Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Bùi Thị Phương Thảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến dựa trên dữ liệu
bảng của 17 NHTMCP Việt Nam giai đọan 2006-2015. Khả năng sinh lời (KNSL)
của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đo lƣờng bằng ROE, ROA để kiểm định các
yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
cho thấy trong giai đọan 2006-2015 các yếu tố tác động cùng chiều đến ROE là qui
mô tổng tài sản (SIZE), tăng trƣởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF) tác động
ngƣợc chiều ROE là vốn chủ sở hữu (CA), nợ xấu (NPL); các yếu tố tác động cùng
chiều đến ROA là vốn chủ sở hữu (CA) và lạm phát (INF); yếu tố tác động ngƣợc
chiều đáng kể đến ROA là nợ xấu (NPL). Tác giả không đủ cơ sở kết luận sự tác
động của các yếu tố về tiền gửi khách hàng (DP), cho vay khách hàng (LOAN), tính
thanh khoản (LQD) và chi phí hoạt động (OC) đến khả năng sinh lời của các
NHTM Việt Nam trong giai đọan 2006-2015. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các
yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
tác giả đƣa ra một số gợi ý, khuyến nghị nhằm góp phần tăng cƣờng hiệu quả, cải
thiện khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới
Từ khóa: ROE, ROA, khả năng sinh lời, NHTM.
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Bùi Thị Phƣơng Thảo, tác giả luận văn tốt nghiệp “Nhân tố tác động
đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Ngƣời cam đoan
BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi tên Bùi Thị Phƣơng Thảo, tác giả luận văn tốt nghiệp “Nhân tố tác động
đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
Để luận văn đƣợc hoàn thành, bên cạnh sự nổ lực phấn đấu nghiên cứu của
chính mình, tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Ngân
hàng TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là Cô PGS.TS.Lê Phan Thị Diệu Thảo thời gian quí
báu của cô, nhiệt tình truyền đạt kiến thức cũng nhƣ hỗ trợ, hƣớng dẫn tác giả hoàn
thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô.
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
BÙI THỊ PHƢƠNG THẢO
4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................6
DANH MỤC BẢNG, PHỤ LỤC..............................................................................7
CHƢƠNG 1................................................................................................................8
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..................................................8
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................8
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................10
1.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........11
1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ...................................................................12
CHƢƠNG 2..............................................................................................................14
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG.....................................14
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................14
2.1. KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............14
2.1.1. Khái niệm khả năng sinh lời.....................................................................14
2.1.2. Chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời.........................................................15
2.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ..........................................................................................16
2.2.1. Các nhân tố nội tại.....................................................................................16
2.2.2. Các nhân tố vĩ mô ......................................................................................21
2.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÔNG BỐ.....22
2.3.1. Nghiên cứu trên thế giới............................................................................22
2.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc..............................................................................25
CHƢƠNG 3..............................................................................................................30
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................30
3.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.................................................................30
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................34
3.3. MÔ TẢ BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................35
3.3.1. Biến phụ thuộc ...........................................................................................35
5
3.3.2. Biến độc lập ................................................................................................35
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .........................................................................38
3.5. TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU......................................................................39
CHƢƠNG 4..............................................................................................................41
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM...............................................41
4.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ......................................41
4.1.1. Phân tích thống kê mô tả biến phụ thuộc................................................41
4.1.2. Phân tích thống kê mô tả biến độc lập nội tại ngân hàng......................41
4.1.3. Phân tích thống kê mô tả biến độc lập kinh tế vĩ mô .............................43
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN ..............................................43
4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................44
4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...........46
4.4.1. Kết quả phân tích hồi qui mô hình ROE.................................................46
4.4.2. Kết quả phân tích hồi qui mô hình ROA ................................................49
CHƢƠNG 5..............................................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................52
5.1 KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU .....................................................................52
5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................53
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .........................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng nƣớc ngoài Nghĩa tiếng Việt
BCTC Báo cáo tài chính
GDP GROSS DOMESTIC PRODUCT Tổng sản phẩm quốc nội
INF INFLATION Chỉ số lạm phát
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NPL NON PERFORMING LOAN Nợ xấu
ROA RETURN ON ASSETS Lợi nhuận trên tài sản
ROE RETURN ON EQUITY Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
7
DANH MỤC BẢNG, PHỤ LỤC
Tên Trang
Bảng 4.1.Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu 43
Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ROE 45
Bảng 4.3 Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ROA 46
Bảng 4.4 Kiểm định đa cộng tuyến 47
Bảng 4.5. Phân tích hồi qui mô hình ROE 48
Bảng 4.6. Phân tích hồi qui mô hình ROA 51
Phụ lục 1. Danh sách 17 ngân hàng nghiên cứu 62
Phụ lục 2. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố 64
Phụ lục 3. Kết quả phân tích thống kê mô tả 67
Phụ lục 4. Ma trận tƣơng quan giữa các biến mô hình ROE 67
Phụ lục 5. Ma trận tƣơng quan giữa các biến mô hình ROA 68
Phụ lục 6. Kiểm định đa cộng tuyến 68
Phụ lục 7. Kiểm định tự tƣơng quan mô hình ROE 69
Phụ lục 8. Kiểm định tự tƣơng quan mô hình ROA 69
Phụ lục 9. Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi mô hình ROE 70
Phụ lục 10. Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi mô hình ROA 70
Phụ lục 11. Phân tích hồi qui mô hình ROE theo POOLED OLS 71
Phụ lục 12. Phân tích hồi qui mô hình ROE theo FEM 72
Phụ lục 13. Phân tích hồi qui mô hình ROE theo REM 73
Phụ lục 14. Kiểm định HAUSMAN mô hình ROE 74
Phụ lục 15. Hồi qui FGLS mô hình ROE 75
Phụ lục 16. Phân tích hồi qui mô hình ROA theo POOLED OLS 76
Phụ lục 17. Phân tích hồi qui mô hình ROA theo FEM 77
Phụ lục 18. Phân tích hồi qui mô hình ROA theo REM 78
Phụ lục 19. Kiểm định HAUSMAN mô hình ROA 79
Phụ lục 20. Hồi qui FGLS mô hình ROA 80
Phụ lục 21. Kết quả phân tích tƣơng quan các yếu tố ảnh hƣởng đến
khả năng sinh lời của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
81
Phụ lục 22. Cơ sở dữ liệu của 17 ngân hàng TMCP Việt Nam giai
đọan 2006 – 2015
82
8
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống ngân hàng là huyết mạch phát triển thị trƣờng vốn của nền kinh tế góp
phần ổn định sức mua đồng tiền đẩy lùi và kiềm chế lạm phát có sức ảnh hƣởng lớn
trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Xét trên cấp độ vĩ mô, hệ thống ngân
hàng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững lâu dài đóng góp
tích cực vào sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu
chung trong sự phát triển kinh tế xã hội các nƣớc.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), trở thành thành viên
chính thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và đang chuẩn bị tham gia Hiệp
định đối tác Kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) nền kinh tế trở nên
mở hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam do
sự xuất hiện ngày càng nhiều những ngân hàng ngoại với tiềm lực mạnh về nguồn
vốn, công nghệ cao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, kinh nghiệm dày dặn và mạng
lƣới rộng khắp thế giới,... nên các ngân hàng ngoại sẽ cạnh tranh ngày càng mạnh
mẽ để thâm nhập chiếm thị phần trong nền kinh tế với các NHTM Việt Nam.
Theo Susan Moraa Onuonga (2014) lĩnh vực tài chính ngân hàng đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của đất nƣớc, để tăng trƣởng kinh tế bền vững phải có một
hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, vững mạnh. Để đạt đƣợc sự ổn định tài
chính và tăng trƣởng, điều quan trọng nhất là xác định các yếu tố quyết định hoạt
động của ngành tài chính.
Theo Hoàng Huy Hà (2015) từng bƣớc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn hoạt động và
quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống NHTM trƣớc bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu rộng là xu hƣớng tất yếu trên thế giới hiện nay. Về an toàn trong hoạt
9
động ngân hàng, CAMELS đƣợc áp dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay, nhƣ là
một hệ thống các tiêu chuẩn giám sát an toàn của các cơ quan Nhà nƣớc và định
hƣớng đảm bảo an toàn cho các ngân hàng. Khả năng sinh lời là một trong các
nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của NHTM theo CAMELS gồm 6 nhóm tiêu
chí chính: (i) C-an toàn vốn, (ii) A-chất lƣợng tài sản, (iii) M-năng lực quản lý, (iv)
E- khả năng sinh lời (v) L- tính thanh khoản, (vi) S - độ nhạy bén trƣớc rủi ro thị
trƣờng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nhận thấy sẽ rất hữu ích để nghiên cứu khả
năng sinh lời cũng nhƣ về “Nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam” kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho
các nhà hoạch định chính sách tạo lập môi trƣờng vĩ mô lành mạnh cho khu vực
ngân hàng, thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một cách khoa học, giúp các
nhà quản trị ngân hàng tự đánh giá lại hiệu quả hoạt động của mình để khắc phục
điểm yếu kém thiếu sót, cải tổ có hiệu quả, an toàn hơn, đẩy lùi đƣợc nguy cơ đỗ
vỡ, tiến đến ngày càng ổn định, phát triển an toàn, bền vững, mạnh mẽ hơn để duy
trì năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế trong tƣơng lai, qua đó
tránh đƣợc nguy cơ của khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
Vấn đề xác định nhân tố tác động đến khả năng sinh lời NHTM là một trong những
nội dung quan trọng, thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới và Việt Nam giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp
định lƣợng để xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng tại các quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Trong đó, các nhân tố
tập trung xác định và chỉ ra hai nhóm nhân tố chính ảnh hƣởng đến khả năng sinh
lời của NHTM trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm: (i) Nhóm nhân tố
kinh tế vĩ mô thể hiện ảnh hƣởng của môi trƣờng và biến động kinh tế vĩ mô tới lợi
nhuận ngân hàng và (ii) Nhóm nhân tố vi mô thể hiện ảnh hƣởng của hiệu quả hoạt
động, đặc điểm và hiệu quả quản trị tới khả năng sinh lời của các NHTM. Mặc dù,