Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nhận thức về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhận thức của về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ
thông
Bài làm
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi nền giáo dục phải đào
tạo những con người toàn diện để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Mỗi một môn học ở trường phổ thông đều phải góp
phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ trong đó môn Lịch sử có vai trò rất quan
trọng. Những kiến thức lịch sử thế giới và dân tộc từ xa xưa đến nay không
chỉ có tác dụng phát triển về tri thức mà còn phải giáo dục đạo đức, tư tưởng
và nâng cao năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, làm
hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ vững bước tiến vào thời kỳ mới, đất nước
mở cửa, hội nhập với thế giới. Muốn phát huy tốt chức năng và nhiệm vụ
của bộ môn trong việc giáo dục học sinh cần nắm vững lý luận và các biện
pháp nâng cao hiệu quả của bài học.
1.Quan niệm về hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT.
Cho đến nay, trong cả lý luận và thực tiễn dạy học, các nhà giáo dục
học, các nhà nghiên cứu sư phạm đều khẳng định: Hiệu quả dạy học là kết
quả đích thực của quá trình dạy học so với mục tiêu bộ môn về các mặt hình
thành kiến thức, kết quả giáo dục và phát triển học sinh; việc nâng cao hiệu
quả dạy học là một điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Nó là
kết quả của sự suy nghĩ và tìm tòi lớn về sư phạm, là kết quả tổng hợp của
những nguyên lí khoa học của việc dạy học và của nghệ thuật sư phạm. Tuy
vậy, trên thực tế vẫn tồn tại những quan niệm khác nhau về hiệu quả dạy học
lịch sử.
Theo quan điểm tiếp cận của các nhà giáo dục học , hiệu quả giáo dục
là kết quả đích thực của một quá trình giáo dục so với mục tiêu đặt ra. Hiệu
quả giáo dục biểu hiện ở hai mặt, hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Hiệu quả
trong là kết quả thực của quá trình giáo dục trong nhà trường hoặc môi
trường giáo dục cụ thể. Hiệu quả ngoài là sản phẩm của giáo dục đã ra ngoài
cuộc sống. Hiệu quả giáo dục biểu hiện tập trung nhất ở nhân cách của học
sinh, trong đó tập trung vào các mặt : sự phát triển về thể chất, trí tuệ, nếp
sống có văn hóa, có đạo đức, khả năng tự lập, dễ hòa nhập, thích ứng linh
hoạt, có cá tính và sáng tạo. Sự biểu hiện về nhân cách giữa học sinh đang
học ở nhà với học sinh đang học ở nhà trường phổ thông có sự khác nhau.
Hiệu quả giáo dục mang tính cụ thể hơn chất lượng giáo dục.
Cũng có quan niệm cho rằng, hiệu quả dạy học lịch sử chỉ là việc giáo
viên cung cấp kiến thức cơ bản và học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.
Nắm kiến thức trong dạy học là vấn đề cơ bản, quan trọng trong giáo dục nói
chung và môn lịch sử nói riêng. Trong dạy học lịch sử, kiến thức được đưa
vào chuwong trình sách giáo khoa phảo là những kiến thức cơ bản, những
kiến thức phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học lịch sử, phù hợp
với trình độ, yêu cầu học tập của học sinh. Do đó việc giúp học sinh nắm
vững kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường
phổ thông. Nó là nhân tố đầu tiên của mục đích học tập bộ môn có vai trò tác
dụng trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Theo GS Phan
Ngọc Liên “nắm kiến thức trong dạy học là phải biết và hiểu lịch sử (đây là
quá trình nhận thức lịch sử từ nắm sự kiện đến tạo biểu tượng, hình thành
khái niệm, để nắm bản chất, rút ra bài học kinh nghiệm và quy luật lịch sử)
Nó là con đường nhận thức biện chứng lịch sử. Song con đường nhân thức
không phải là phương tiện, mục đích học tập, nghiên cứu lịch sử. Bởi vì biết
lịch sử chưa phải là mục đích, là thước đo chất lượng của việc học tập,
nghiên cứu lịch sử, mà điều chủ yếu là hiểu lịch sử, vận dụng tri thức lịch sử
vào tiếp thu kiến thức mới, nhất là vào hoạt động thực tiễn”
Xuất phát từ quan điểm “dạy chữ để dạy người”, quan điểm “đồng bộ,
toàn diện”, các nhà giáo dục học lại cho rằng, hiệu quả dạy học được xác
định không chỉ bằng việc hình thành kiến thức cơ bản của bài mà còn là kết
quả của việc giáo dục và phát triển tư duy, kỹ năng, kĩ xảo, tính tích cực học
tập của học sinh.
Như vậy có thể khẳng định, hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ
thông là kết quả đích thực sau một quá trình, nó thể hiện trên cả ba mặt:
giáo dưỡng, giáo dục, và phát triển toàn diện học sinh.
Về mặt kiến thức, bài học hiệu quả phải giúp học sinh nắm được
những kiến thức cơ bản của bài. Đó là những sự kiện lịch sử cơ bản, niên
đại, nhân vật lịch sử quan trọng, việc đánh giá các sự kiện , rút ra bài học,
quy luật, và hình thành khái niệm lịch sử, xác định phương pháp học tập,
kiểm tra. Kiến thức cơ bản ấy giúp học sinh trả lời được các câu hỏi như thế
nào? Và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống ra sao?
Về mặt giáo dục thể hiện ở thái độ, xúc cảm của học sinh đối với các
sự kiện, nhân vật, những phản ứng tự nhiên… của các em đối với hiện tượng
và nhân vật lịch sử. Mặt khác kết quả giáo dục của một bài học hiệu quả là
học sinh phải đánh giá đúng sự kiện, vai trò của nhân vật lịch sử, kĩ năng sử
dụng những kiến thức lí luận đã học để phân tích các hiện tượng xã hội của
quá khứ và hiện tại. Đó là cơ sở để giáo dục cho học sinh tư tưởng chính trị,
đạo đức trong quá trình học tập.
Từ kết quả giáo dục, hiệu quả dạy học còn thể hiện ở việc phát triển
toàn diện học sinh như: năng lực nhận thức ( tri giác tưởng tượng, trí nhớ, tư
duy…) các thành phần nhân cách (xúc cảm lịch sử, hứng thú học tập, ý
chí…), năng lực thực hành và các kỹ năng khác, kĩ xảo…
Tất cả các mặt đó có mối quan hệ mật thiết, tác động biện chứng lẫn
nhau. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển của bài học chỉ có thể thực hiện trên
cơ sở hình thành kiến thức. Việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển
trong giờ học sẽ làm cho việc nắm kiến thức của học sinh sâu sắc hơn. Do
đó trong quá trình dạy học ở phổ thông việc nhận thức đúng, thống nhất khái
niệm hiệu quả dạy học lịch sử, tạo cơ sở để tìm ra các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Đây là một
nhiệm vụ quan trọng của việc tiến hành bài học , vì nó thể hiện kết quả lao
động, tài năng sư phạm của giáo viên và việc phát huy tính tích cực độc lập
trong học tập của học sinh để đạt được mục tiêu, kết quả giáo dục thế hệ trẻ
qua bộ môn lịch sử.
Các loại bài học lịch sử ở trường phổ thông .
Hiện nay ở nhà trường phô thông, quá trình dạy học nói chung dạy
học lịch sử nói riêng được tiến hành dưới hình thức khác nhau. Trong đó
hình thức lên lớp là hình thức dạy học cơ bản, song không phải duy nhất mà
có sự phối hợp của những hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp như tự học ở
nhà, hoạt động ngoại khóa…trong quá trình lên lớp giáo viên thực hiện các
loại bài học khác nhau do đó để nâng cao hiệu quả lịch sử trước hết phải
nâng cao hiệu quả từng loại bài học ở trường phổ thông.
Trong lý luận và thực tiễn dạy học trong nước và nước ngoài hiện có
nhiều ý kiến khác nhau về bài học, bài học lịch sử. Song xuất phát từ cơ sở
lý luận dạy học, căn cứ vào nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của
khóa rtrình lịch sử ở trường phổ thông được thể hiện ở từng bài học, các nhà
giáo dục học Việt Nam quan niệm rằng: “bài học là một khâu trong quá trình
dạy học, nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương trình sách giáo
khoa, từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và khóa trình”. Đó
là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và
học. Trong đó giáo viên tiến hành các công việc truyền đạt kiến thức, giáo
dục phát triển học sinh, tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động nhận