Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Khóa luận đại học chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán / Nguyễn Vũ Hải ; người hướng dẫn khoa học Nguyễn Quỳnh Hoa
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
901.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1082

Nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Khóa luận đại học chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán / Nguyễn Vũ Hải ; người hướng dẫn khoa học Nguyễn Quỳnh Hoa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VŨ HẢI

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI

NHUẬN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 7340301

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VŨ HẢI

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI

NHUẬN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 7340301

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

I

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Khóa luận Tốt nghiệp này là do chính bản thân thực hiện dựa

trên những kiến thức đã được tích lũy trong giai đoạn học tập và nghiên cứu cùng với

sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Hoa. Khóa luận Tốt nghiệp

này hoàn toàn không sao chép các công trình nghiên cứu khác và mọi trích dẫn đều

được nêu rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo.

Nếu có bất kỳ sự không trung thực nào trong nội dung của Khóa luận Tốt nghiệp này,

tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Vũ Hải

II

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đối với Giảng viên hướng

dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Hoa vì sự nhiệt tình và tâm huyết đã chỉ dẫn cho em trong

suốt quá trình thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin được bày tỏ

lời tri ân đến toàn thể các Thầy/Cô là giảng viên trường Đại học Ngân hàng Thành

phố Hồ Chí Minh vì nền tảng kiến thức vững chắc mà Thầy/Cô truyền đạt đã giúp em

trưởng thành hơn rất nhiều trong chuyên môn lẫn tư duy.

Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè vì đã luôn đồng hành và tạo mọi

điều kiện để cho em có thể hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này một cách tốt nhất.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã tham khảo, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng

góp từ quý Thầy/Cô và bạn bè, tuy nhiên, những sai sót là không thể tránh khỏi. Với

nỗ lực để ngày một hoàn thiện hơn, em rất mong sẽ nhận được những lời góp ý quý

báu từ quý Thầy/Cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên

Nguyễn Vũ Hải

III

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Các nhà đầu tư thường quan tâm tới nhiều thông tin trên Báo cáo tài chính, các thông

tin trên Báo cáo thường niên nói chung và Báo cáo tài chính nói riêng giữ vai trò quan

trọng, chúng kết nối doanh nghiệp với các đối tượng sử dụng thông tin của doanh

nghiệp. Trong đó thông tin về lợi nhuận là thông tin được quan tâm nhiều nhất, nhưng

lợi nhuận là chỉ số dễ chịu sự tác động của các nhà quản lý doanh nghiệp, hành vì này

gọi là “quản trị lợi nhuận”. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay Ngân hàng là một bộ

phận không thể thiếu được và nó luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong đó thanh toán giữ

vai trò đặc biệt quan trọng.

Theo Schipper (1989,tr.92) hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) là “sự can thiệp có mục

đích trong quá trình cung cấp thông tin tài chính ra bên ngoài nhằm đạt được những

lợi ích cá nhân”. Theo Ronen và Yaari (2008,tr.27):”quản trị lợi nhuận có thể được

thực hiện bằng cách đưa ra quyết định về sản xuất/đầu tư trước khi biết lợi nhuận cuối

cùng (real activities earnings management) hoặc thực hiện lựa chọn các chính sách kế

toán có ảnh hưởng đến lợi nhuận sau khi đã biết chắc chắn về lợi nhuận thực tế đã có

(accrual-based earnings management). Nghiên cứu về hành vi QTLN có thể được thực

hiện dưới hai góc độ: hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý và độ lớn lợi

nhuận được điều chỉnh. Tùy theo mục tiêu cụ thể, nhà quản lý có thể tiến hành điều

chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm so với lợi nhuận thực tế của công ty. Và độ lớn lợi

nhuận được điều chỉnh dưới các yếu tố khác nhau thể hiện mức độ quản trị lợi nhuận

của nhà quản lý (Phạm Nguyễn Đình Tuấn, 2020).

Hiện tại, trên thế giới đã đóng góp nhiều nghiên cứu về hành vi QTLN của nhà quản

lý, các nhân tố tác động đến hành vi QTLN được chia làm hai phần lớn, bao gồm phần

thuộc về cơ chế quản trị của doanh nghiệp (QTDN) và phần thuộc về các chỉ số tài

chính (CSTC). Đối với những nghiên cứu về mối liên quan giữa CSTC và QTLN, có

một số chỉ tiêu chính như tỷ suất sinh lời, đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp,

tính thanh khoản đã được nhận định là có ảnh hưởng đến hành vi QTLN. Những

nghiên cứu về hành vi QTLN sử dụng tới các chỉ tiêu trên đều đề cập tới vai trò của

chúng là các biến độc lập và là các biến kiểm soát. Tiêu biểu là nghiên cứu của

Gombola và các cộng sự (2016) nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính và tính

IV

thanh khoản lên hành vi QTLN và quản trị vốn tại 124 NHTM ở Mỹ trong giai đoạn

1999-2013; Alhadab và Al-Own (2017) nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi

QTLN và kết quả hoạt động (được đại diện bởi tỷ số ROA và ROE) tại 55 NHTM ở

Europe trong giai đoạn 2001-2015.

Ngoài ra, nhân tố quy mô có 5 tác giả nghiên cứu (Huỳnh Thị Vân (2012), Dwi Lusi

Tyasing Swastika (2013), Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Trần Thị Mỹ Tú (2014),

Iram Naz et al. (2015)). Tuy nhiên, tác giá Huỳnh Thị Vân (2012) và Iram Naz et al

(2015) cho kết quả không có ý nghĩa thống nhất trong khi Dwi Lusi Tyasing Swastika

(2013) cho kết quả nghịch biến và 2 tác giả còn lại cho kết quả đồng biến. Tại Việt

Nam, các tác giả như Nguyễn Vinh Khương và các cộng sự (2019); Hoàng Thị Mai

Khanh và Phùng Anh Thư (2019) cũng đã tác động của các chỉ số tài chính như ROA,

ROE, đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp đến hành vi QTLN. Một số nghiên

cứu khác cũng đã thực hiện nghiên cứu kết hợp về sự tác động của nhóm nhân tố

thuộc cơ chế QTDN và các chỉ số tài chính đến hành vi QTLN (các nghiên cứu của

Nguyễn Tuấn Huy (2016); Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Thị Mỹ Linh (2017);

Hoàng Thị Mai Khánh và Nguyễn Vinh Khương (2018); Hoàng Thị Việt Hà và Đặng

Ngọc Hùng (2018),...). Tuy nhiên, các nghiên cứu nhìn chung không đồng nhất và chỉ

có một nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu là các NHTM của Trần Quốc Thịnh và

Nguyễn Đức Phước (2018). Nhưng tác giả chỉ đề cập đến chỉ tiêu vốn chủ sở hữu mà

không đầy đủ các chỉ tiêu quan trọng khác. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu 70 mẫu của

14 Ngân hàng Thương mại Cổ phần niêm yết trên sàn Chứng khoán Việt Nam

Những thông tin trên các Báo cáo thường niên nói chung và Báo cáo tài chính nói

riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối một doanh nghiệp với các đối

tượng sử dụng thông tin. Trong số các chỉ tiêu tài chính quan trọng, lợi nhuận là chỉ

tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất và cũng là chỉ tiêu có xu hướng bị các

nhà quản lý tác động vào nhiều nhất. Sự thao túng này còn được biết đến với tên gọi là

hành vi “quản trị lợi nhuận” và đây cũng là một trong những chủ đề đã và đang nhận

được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Trên cơ sở kế thừa mô

hình đo lường biến quản trị lợi nhuận (QTLN) của Shen (2016) thông qua biến rủi ro

có điều chỉnh tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, đề tài đã tiến hành nghiên cứu 70

mẫu của 14 NHTM Cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019 để tìm hiểu sự tác

V

động của 6 biến chỉ số tài chính là quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, tỷ suất sinh

lời, tính thanh khoản, lưu chuyển tiền từ kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí dự

phòng rủi ro tín dụng đến hành vi QTLN tại các NHTM. Kết quả hồi quy FGLS cho

thấy có 3 nhân tố có ý nghĩa về mặt thống kê, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng có tác động cùng chiều thì tỷ suất sinh lời và tính thanh khoản có tác động ngược

chiều đến hành vi QTLN. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy rằng 3 biến này có ảnh

hưởng đáng kể đến hành vi QTLN. Ngược lại, các biến còn lại là quy mô ngân hàng,

đòn bẩy tài chính và lưu chuyển tiền từ kết quả hoạt động kinh doanh không có ý

nghĩa về mặt thống kê. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề

xuất nhằm hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước, các NHTM và các nhà đầu tư trong việc

nhận diện và hạn chế hành vi QTLN. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp

giám sát chặt chẽ và tiến hành thanh tra định kỳ để kiểm soát quá trình hoạt động của

các NHTM. Cùng với việc này, bên cạnh việc nâng cao nhận thức của các nhà quản

lý, các NHTM cũng cần tự thiết lập và duy trì cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu

quả. Đối với các nhà đầu tư, việc nâng cao kiến thức về phân tích tài chính là vô cùng

cần thiết và các nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến các yếu tố phi tài chính khác để

đánh giá về tiềm năng phát triển của một ngân hàng.

Từ khóa: Quản trị lợi nhuận, Ngân hàng thương mại, Chỉ số tài chính.

VI

ABSTRACT

The quality of financial information disclosed is of great importance than ever as

Vietnam’s international economic integration is accelerating recently. This issue is

especially a great concern for Vietnamese banking sector these days since banks play

a vital role in the national economic development. However, there is a growing

concern that managers tend to manipulate financial information through earnings

management techniques in order to meet analyst expectation and to enhance firm

value in the short term. This behavior could lead to inappropriateness in decision￾making process of financial statement users as well as impairs long-term firm value.

Therefore, this study examines the effect of bank size, leverage, profitability, liquidity,

operating cash flow and loan loss provision on earnings management of Vietnamese

commercial banks. The secondary data was collected from financial statements of 14

Joint Stock Commercial Bank of Vietnam listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange

during a 5-year period from 2015 to 2019. By using a formula developed by Shen

(2016) to measure earnings managemnt and using Feasible Generalized Least Squares

(FGLS) regression method through Stata 14.0, the findings revealed that profitability

and liquidity have a negative and significant impact on earnings management. Also,

loan loss provision was proved to be positively and significantly associated while the

other independent variables are statistically insignificant. Based on these results, in the

context of Vietnam, the study proposed policy suggestions for improving the quality

of accounting information as well as assisting users of financial statements in

recognizing and restricting earnings management in commercial banks. Accordingly,

the State Bank of Vietnam need to carry out special supervision to keep banking

operation activities under control. While managers themselves shall fully

acknowledge the detrimental consequences of earnings management and the Board of

Directors in commercial banks shall establish a safe and sound internal control and

internal audit system. Also, investors should simultaneously consider other non￾financial factors during decision-making process instead of relying solely on profit

information.

Keywords: Earnings management, commercial banks, financial indicators.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!