ thuật của cô đồng thời hiểu thêm về văn học Nhật Bản và con người
Nhật Bản thời hiện đại. Với đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết Yoshimoto Banana”,
3
chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ trong kho tư liệu nghiên cứu về Banana, làm
chiếc cầu nối đưa bạn đọc đến với thế giới văn chương Banana.
2. Lịch sử vấn đề
Yoshimoto Banana chỉ mới xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam những năm
gần đây nhưng đã có những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Các tựa sách chủ yếu của cô
là N.P, Kitchen, Say ngủ, Vĩnh biệt Tsugumi, Amrita, Thằn lằn… Với số lượng tác
phẩm được dịch chưa nhiều, cái tên Banana so với một số tên tuổi nhà văn Nhật khác
cùng thời như Murakami Haruki thì còn mới mẻ nhưng đã thu hút được sự quan tâm
của độc giả Việt Nam. Hiện nay những công trình nghiên cứu về tác phẩm của
Yoshimoto Banana còn hết sức khiêm tốn. Qua khảo sát bước đầu chúng tôi thấy có
một số công trình, bài viết liên quan đến đề tài như sau:
Nguyễn Nam Trân, nhà nghiên cứu và dịch giả văn học Nhật Bản, trong bản thảo
biên khảo “Tổng quan Lịch sử Văn học Nhật Bản”, đã khẳng định Y.Banana là một
tác giả tiểu biểu của thế hệ “xóa biên cương” với “Danh tiếng cô nổi như cồn, tận cả
Âu-Mỹ. Nhiều cuốn sách của cô đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.”[14;666].
Chỉ với hơn mười dòng mà Nguyễn Nam Trân đã đưa ra được nhận định khá cụ thể về
cách lựa chọn chủ đề của Yoshimoto Banana: ông cho rằng nữ tác giả này thường
khai thác những chủ đề như “chết và tái sinh”, “mất mát và an ủi” trong tiểu thuyết
của mình. Về cách viết của Banana thì Nguyễn Nam Trân cho rằng bà dựa trên ba
nguyên tắc chính là “thái độ khách quan”, “nhạy cảm với thời đại”, “dù có bị choáng
ngợp vì cảm động cũng phải giữ được khả năng phân tích trong khoảnh khắc đó”.
Nguyễn Tuấn Khanh trong cuốn “Những cây bút kiệt xuất trong Văn học Nhật Bản
hiện đại” chúng ta thấy được cái nhìn một cách khái quát về những cây bút kiệt xuất
của nền văn học Nhật Bản hiện đại. Nguyễn Tuấn Khanh đã đề cập đến hai đề tài nổi
bật trong các tác phẩm của các nhà văn Nhật Bản là cái chết, tình dục và nỗi cô đơn.
Với đề tài này nổi cộm lên nhiều cây bút nữ như Kurahashi Yumiko (1935), Oba
Minako (1930) và “nữ sĩ Yoshimoto Banana là một bậc thầy kể chuyện về đề tài này”,
4
có khả năng mô tả những nỗi đam mê thân xác một cách “tinh tế, kín đáo, đầy sức
mạnh qua một ngôn ngữ tưởng chừng giản dị.” [8; 450]
Trong cuốn Văn hóa Nhật Bản do TS. Hồ Hoàng Hoa chủ biên (NXB Khoa học
Xã hội Hà Nội năm 2001) đã dành gần 2 trang để giới thiệu về Murakami Haruki với
tác phẩm Rừng Na Uy. Trong khi đó, Yoshimoto Banana chỉ được nhắc đến một cách
sơ lược trong mối tương quan với các nhà văn nữ khác cùng thời: “Các nhà văn nữ
cũng hết sức nổ tiếng khác là Yamada Eimi (sinh 1959) và Yoshimoto Banana (sinh
năm 1964), cả hai đều là những thần tượng phụ nữ của bạn đọc nữ và lớp trẻ, và là
những nữ văn sĩ chủ yếu giành được cảm tình của bạn đọc trong nhóm những người
cùng tuổi với họ” [6;197]
Những quyển sách trên đều đánh giá Yoshimoto Banana là cây bút nổi tiếng của
văn học hiện đại Nhật Bản. Tuy không được dành nhiều trang viết về nhân vật trong
tiểu thuyết của Yoshimoto Banana nhưng qua việc khẳng định như vậy, bạn đọc đã
nhận ra được sự cần thiết phải nhìn nhận tiểu thuyết của Yoshimoto Banana theo
nhiều khía cạnh hơn nữa.
Nhà văn Nhật Kenzaburo Oe có bài tham luận “Về nền văn học Nhật Bản cận đại
và hiện đại” trong Hội nghị văn học quốc tế tại San Francisco, (1990) đã cung cấp
một cái nhìn tổng quan và đặc sắc về nền văn học Nhật Bản hiện đại. Mà trong đó
Yoshimoto Banana được Kenzaburo nhìn nhận như một tác giả “nổi lên trên văn
đàn”. Tuy vậy, tác giả lại cho rằng các tác phẩm của Y.Banana cũng như các nhà văn
trẻ hiện nay còn mang tính chất kinh tế –“Hiện tượng mới lạ này chủ yếu mang tính
chất kinh tế”. [21] Ông cũng không chối bỏ sự làm việc nghiêm túc của các nhà văn
trẻ cũng như các tác phẩm của họ. Những tác phẩm của Y.Banana có thể nói là trung
thành với thói quen và thái độ của thế hệ trẻ Nhật Bản.
Giáo sư Numano Mitsuyoshi trong dịp đến Việt Nam theo lời mời của trung tâm
giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation) để thuyết trình về
văn học Nhật Bản. Tại đây Giáo sư có nhận xét “Các tác giả nữ đóng góp rất mạnh ở
thời kỳ Heian (thời kỳ Vương triều) tiền cận đại. Còn theo tôi, từ nửa sau thế kỷ 19 thì
5
đỉnh cao thuộc về các nhà văn nam. Tuy nhiên cũng có thể thấy là hiện nay có sự
đóng góp rất lớn của các nhà văn nữ trẻ như: Tsushima Yuko, Takamura Kaoru,
Yamada Emy, Yoshimoto Banana...”. Và để chứng minh cho điều đó, ta thấy trên
trang damau.org, Phạm Vũ Thịnh trong bài “Tản mạn về vấn đề nữ quyền ở các nhà
văn Nhật Bản” (3/2007) đã đề đến vấn đề nữ quyền trong các nhà văn Nhật Bản mà
“tương đối ấn tượng nhất, bạo dạn nhất có lẽ là các tác phẩm của Yoshimoto Banana
và Yamada Eimi”[19]. Nếu như Yamada Eimi có cách viết mạnh bạo, dạn dĩ về vấn
đề tình dục thì Yoshimoto Banana lại cho nhân vật của mình phản kháng một cách dịu
nhẹ như tâm tính người phụ nữ Nhật Bản.
Tạp chí Asia-Pacific Perspectives, 5, 6, 7/2003, có bài viết tìm hiểu về một trào
lưu văn học mới gọi tên là “J-văn học” (Ngân Xuyên dịch từ Tiếng anh, theo
vysajp.org). “Theo Harumasa Abe, nguyên chủ bút tạp chí Văn nghệ (Bungei), tên gọi
“J-văn học” khởi thủy không phải để chỉ các tác giả hoặc tác phẩm theo một xu
hướng nào, mà là để nói về các tác giả bắt đầu viết hoặc có bước đột phá vào những
năm 1990.” Và “hai Murakami và một Banana” (Ryu Murakami, Haruki Murakami và
Yoshimoto Banana) là ba tác giả tiêu biểu của thời kỳ tiền “J-văn học” đã “cắt đứt
với lịch sử của loại văn học thuần túy Nhật Bản” để đến với một cách viết mới chịu
ảnh hưởng của văn hóa ngoài văn học, nhất là văn hóa pop. Điều này ta thấy được
trong các sáng tác của Yoshimoto Banana thường có yếu tố âm nhạc và đường văn
của Banana không phải chịu ảnh hưởng của bố mà là của truyện tranh (manga) Nhật
Bản. Yoshimoto Banana cũng như hai Murakami đã đem đến cho nền văn học hiện
đại Nhật Bản một lối viết mới thoát hẳn lối viết cũ, một lối viết khác hẳn quy chuẩn
văn học Nhật Bản. Ngoài ra hai Murakami và một Banana cũng rất biết cách tiếp thị
tác phẩm của mình. Khác với các tác giả văn học thuần túy thường bắt đầu công bố
tác phẩm trên các tạp chí văn học, ba tác giả này hăng hái tung tiểu thuyết của mình
lên các tạp chí thời trang, làm đẹp có đông người đọc. Hành động đó của họ như hàm
ý là văn học không phải là một hình thức nghệ thuật dành riêng cho giới đặc tuyển có
học, mà là một kiểu văn hóa cùng hàng với nhạc pop, truyện tranh, trò chơi điện tử và
6
thời trang. Nói cách khác, văn học Nhật Bản rốt cuộc là thứ nghệ thuật làm vui cho tất
cả mọi người.
Gần đây trong “Hội thảo về tác phẩm của Murakami Haruki và Yoshimoto
Banana” (cuộc tọa đàm bàn tròn giữa các dịch giả, nhà phê bình, giảng viên đại học
của Việt Nam và Nhật Bản diễn ra sáng ngày 17/3/2007), Nguyễn Chí Hoan có đóng
góp trong hội thảo bài viết “Ca ngợi khoảnh khắc”. Ở đây Nguyễn Chí Hoan đã đánh
giá văn chương Yoshimoto Banana qua các góc độ như nội dung, nhân vật, lối kể
chuyện với những thời khắc nhất định. Là một bài báo cáo chỉ năm trang giấy với ba
tiểu thuyết N.P, Bóng trăng, Kitchen nhưng ta đã thấy được một cách khái quát về văn
chương Y.Banana với những đặc tính nổi bật. “Nói cho đúng hơn, đây là một văn
chương của linh cảm, biểu hiện trong một hình thức giản đơn trong sáng đến độ hiếm
hoi - cả về nội dung chuyện kể và về tổ chức diễn ngôn. Có thể nói đó là một kết hợp
vẻ đẹp hiện đại với một “sự hài hòa Nhật Bản”- tập trung vào thời khắc, kết hợp tinh
tế màu và sắc độ, sự tương phản sáng tối hướng đến và gợi suy tưởng với một khuynh
hướng duy linh thần bí.” [15;19]. Đây là một bài viết khá cụ thể về hai tác phẩm
Kitchen và N.P, tuy nhiên bài viết còn đi theo một khía cạnh mà chưa làm nổi rõ lên
được các đặc tính đặc sắc trong tiểu thuyết Banana. Cuộc hội thảo này vẫn chưa quan
tâm đến các tác phẩm của Yoshimoto Banana một cách đúng mức.
Nếu như Nguyễn Chí Hoan ca ngợi từng khoảnh khắc trong các tác phẩm của
Banana thì Hồ Khánh Vân lại đi đến “những thế giới nghịch dị trong thế giới nghệ
thuật” của cô. Đó là sự nghịch dị trong đời sống đời thường gắn liền với những điều
bình thường; đó còn là sự nghịch dị của sự lệch pha giới (hoán tính và loạn luân) và
bản thân cái chết cũng là một nghịch dị. Yếu tố nghịch dị tồn tại trong các tác phẩm
của Banana “bằng một hình dạng khác thường, kì lạ, nhiều màu sắc đã đẩy vết đứt
gãy lên sắc nhọn hơn và cũng âm vọng lại sâu hơn thanh âm muôn thuở của văn
chương xứ sở Phù Tang” [20]. Và trong thế giới của trang văn Banana, yếu tố nghịch
dị ám khói lên nhân vật, tạo cả một làn sương mù có khi u uẩn, có khi huyền hoặc,
nhẹ nhàng nhưng bủa vây, tĩnh lặng và mờ ảo nhưng luôn gào thét, cuồng nộ.
7
Với tác giả Hoàng Lan ta lại được thấy một “Yoshimoto Banana – nhà văn của
những thương tổn tinh thần”. Tác giả đã khái quát về nhà văn Banana và những
phong cách sáng tác của cô trong bài viết của mình. Văn phong giản dị, sáng rõ của
Banana thì được so sánh Ishiguro Kazuo còn cách lựa chọn chủ đề lại được sánh với
Haruki Murakami. Ở Yoshimoto Banana ta thấy khả năng nắm bắt và diễn tả đặc biệt
tinh tế những cung bậc, sắc màu cảm xúc khác nhau, những vẻ đẹp mong manh
thoáng qua trong cuộc sống.
Yoshimoto Banana không chỉ được nhắc đến qua những lời nhận định, đánh giá
của nhà nghiên cứu mà trở thành đối tượng nghiên cứu của một số công trình mang
tính chất chuyên biệt.
Nguyễn Thị Hường trong Báo cáo nghiên cứu khoa học (12/2009) của khoa
Phương Đông trường Đại học Lạc Hồng có bài “Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác
phẩm của Yoshimoto Banana”. Nguyễn Thị Hường đã nghiên cứu khái quát về những
nét độc đáo, riêng biệt trong các sáng tác của cô như chủ đề, cách xây dựng nhân vật,
không gian và thời gian. Trong Báo cáo khoa học này đã đề cập ba cách xây dựng
nhân là nhân vật đời thường, nhân vật kỳ ảo và nhân vật tự sự. Tuy nhiên nó chỉ dừng
lại ở mức độ khái quát, chỉ nằm trên phương diện là một cách tác giả xây dựng nhân
vật vì vậy chưa đi sâu vào tìm hiểu vấn đề nhân vật trong các tiểu thuyết của Banana.
Với một nền văn học lớn như văn học Nhật Bản, được dịch và giới thiệu ở nước
ta ngày càng nhiều thì việc nghiên cứu và giảng dạy Văn học Nhật Bản ngày càng
được lưu tâm. Hà Văn Lưỡng trong tạp chí khoa học số 47, 2008 đã có bài “Một số
vấn đề nghiên cứu giảng dạy Văn học Nhật Bản ở Việt Nam”(hueuni.edu.vn). Tác giả
đã đặt ra vấn đề là vào những năm đầu thế kỉ XXI có một khối lượng sách dịch khá
lớn về hai tác giả Haruki Murakami và Yoshimoto Banana. “Trong khi ở xứ sở nó ra
đời và hơn mấy chục nước dịch những tác phẩm trên đã có nhiều bài đánh giá, nghiên
cứu một cách sâu sắc, thì ở nước ta vẫn chưa có bài viết nào nói về những sáng tác
của hai nhà văn đó”. Ông hy vọng rằng sẽ có nhiều nghiên cứu và bài viết xuất hiện