Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân vật trong cao lương đỏ của mạc ngôn.
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
708.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
868

Nhân vật trong cao lương đỏ của mạc ngôn.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

NHÂN VẬT TRONG CAO LƯƠNG ĐỎ CỦA MẠC NGÔN

Người hướng dẫn:

ThS. Trần Ái Vân

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Kim Ngân

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi nó chính là hình thức cơ bản để

văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng và cũng là mục đích mà văn học

hướng tới. Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con

người theo một quan điểm nhất định nào đó.

Như bông hoa đầu mùa nở rộ, Mạc Ngôn đang trở thành một “hiện

tượng” trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Tác phẩm của ông đã được dịch

ra nhiều thứ tiếng và trở thành một món ăn “lạ” đầy hấp dẫn độc giả.

Cao lương đỏ - tác phẩm mở đầu cho danh tiếng của Mạc Ngôn, phản

ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Trung Quốc đầu

thế kỷ XX. Dưới ngòi bút say mê đầy nhiệt huyết, Mạc Ngôn đã thổi một làn

gió mới vào từng trang viết, mang đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ,

độc đáo. Việc tìm hiểu nhân vật trong Cao lương đỏ sẽ giúp chúng ta khám

phá ra cái hay cái đẹp của tác phẩm này. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa

chọn đề tài Nhân vật trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Mạc Ngôn là nhà văn hiện đại Trung Quốc, một tác giả ấn tượng sâu sắc

với bạn đọc bởi nhiều tác phẩm được đánh giá cao, là nhà văn Trung Quốc

"chính thống" đầu tiên đoạt giải Nobel văn học. Tác phẩm của Mạc Ngôn

được dịch nhiều ở Việt Nam, những năm gần đây đã xuất hiện những bài phê

bình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông.

Tác giả Phạm Tú Châu trong bài viết Tiểu thuyết tiên phong Trung

Quốc: ra đời nở rộ và trầm lắng khẳng định: Mạc Ngôn cùng với các nhà văn

Dư Hoa, Cách Phí, Mã Nguyên…là những nhà văn tiên phong trong văn học

đương đại Trung Quốc “Có ý thức sáng tạo cái mới rõ rệt và bước đầu đã hình

thành phong cách tự sự riêng của mình” [3, tr.42].

3

Trên báo văn nghệ số 5, tháng 12, năm 2003 có đăng bài của tác giả Hồ

Sĩ Hiệp với bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam. Bài viết tổng

kết quá trình sáng tác của nhà văn từ những sáng tác đầu tiên tới nay. Qua

từng nhận định, tác giả bài viết khẳng định Mạc Ngôn được giới phê bình văn

học đánh giá cao và không phải ngẫu nhiên mà Hội nhà văn Thượng Hải đã

bình chọn Mạc Ngôn có mặt trong 10 tác giả ưu tú xuất sắc nhất thập kỷ 90

thế kỷ XX.

PGS.TS Lê Huy Tiêu có chùm bài viết về văn học Trung Quốc đương

đại và nhà văn Mạc Ngôn đăng trên tạp chí văn học nước ngoài. Ngoài ra còn

có các bài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Sự đổi mới

thi pháp tiểu thuyết đương đại Trung Quốc. Những bài viết này đã khái quát

những đặc điểm trong nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn như: hình ảnh, đề

tài rất rộng, giọng điệu, ngôn ngữ, nghệ thuật tự sự…

Bài viết Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Lê Huy

Tiêu nhận định tiểu thuyết của Mạc Ngôn là tiểu thuyết cảm giác mới: “Tiểu

thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu thuyết hiện thực truyền thống, nó không

đơn thuần là miêu tả hiện thực bề ngoài, mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác,

đưa cảm giác trực quan vào trong khách thể đặng sáng tạo ra một hiện thực

mới mẻ” [20, tr.387]. Tác giả còn chỉ ra Mạc Ngôn đã sử dụng bút pháp tả

thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyền ảo khoa trương. “

“Lạ hóa” là hình thức tự sự (trữ tình) độc đáo, mục đích là tạo nên cảm giác

mới lạ đối với những sự vật bình thường trong cuộc sống hàng ngày” [20,

tr.397].

Lê Huy Tiêu (dịch, 2007), Cao lương đỏ, Nxb Lao động. Tác giả nhận

định: “Cao lương đỏ của Mạc Ngôn lấy đề tài từ lịch sử hiện đại Trung Quốc.

Nó đã được giải thưởng Mao Thuẫn và đã được đạo diễn điện ảnh tài danh

Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh và đoạt giải thưởng “Con gấu vàng” ở

4

liên hoan phim Tây Béclin và “Quả pha lê vàng” tại liên hoan phim Cáclôvi

Vari” [9, tr.5].

Trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch, nhà xuất bản Văn học

(Nguyễn Thị Thại dịch), Lâm Kiến Phát và Vương Nghiêm đã tập hợp những

bài nói chuyện của Mạc Ngôn tại diễn đàn các nhà văn. Trong đó có ba bài

đáng chú ý hơn cả, liên quan đến khóa luận là: Vì sao tôi lại viết Gia tộc Cao

lương đỏ; Ba cuốn sách xuất bản ở Mỹ của tôi; Đi tìm quê hương của Cao

lương đỏ. Mạc Ngôn đã đưa ra những lời tự bạch về số phận tác phẩm Cao

lương đỏ và bối cảnh nơi nhà văn chọn để thể hiện trong tác phẩm của mình

là vùng quê Cao Bắc Đông Mật.

Trong bài viết Năm mươi năm văn học của nước Trung Quốc mới, tác

giả Trương Quýnh đã nhận xét, đánh giá về những đổi mới của văn học Trung

Quốc. Tác giả đưa ra những nhận xét về xu hướng văn học Trung Quốc

đương đại, đó là chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại cùng một số tác

giả tiêu biểu. Tác giả đã đề cập đến "Tiểu thuyết tiên phong", ảnh hưởng của

chủ nghĩa hậu hiện đại, như tác phẩm của Mạc Ngôn, Tô Đồng, Dư Hoa...

Nguyễn Thị Tịnh Thy (2006), Kết cấu đa điểm nhìn, đa giọng điệu trong

Cao lương đỏ của Mạc Ngôn, Thông báo khoa học ĐHSP Huế, số 2. Tác giả

đã nhận định: "Điểm nhìn nghệ thuật trong Cao lương đỏ không phải là cái

nhìn đơn nhất, bất biến xuyên suốt tác phẩm mà còn là sự phối hợp của nhiều

điểm nhìn đan xen và tương tác lẫn nhau" [16, tr.54].

Nguyễn Thị Tịnh Thy (2007), Kết cấu gián ghép điện ảnh trong Cao

lương đỏ của Mạc Ngôn, Tạp chí nghiên cứu văn học, tháng 3- 2007. Tác giả

đã đi sâu vào nghiên cứu thủ pháp gián cách ở hai phương diện: biến cố, sự

kiện và không gian, thời gian. “Cao lương đỏ là tác phẩm thuộc dòng văn học

"phản tư", nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, nhìn lại cha ông và nhìn lại

chính mình. Mạc Ngôn viết câu chuyện này "để viếng các anh hồn và oan hồn

5

ở ruộng cao lương mênh mông quê hương” [17, tr.102].

Đề tài khóa luận "Chiến tranh trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn" của

Nguyễn Thị Thắm. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu trên hai phương diện nội

dung và nghệ thuật. Về nội dung: hiện thực chiến tranh trong Cao lương đỏ;

về phương diện nghệ thuật: đặc điểm về điểm nhìn, kết cấu, giọng điệu và thủ

pháp phóng đại cái chết trong tác phẩm Cao lương đỏ.

Những công trình và bài viết nêu trên bước đầu đã có một số đánh giá,

nhận định về tác phẩm Cao lương đỏ và tác giả Mạc Ngôn. Các bài nghiên

cứu đều chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu chung về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông

ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Chúng tôi chưa thấy có công trình nào

đi sâu vào nghiên cứu phương diện Nhân vật trong Cao lương đỏ của Mạc

Ngôn.

Với tinh thần học hỏi không ngừng, kế thừa và tiếp thu những thành tựu

nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu Nhân vật trong Cao

lương đỏ của Mạc Ngôn, một đề tài mới mẻ và có ý nghĩa trong việc khám

phá tác phẩm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nhân vật trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.

- Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm Cao lương đỏ của Mạc Ngôn do Lê

Huy Tiêu dịch, được Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2007.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này nhằm làm nổi bật

nét tương đồng và sự khác nhau giữa các nhân vật trong tác phẩm, so sánh,

đối chiếu các nhân vật với nhau từ đó làm nổi bật tính cách của từng nhân vật.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các đặc điểm và tính

cách, ngoại hình của các nhân vật, từ đó làm nổi bật hình tượng nhân vật

trong tác phẩm Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.

6

- Phương pháp hệ thống: Làm rõ các nhân vật trong hệ thống các mối

quan hệ khác nhằm đảm bảo tính thống nhất.

5. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm ba

chương:

Chương 1: Mạc Ngôn và vị trí của Cao lương đỏ trong hành trình sáng

tạo nghệ thuật của nhà văn

Chương 2: Thế giới nhân vật trong Cao lương đỏ

Chương 3: Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong Cao lương đỏ

7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MẠC NGÔN VÀ VỊ TRÍ CỦA CAO LƯƠNG ĐỎ

TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN

1.1. Vài nét về văn học Trung Quốc đương đại

Văn học Trung Quốc đương đại có lịch sử gần 60 năm (từ năm 1949).

Trong gần 60 năm đó văn học đương đại trải qua nhiều thời kỳ biến động và

phức tạp: thời kỳ 17 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1949 - 1966), thời kỳ

cách mạng văn hóa (1966 - 1976), thời kỳ mới (1976 - 1986) và thời kỳ cái

cách, mở cửa (từ 1986 đến nay). Trải qua biết bao biến cố thăng trầm, sau bao

nhiêu năm bị gò bó, hạn hẹp, ngày nay văn học đương đại Trung Quốc đã

vươn mình “đi ra thế giới” làm cho người đọc năm châu bốn biển vô cùng

ngưỡng mộ và kinh ngạc về một nền văn học đổi mới, đầy sức sống tiềm tàng.

Một thời “bách gia tranh minh” và “bách gia tề phóng” văn học đương

đại Trung Quốc đạt được những thành tựu rực rỡ với những tác giả và tác

phẩm nổi tiếng làm rạng rỡ nền văn học. Bóng đen của “cách mạng văn hóa”

được xua tan đi, mở ra một thời kỳ văn học mới đầy niềm lạc quan, hồ hởi,

đầy dân chủ và sáng tạo. Đội ngũ nhà văn trưởng thành nhanh chóng, các nhà

văn lão thành như Ba Kim, Băng Tâm, Sa Thịnh v.v vẫn chưa ngừng sáng tác;

nhà văn trung niên trưởng thành sau giải phóng như Vương Mông, Lưu Thiện

Đường, Đặng Hữu Mai, v.v vẫn đang sung sức; nhà văn trẻ trưởng thành sau

đại cách mạng văn hóa như Vương An Ức, Hàn Thiếu Công, Giả Bình Ao,

Trương Kháng Kháng, Thẩm Dung, Mạc Ngôn v.v đang là chủ lực của văn

học đương đại. Những “vùng cấm” và “văn nghệ tuyến đen” được xóa bỏ,

khẩu hiệu “văn nghệ phục vụ chính trị” được thay bằng phương châm “văn

nghệ phục vụ nhân dân”. Những mảnh đất mà văn học đương đại chưa thể

dùng đến đã được khai hoang cày xới. Những nẻo đường mà văn học đương

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!